Tắc mật (tắc nghẽn đường mật)

(3.6) - 87 đánh giá

Định nghĩa

Tắc mật (tắc nghẽn đường mật) là bệnh gì?

Tắc mật, hay còn gọi là tắc nghẽn đường mật, là hiện tượng đường mật trong và ngoài gan có đường kính hẹp hơn so với bình thường.

Có hai loại tắc nghẽn đường mật là tắc nghẽn ở thai nhi và ở trẻ sơ sinh:

Tắc nghẽn đường mật ở thai nhi xuất hiện khi các em bé còn trong bụng mẹ. Những trẻ bị tắc mật khi còn trong bụng mẹ thường kèm thêm dị tật về tim, lá lách, ruột.

Tắc nghẽn đường mật ở trẻ sơ sinh thường phổ biến hơn, thường được chẩn đoán khi trẻ từ 2-4 tuần tuổi.

Những ai thường mắc phải tắc mật (tắc nghẽn đường mật)?

Tắc nghẽn đường mật là bệnh rất hiếm gặp. Theo thống kê, trong 18.000 trẻ sơ sinh, chỉ có 1 trẻ mắc bệnh này. Trẻ sinh non thường có nguy cơ cao mắc bệnh này. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của tắc mật (tắc nghẽn đường mật) là gì?

Triệu chứng đầu tiên của tắc mật là vàng da và vàng mắt. Vàng da có thể khó phát hiện. Thông thường, trẻ được sinh ra vàng da nhẹ trong 1-2 tuần đầu và biến mất từ 2 đến 3 tuần sau. Tuy nhiên, ở trẻ bị tắc mật, triệu chứng vàng da sẽ ngày càng nặng dần.

Ngoài ra còn có những triệu chứng khác của tắc mật như:

  • Nước tiểu sẫm màu;
  • Phân màu xám hoặc màu trắng;
  • Tăng trưởng chậm.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu từ 2 đến 3 tuần sau khi sinh, con bạn vẫn có các triệu chứng như vàng da hoặc đi phân màu trắng, xám. Bạn cần đưa bé đến khám ngay tại trung tâm y tế gần nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra tắc mật là gì (tắc nghẽn đường mật)?

Do đường mật trong và ngoài gan có đường kính hẹp hơn so với bình thường khiến mật bị tắc lại, tích tụ và gây tổn thương cho gan. Các tổn thương dẫn đến sẹo, mất tế bào gan và xơ gan làm cho quá trình loại bỏ chất độc khỏi máu của gan trở nên suy giảm, khiến chất độc tích tụ nhiều trong máu. Nếu không được điều trị kịp thời, gan sẽ bị hỏng và phẫu thuật ghép gan là cách duy nhất để điều trị cho trẻ sơ sinh.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tắc mật (tắc nghẽn đường mật)?

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến trẻ tăng nguy cơ mắc bệnh tắc nghẽn đường mật, bao gồm:

  • Nhiễm virus hoặc vi khuẩn sau khi sinh như cytomegalovirus, retrovirus, hoặc rotavirus;
  • Có bất thường về hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như bị hệ thống miễn dịch tấn công vào gan hoặc ống dẫn mật mà không rõ lý do;
  • Bị đột biến di truyền;
  • Sự phát triển bất thường của gan và đường mật của thai nhi;
  • Tiếp xúc với các chất độc hại.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tắc mật (tắc nghẽn đường mật)?

Hẹp đường mật được điều trị bằng phẫu thuật Kasai hoặc ghép gan.

Với phương pháp phẫu thuật Kasai, các bác sĩ phẫu thuật loại bỏ các ống dẫn mật bị tắc ở trẻ sơ sinh. Đoạn ống dẫn mật bị tắc sẽ được thay thế bằng một đoạn ruột nhằm giúp thoát mật ở gan, giúp cho mật chảy thẳng xuống ruột non. Các trường hợp thực hiện thành công phẫu thuật, bệnh nhi đều có sức khỏe tốt và không gặp các bệnh về gan.

Nếu phẫu thuật Kasai không thành công, trẻ cần được ghép gan trong vòng 1-2 năm. Ngay cả sau khi ghép thành công, hầu hết trẻ bị tắc nghẽn đường mật có nguy cơ bị xơ gan ở tuổi trưởng thành. Do đó, trẻ cần phải được tái khám thường xuyên để các bác sĩ có thể theo dõi hoạt động của gan.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tắc mật (tắc nghẽn đường mật)?

Bác sĩ cần thực hiện một loạt các xét nghiệm để kiểm tra xem gan có đang bị tổn thương hay không. Thông thường, trẻ sẽ được khám ruột, dạ dày và gan. Ngoài ra, bác sĩ sẽ thực hiện thêm một số xét nghiệm như siêu âm, chụp X – quang, xét nghiệm máu và sinh thiết gan.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tắc mật (tắc nghẽn đường mật)?

Để kiểm soát bệnh tắc mật cho trẻ, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Bổ sung vitamin, thêm dầu thực vật với hàm lượng trung bình vào thức ăn, nước uống, và sữa bột;
  • Trẻ sơ sinh bị hẹp đường mật thường bị thiếu nhiều chất dinh dưỡng và cần chế độ ăn đặc biệt khi chúng lớn lên. Do đó, trẻ cần nhiều calo trong khẩu phần ăn hằng ngày;
  • Sau khi được ghép gan, hầu hết trẻ có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, cần bổ sung Vitamin cần thiết để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Rối loạn nhân cách hoang tưởng

(20)
Tìm hiểu chungRối loạn nhân cách hoang tưởng là bệnh gì?Rối loạn nhân cách hoang tưởng là loại rối loạn nhân cách lập dị trong đó người bệnh thường ... [xem thêm]

Chấn thương dây chằng đầu gối

(21)
Đối với khớp gối, chấn thương dây chằng rất phổ biến trong các tai nạn lao động và các tai nạn thể thao. Khớp gối là một khớp lớn và có biên độ ... [xem thêm]

Suy hô hấp cấp (ARDS)

(15)
Tìm hiểu chungHội chứng suy hô hấp cấp (ARDS) là gì?Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS) là tình trạng đe dọa tính mạng do viêm các phế nang trong phổi. Bệnh dẫn ... [xem thêm]

Mọc thừa răng

(55)
Tìm hiểu chungMọc thừa răng là bệnh gì?Mọc thừa răng là một tình trạng răng miệng khi số lượng răng của bạn trở nên quá nhiều. Số lượng tiêu chuẩn ... [xem thêm]

Lao niệu sinh dục

(28)
Tìm hiểu chungLao niệu sinh dục là bệnh gì?Lao niệu sinh dục là bệnh sinh dục và đường tiết niệu do lao. Bệnh lao do vi khuẩn (Mycobacterium tuberculosis) gây ra và ... [xem thêm]

Hội chứng Young

(46)
Tìm hiểu chungHội chứng Young là gì?Hội chứng Young là một căn bệnh thường quan sát thấy ở nam giới trẻ tuổi. Đó là một tình trạng bệnh lý hiếm gặp, ... [xem thêm]

Hội chứng rung lắc ở trẻ

(50)
Tìm hiểu chungHội chứng rung lắc ở trẻ là bệnh gì?Hội chứng rung lắc ở trẻ còn được gọi là chấn thương đầu do ngược đãi, hội chứng rung động do ... [xem thêm]

Viêm phổi vi khuẩn

(35)
Định nghĩaViêm phổi vi khuẩn là bệnh gì?Viêm phổi vi khuẩn hay còn gọi là nhiễm trùng phổi. Đây là bệnh nhiễm trùng ở phổi do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN