Sơ lược về tình hình chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người cao tuổi
Dân số thế giới có xu hướng ngày càng già đi. Theo dự đoán, nhóm người trên 60 tuổi sẽ gia tăng từ 739 triệu người năm 2009 lên đến 2 tỉ người vào năm 2050. Làm thế nào để nhóm dân số này có thể đồng hành với sự phát triển của xã hội, không những tự chăm sóc mình mà còn có thể tham gia vào các hoạt động khác là một bài toán mà nhiều tổ chức, cơ quan chính phủ và phi chính phủ cần quan tâm. Nhiều nước đã và đang có nhiều dự án, chương trình để giải quyết vấn đề này. Trong đó, việc duy trì và cải thiện sức khoẻ cho người lớn tuổi là một trong những việc làm được ưu tiên .
Hình 1: Tháp dân số thế giới các năm 1950, 2010, 2050 và 2100.
Theo một báo cáo năm 2010, sức khỏe là một trong những yếu tố hàng đầu trong việc nâng cao tuổi thọ và cải thiện chất lượng sống của con người. Trong đó, sức khỏe răng miệng cụ thể là chức năng nhai, nuốt lành mạnh và chế độ dinh dưỡng đóng vai trò không nhỏ trong phòng ngừa, điều trị các bệnh mãn tính liên quan đến tuổi tác. Bởi vì chức năng nhai – nuốt có ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn thức ăn và chế độ dinh dưỡng của con người, qua đó gián tiếp tác động đến sức khỏe và nguy cơ mắc các bệnh toàn thân.
Vì vậy, bên cạnh việc duy trì chế độ ăn uống hợp lý, sử dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng như chải răng, cạo vôi răng, dùng fluor phòng ngừa sâu răng,… Gần đây, những bài tập phục hồi chức năng vùng miệng được tiến hành ở Nhật Bản (điển hình là trong cuộc vận động 80-20) *, sau đó là Hàn Quốc đã cho thấy những kết quả tích cực trong vấn đề duy trì và nâng cao sức khỏe răng miệng cho người lớn tuổi.
Hình 2: Cuộc vận động 80-20.
(*) Cuộc vận động với mục tiêu giữ ít nhất 20 răng trên xương hàm cho những người từ 80 tuổi trở lên ở Nhật.
Một số bài tập phục hồi chức năng vùng hàm mặt
Đây là những bài tập tương tự chương trình phục hồi chức năng cho những bệnh nhân sau chấn thương não hay có tổn thương não trầm trọng. Các bài tập này có nhiều ưu điểm:
- Dễ thực hiện đối với người lớn tuổi. Người giám sát có thể là các chuyên gia sức khỏe hay các thành viên khác trong gia đình;
- Cải thiện đáng kể chức năng nhai – nuốt và chất lượng sống liên quan đến sức khỏe răng miệng;
- Các bài tập này hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà.
Bài tập cho cơ mặt
Bài tập này gồm 3 động tác kéo dài khoảng 10 giây, giúp thư giãn mặt, bài tập được lặp lại 3 lần.
Bài tập cho lưỡi
Bài tập gồm 7 động tác, được lặp lại khoảng 5 lần.
Bài tập cho tuyến nước bọt
Ở người có 3 tuyến nước bọt chính (tuyến mang tai, tuyến dưới lưỡi, tuyến dưới hàm) và vô số tuyến nước bọt phụ.
Bài tập cho phản xạ nuốt
Công dụng và thời điểm thực hiện các bài tập
Kết quả của các nghiên cứu cho thấy các bài tập đã mang lại hiệu quả trong việc duy trì và phục hồi các hoạt động chức năng của vùng hàm mặt như: kích thích lưu lượng tuyến nước bọt, giảm khô miệng, gia tăng lực nhai, thực hiện tốt các cử động nuốt, ngăn ngừa việc hít và sặc thức ăn… Tuy nhiên, để phục hồi và cải thiện sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe nói chung ở người lớn tuổi thì bên cạnh việc duy trì các bài tập này, chúng ta cần phải kết hợp với các biện pháp chăm sóc răng miệng chuyên nghiệp từ các đội ngũ, nhân viên y tế.