Chẻ lưỡi và đeo trang sức trong miệng

(3.76) - 10 đánh giá

Một vài người thích tạo dựng hình ảnh cá nhân bằng cách chẻ lưỡi và xỏ lỗ trong miệng, tuy nhiên cách tạo dựng phong cách như thế này có thể đưa đến một số ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Chẻ lưỡi và đeo khuyên ở những vị trí như lưỡi, môi, má hoặc lưỡi gà (mảnh mô nhỏ treo ở phía sau của miệng) có thể gây nguy hiểm.

chẻ lưỡi và đeo khuyên ở miệng

Hình 1. Chẻ lưỡi và đeo khuyên ở miệng là cách để thể hiện bản thân

Tác hại của việc chẻ lưỡi và đeo trang sức trong miệng

Sưng và đau: giống như bất kì vết thương nào, chẻ lưỡi và xỏ lỗ có thể gây sưng và đau. Khối sưng có thể nghiêm trọng đến mức làm cản trở khả năng thở.

Nhiễm trùng: chẻ lưỡi và những lỗ đeo khuyên cũng đưa đến nguy cơ nhiễm trùng. Nhiều trường hợp nhiễm uốn ván đã được báo cáo sau khi xỏ khuyên trên cơ thể. Vì miệng người có đầy các vi khuẩn nên có thể gây nhiễm trùng ở vị trí xỏ lỗ hoặc lưỡi sau khi cắt. Hơn nữa, việc đeo trang sức trong miệng đem vi khuẩn trên tay tiếp xúc với nơi đeo khuyên, điều này cũng có thể gây nhiễm trùng. Ngoài ra, thức ăn tích tụ xung quanh khuyên tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở ở vị trí đeo khuyên.

Hình 2. Nhiễm trùng ở một trường hợp cắt đôi lưỡi

Vết thương của quá trình cắt lưỡi và xỏ lỗ trong miệng là con đường để vi khuẩn trong miệng xâm nhập vào dòng máu. Trong cơ thể người xỏ khuyên, các vi khuẩn này có thể liên quan đến bệnh viêm nội tâm mạc, một nhiễm trùng nguy hiểm có liên quan đến tim.

Chảy máu: mạch máu trong lưỡi có thể bị tổn thương trong khi phẫu thuật, điều này có thể gây ra chảy máu ồ ạt.

Hình 3. Cắt lưỡi có thể gây chảy máu nhiều

Các rắc rối khác của việc chẻ lưỡi và đeo trang sức trong miệng

Mẻ răng: người đeo trang sức trong miệng có thể cắn hay nghịch những đồ trang sức này, do đó có thể vô tình làm nó va chạm với răng thật, mão răng hoặc miếng trám. Các tiếp xúc này có thể làm mẻ hoặc nứt răng, vỡ các miếng trám hay răng giả…

Hình 4. Mẻ răng ở một trường hợp đeo khuyên lưỡi

Tổn thương nướu: các tiếp xúc liên tục với cái khuyên có thể làm cho nướu bị tụt hoặc tách rời khỏi răng. Điều này có thể làm cho răng trở nên nhạy cảm với nóng hoặc lạnh. Sự tụt nướu làm bộc lộ chân răng, tăng nguy cơ bị vi khuẩn và acid trong thực phẩm tấn công, từ đó có thể gây sâu răng và các tổn thương khác.

Làm nhiễu các hình ảnh tia X: các trang sức trong miệng có thể ngăn chận sự truyền của tia X cần thiết để tạo nên hình ảnh X quang. Hậu quả là khó thu được 1 hình ảnh X quang rõ ràng có thể giúp nha sĩ chẩn đoán chính xác bệnh sâu răng và bệnh nướu hoặc những bất thường khác như là nang, khối u lành tính hay ung thư.

Quá triển mô nướu: mô nướu xung quanh vị trí đeo khuyên có thể phát triển lên trên cái khuyên, một quá trình dẫn đến sự dính chặt phần mô vào khuyên. Trong trường hợp này có thể cần phải phẫu thuật để loại bỏ.

Hình 5. Quá triển phần mô xung quanh vật đeo

Nuốt và hít vào: theo thời gian, khuyên đeo có khả năng sẽ trở nên lỏng lẻo, và có thể bị rơi vào trong miệng. Trong trường hợp này nếu không được phát hiện và lấy ra kịp thời (như trong lúc ăn uống, nói chuyện, hay lúc ngủ…) thì khuyên có thể rơi vào đường thở hay đường ăn uống. Nếu rơi vào đường thở thì rất nguy hiểm vì có khả năng gây ngạt thở, dẫn đến tử vong. Trong trường hợp nuốt mất những trang sức lỏng lẻo này, nó có thể làm tổn thương hệ tiêu hóa.

Hình 6. Các khuyên lỏng lẻo hoàn toàn có thể bị nuốt vào đường tiêu hóa

Đây chỉ là vài điều phiền toái liên quan đến xu hướng làm đẹp này. Vì vậy, dù xu hướng này có vẻ như là một cách thú vị để thể hiện bản thân, nhưng lại không an toàn và có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Do đó, trước khi quyết định thực hiện, hãy tự cân nhắc những lợi hại của nó.

Xem thêm bài viết Nghệ thuật xỏ khuyên ở miệng và vấn đề sức khoẻ của BS. Nguyễn Phan Thế Huy

Tài liệu tham khảo

http://jada.ada.org/content/143/7/814.full

Biên dịch - Hiệu đính

TS.BS. Lâm Đại Phong - BS. Lê Hoàng Sơn
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Implant nha khoa cho người mất răng toàn bộ

(48)
Nếu bị mất răng toàn bộ, bạn có thể được thay thế bằng phục hình toàn hàm nâng đỡ trên Implant. Implant nha khoa thay thế cả những răng đã mất và một ... [xem thêm]

Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách

(77)
Quan tâm chăm sóc tốt sức khỏe răng miệng trong đời sống hằng ngày có thể giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề khi bạn ngày càng lớn tuổi hơn. Chăm sóc sức ... [xem thêm]

Các bệnh trong khoang miệng thường gặp

(44)
Sức khoẻ răng miệng không chỉ giới hạn ở răng. Bệnh đau và sưng tấy có thể phát triển trong và xung quanh miệng. May mắn là các bệnh này sẽ thường tự ... [xem thêm]

Cách giữ hàm răng trắng sạch

(33)
Sử dụng kem đánh răng có chứa flo (fluoride), đánh hai lần một ngày và mỗi lần ít nhất là 2 phút sẽ giúp giữ cho răng miệng của bạn luôn khỏe. Nếu bạn ... [xem thêm]

Thuốc điều trị loãng xương và sức khỏe răng miệng

(68)
Khi chúng ta ngày càng già đi, xương bắt đầu mất dần độ đậm đặc và sức bền, đặc biệt là sau 50 tuổi. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mật độ ... [xem thêm]

Phẫu thuật chỉnh hình răng

(28)
Khái niệm phẫu thuật chỉnh hình răng Phẫu thuật chỉnh hình hay chỉnh hàm (Orthognathic surgery) là phương pháp phẫu thuật trên một hàm hoặc cả hai hàm do bác ... [xem thêm]

Chẻ lưỡi và đeo trang sức trong miệng

(10)
Một vài người thích tạo dựng hình ảnh cá nhân bằng cách chẻ lưỡi và xỏ lỗ trong miệng, tuy nhiên cách tạo dựng phong cách như thế này có thể đưa ... [xem thêm]

Viêm nha chu

(94)
Viêm nha chu là gì? Mô nha chu là mô quanh răng hay các mô nâng đỡ răng bao gồm các cấu trúc nâng đỡ răng là mô mềm (nướu răng) và xương nâng đỡ (xương ổ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN