Răng khôn có nguy hiểm?

(4.34) - 33 đánh giá

Răng khôn hay còn được gọi là răng cối lớn thứ ba, là răng cuối cùng phát triển và xuất hiện trong miệng. Chúng thường xuất hiện trong khoảng độ tuổi từ 17 đến 25, giai đoạn này trong cuộc đời được xem như giai đoạn bắt đầu sự trưởng thành hay thường được ví von là “độ tuổi khôn ngoan”.

Hình 1: Răng khôn hàm dưới.

Thế nào là răng lệch, ngầm?

Khi răng không mọc thẳng, đầy đủ trong miệng mà nằm nghiêng lệch hay ở bên trong xương hàm thì được gọi là răng bị lệch, ngầm (impacted tooth). Nói chung, răng lệch, ngầm thường là những răng không thể tách xuyên qua nướu được vì không có đủ chỗ mọc. Số người có răng lệch ngầm trong dân số là khá cao với tỉ lệ gần 90%.

Hình 2: Răng khôn mọc lệch, ngầm.

Biến chứng của răng lệch, ngầm

Răng khôn lệch, ngầm có thể làm hư hại răng bên cạnh, hoặc gây ra sâu răng, viêm nha chu, nhiễm trùng xương hàm, cứng khít hàm, vv. Nguyên nhân là do vùng răng này khó làm sạch, vì vậy sẽ thu hút vi khuẩn đến gây ra các bệnh về răng và nướu. Vi khuẩn vùng miệng có thể đi từ miệng vào máu. Tại đây có thể dẫn đến nhiễm trùng toàn thân và các bệnh có ảnh hưởng đến tim, thận, các cơ quan khác. Tuy nhiên, tình trạng này có thể cải thiện sau khi nhổ răng này đi.

Trong một số trường hợp u nang chứa đầy dịch hoặc các khối u có thể được hình thành trên nền các răng khôn không được điều trị. U nang phát triển có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn vì chúng tạo hốc trống trong xương hàm, phá hoại dây thần kinh răng dưới, răng xung quanh và các cấu trúc khác.

Hình 3: Biến chứng có thể xảy ra do răng khôn mọc lệch, ngầm

Có bắt buộc phải nhổ răng khôn trong khi chúng vẫn chưa gây ra vấn đề gì?

Nhiều người nghĩ rằng nếu răng khôn không đau thì không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, không đau không có nghĩa là không có bệnh hoặc không có vấn đề gì. Trong thực tế, một răng khôn mọc bình thường vẫn có thể đưa đến tình trạng bệnh lý theo thời gian. Do đó, cần phải được khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa; nhất là trước khi tiến hành xạ trị vùng đầu cổ, đi du lịch xa hay đi du học nước ngoài.

Răng khôn nên được loại bỏ trong những trường hợp sau đây:

  • Nhiễm trùng và/hoặc bệnh nha chu.
  • Sâu răng không thể phục hồi.
  • Bệnh lý như u nang, và khối u.
  • Tổn thương răng kế bên.
  • Đau.
  • Viêm nhiễm.
  • Một số lý do khác: loại bỏ răng khôn là 1 phần của kế hoạch điều trị chỉnh hình, nha chu, phục hình.
Xem thêm bài Viêm nha chu

Hình 4: Loại bỏ răng khôn có thể là 1 phần của kế hoạch điều trị chỉnh hình, nha chu, phục hình…

Răng khôn mọc hoàn toàn, có chức năng, không đau, không sâu, được giữ vệ sinh tốt, mô nướu khỏe mạnh, không bệnh lý có thể không cần nhổ. Tuy nhiên, chúng cần được kiểm tra định kì, làm sạch ở phòng khám, kiểm tra bằng phim X-quang quanh chóp để kiểm soát bất kì thay đổi bất thường nào.

Điều gì xảy ra trong lúc phẫu thuật?

Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về các thủ thuật và cho bạn biết những gì sẽ xuất hiện. Đây là lúc bạn nên hỏi để được bác sĩ giải đáp tất cả các thắc mắc của mình. Nên nhớ việc cho bác sĩ biết về các bệnh lý y khoa và các loại thuốc bạn đang dùng là hết sức cần thiết.

Có một số yếu tố ảnh hưởng đến độ khó của việc nhổ răng khôn như: vị trí răng khôn và giai đoạn phát triển chân răng khôn, mức độ lệch, tương quan với phương đứng xương hàm dưới (đối với trường hợp răng khôn hàm dưới), trục răng, hình dạng, vị trí và chiều hướng chân răng.

Hình 6: Trục răng, hình dạng, vị trí và chiều hướng chân răng ảnh hưởng đến mức độ khó nhổ răng khôn.

Răng khôn tăng trưởng theo tuổi

Răng khôn loại bỏ dễ dàng hơn khi bệnh nhân còn trẻ. Vì chân răng của chúng chưa hình thành hoàn toàn, các xương xung quanh mềm hơn, ít gây tổn hại các dây thần kinh gần và các cấu trúc khác. Loại bỏ các răng khôn khi bệnh nhân lớn tuổi trở nên phức tạp hơn khi chân răng phát triển đầy đủ (có thể liên quan đến các dây thần kinh), xương hàm dày đặc hơn, quá trình hồi phục và lành thương cũng diễn ra lâu hơn.

Hình 5: Răng khôn tăng trưởng theo tuổi.

Đa số trường hợp nhổ răng khôn có thể gây đau nhẹ hoặc không đau. Thông thường thủ thuật nhổ răng khôn được tiến hành tại phòng phẫu thuật miệng – hàm mặt. Bệnh nhân được gây tê tại chỗ hoặc, gây mê đường tiêm tĩnh mạch, thuốc an thần để kiểm soát lo lắng: Nitơ Oxit (hay còn gọi là “khí gây cười”), hoặc thuốc chống âu (ví dụ, Valium).

Điều gì xảy ra sau phẫu thuật?

Sau phẫu thuật, bạn có thể gặp một số khó chịu và sưng nhẹ, đó là việc bình thường của quá trình lành thương. Chườm lạnh có thể giúp làm giảm sưng, và dùng thuốc theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Bạn có thể được hướng dẫn để thay đổi chế độ ăn uống sau phẫu thuật và sau đó dần dần trở lại chế độ ăn bình thường.

Hình 7: Ngày đầu sau khi nhổ răng nên ăn thức ăn lỏng, mềm, lạnh.

Hình 8: Sau nhổ răng nên dùng thuốc theo chỉ định của BS, vệ sinh răng miệng sạch.

Hình 9: Sau nhổ răng không nên hút thuốc, ăn uống đồ nóng.

Hình 10: Sau nhổ răng không nên khạc nhổ mạnh, không cắn môi má khi còn tê .

Điều gì xảy ra nếu tôi quyết định giữ lại răng khôn của tôi?

Nếu sau khi được bác sĩ răng hàm mặt tư vấn về trường hợp của mình và bạn quyết định giữ răng khôn lại thì nên lưu ý đến chế độ chăm sóc đặc biệt như: làm sạch răng bằng bàn chải, kem đánh răng, nước súc miệng và dùng chỉ nha khoa. Răng này cần phải được kiểm tra thường xuyên và chụp phim X-quang hàng năm để đảm bảo tình trạng lành mạnh của răng và mô nướu.

Hình 11: Chụp X-quang răng hàng năm để kiểm tra tình trạng lành mạnh của răng.

Tài liệu tham khảo:

  • http://www.mouthhealthy.org/en/az-topics/w/wisdom-teeth
  • http://myoms.org/procedures/wisdom-teeth-management
  • http://www.webmd.com/oral-health/guide/wisdom-teeth
  • http://english.hus-hu.com/dentistry/c/procedures/general_dentistry/wisdom_tooth_extract?gclid=CNjIh534ir4CFdh5vQodIrsAgw
  • Lánh, L. Đ. (2011) Phẫu thuật miệng tập 1. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản y học.
  • Lánh, L. Đ. (2012) Phẫu thuật miệng tập 2. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản y học.
  • Biên dịch - Hiệu đính

    TS.BS. Lâm Đại Phong - BS. Nguyễn Thị Huyền Trang
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Từ bỏ thói quen hút thuốc

    (53)
    Mark Twain, một nhà văn nổi tiếng của Hoa Kỳ, đã từng nói: “Bỏ hút thuốc thì dễ dàng. Tôi đã thực hiện nó một ngàn lần.” Để từ bỏ thói quen hút ... [xem thêm]

    Thuốc điều trị loãng xương và sức khỏe răng miệng

    (68)
    Khi chúng ta ngày càng già đi, xương bắt đầu mất dần độ đậm đặc và sức bền, đặc biệt là sau 50 tuổi. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mật độ ... [xem thêm]

    Implant nha khoa cho người mất răng toàn bộ

    (48)
    Nếu bị mất răng toàn bộ, bạn có thể được thay thế bằng phục hình toàn hàm nâng đỡ trên Implant. Implant nha khoa thay thế cả những răng đã mất và một ... [xem thêm]

    Các bệnh trong khoang miệng thường gặp

    (44)
    Sức khoẻ răng miệng không chỉ giới hạn ở răng. Bệnh đau và sưng tấy có thể phát triển trong và xung quanh miệng. May mắn là các bệnh này sẽ thường tự ... [xem thêm]

    Mười vấn đề răng miệng hay gặp nhất

    (82)
    Đau răng Khi bạn bị đau ở răng hay đau ở xương hàm, có thể nghĩ đến việc là bị sâu răng. Đau răng thường có nguyên do là sâu răng hay có thể là biểu ... [xem thêm]

    Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bệnh nhân tiểu đường

    (24)
    Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, bạn có nguy cơ mắc phải các bệnh về răng miệng cao hơn những người khác. Bệnh tiểu đường làm gia tăng nguy cơ ... [xem thêm]

    Tác dụng phụ của một số loại thuốc lên răng miệng

    (71)
    Nhiều loại dược phẩm, bao gồm cả vitamin, chất khoáng và thảo mộc, có thể có ảnh hưởng xấu lên sức khỏe răng miệng của bạn. Hãy cho nha sĩ biết ... [xem thêm]

    Một số điều cần biết về u men (ameloblastoma)

    (18)
    TỔNG QUAN U men là gì? U men (hay gọi đầy đủ tên: u nguyên bào tạo men) là loại u do răng lành tính chiếm tỷ lệ cao trong các loại u vùng hàm mặt. Đây ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN