Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách

(3.84) - 77 đánh giá

Quan tâm chăm sóc tốt sức khỏe răng miệng trong đời sống hằng ngày có thể giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề khi bạn ngày càng lớn tuổi hơn. Chăm sóc sức khỏe răng miệng đơn giản là chải (đánh) răng, dùng chỉ nha khoa mỗi ngày và được thăm khám răng miệng định kỳ.

Răng miệng trẻ sơ sinh và trẻ em

Bộ răng sữa gần như đã hoàn thiện ngay từ lúc bé được sinh ra. Lúc đầu các răng được “giấu” dưới nướu răng. Răng sữa giữ vai trò rất quan trọng, bởi vì sau khi mọc, chúng giúp cho bé của bạn nhai thức ăn, có một nụ cười đẹp và tập nói chuyện tốt. Bộ răng sữa của bé cũng giúp giữ chỗ cho răng vĩnh viễn sau này. Các răng sữa khỏe mạnh và thay đúng lúc sẽ giúp răng vĩnh viễn mọc thẳng. Bạn có thể chăm sóc cho răng của bé bằng cách làm theo những gợi ý sau:

  • Làm sạch răng mới mọc mỗi ngày. Khi răng đầu tiên mọc, làm sạch chúng bằng cách cọ xát nhẹ nhàng với một chiếc khăn ướt sạch. Khi răng lớn hơn, chải răng cho bé bằng bàn chải dành cho trẻ em.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi không nên sử dụng kem đánh răng. Thay vào đó, hãy sử dụng nước để đánh răng cho bé của bạn.
  • Đừng để bé ngậm bình sữa hay nước trái cây trước khi ngủ vì điều này có thể khiến sữa hoặc nước trái cây đọng lại và là nguyên nhân gây hội chứng “sâu răng do bú bình”.
  • Khuyến khích trẻ lớn hơn ăn đồ ăn vặt chứa ít đường, như phô mai, trái cây và rau quả. Không nên cho bé dùng thức ăn dính như kẹo dẻo.
  • Dạy bé của bạn cách đánh răng và tầm quan trọng của việc giữ răng sạch sẽ.
  • Đưa con bạn đến nha sĩ thường xuyên. Hiệp hội Nha Khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng trẻ em nên bắt đầu đến nha sĩ từ lúc 1 tuổi.
Xem thêm bài viết Vệ sinh răng miệng: Làm thế nào để chăm sóc răng cho trẻ? của BS. Trần Ý Thảo

Răng miệng thiếu niên

Chăm sóc tốt răng miệng sẽ giúp bạn có hơi thở dễ chịu, một nụ cười đẹp và ít sâu răng hơn. Dưới đây là một số điều đơn giản bạn có thể làm:

  • Đánh răng ít nhất hai lần một ngày với kem đánh răng có chứa chất Fluor.
  • Dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày (không nên dùng tăm vì sẽ gây tụt nướu và mòn cổ kẽ răng).
  • Không hút hoặc nhai thuốc lá. Chúng sẽ gây vết dính trên răng, làm hôi miệng và gây ung thư.
  • Mang các dụng cụ chuyên dụng bảo vệ hàm mặt khi tham gia các môn thể thao có va chạm.
  • Nên đến bác sĩ để được kiểm tra và làm sạch răng định kỳ.

Răng miệng người lớn

Tiếp tục thói quen chăm sóc răng miệng tốt sẽ giúp bạn tránh mất răng, đau nướu hoặc các vấn đề khác. Bạn có thể tuân theo những thói quen nhỏ nhưng rất hữu ích sau đây:

  • Đánh răng ít nhất hai lần một ngày với kem đánh răng có chứa Fluor.
  • Dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày.
  • Không hút hoặc nhai thuốc lá.
  • Hãy hỏi bác sĩ khi phải sử dụng những thuốc có tác dụng phụ ảnh hưởng lên răng miệng của bạn. (Ví dụ, một số loại thuốc có thể gây ra bạn bị khô miệng).
  • Tự kiểm tra bằng cách thường xuyên nhìn vào trong miệng, chú ý các vết lở lâu lành, những vùng nướu bị kích thích hoặc những thay đổi khác.
  • Nên đi khám răng định kỳ mỗi 6 tháng hoặc 1 năm.

Nếu bạn có bất cứ vấn đề hay lo lắng về răng miệng, hãy đến gặp bác sĩ của bạn ngay lập tức.

Xem thêm bài viết Giữ gìn sức khoẻ răng miệng của BS. Trần Ý Thảo

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Trần Ý Thảo - TS.BS. Lâm Đại Phong
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Điều trị Fluor tại phòng nha

(94)
Sâu răng gây ra do vi khuẩn sinh a-xit đóng khúm quanh răng và nướu trong một màng dính và thấy được gọi là mảng bám. Răng dễ bị sâu hơn ở người không có ... [xem thêm]

Những điều cần biết khi răng rơi khỏi ổ xương

(54)
Hiện nay, ở nước ta chưa có nghiên cứu về tỉ lệ trẻ bị chấn thương răng. Tuy nhiên, chúng ta có thể tham khảo tỉ lệ này ở các nước khác như theo một ... [xem thêm]

Các bài tập phục hồi chức năng vùng hàm mặt ở người lớn tuổi

(52)
Sơ lược về tình hình chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người cao tuổi Dân số thế giới có xu hướng ngày càng già đi. Theo dự đoán, nhóm người trên ... [xem thêm]

Nghệ thuật xỏ khuyên ở miệng và vấn đề sức khoẻ

(57)
Xỏ khuyên trên cơ thể nói chung và xỏ khuyên ở các bộ phận của miệng (như môi má, lưỡi, nướu răng, thậm chí lưỡi gà) đã có lịch sử từ rất lâu. ... [xem thêm]

Răng khôn có nguy hiểm?

(33)
Răng khôn hay còn được gọi là răng cối lớn thứ ba, là răng cuối cùng phát triển và xuất hiện trong miệng. Chúng thường xuất hiện trong khoảng độ tuổi ... [xem thêm]

Dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm trùng trong điều trị nha khoa

(43)
Trong nhiều thập kỷ qua, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (American Heart Association – viết tắt là AHA) đã khuyến cáo những bệnh nhân tim mạch cần uống kháng sinh ... [xem thêm]

Chẻ lưỡi và đeo trang sức trong miệng

(10)
Một vài người thích tạo dựng hình ảnh cá nhân bằng cách chẻ lưỡi và xỏ lỗ trong miệng, tuy nhiên cách tạo dựng phong cách như thế này có thể đưa ... [xem thêm]

Mang lại nụ cười bằng hàm răng giả

(16)
Khi bị mất răng, bạn có thể cảm thấy khó khăn khi ăn nhiều loại thực phẩm hoặc phát âm không rõ ràng. Thậm chí, bạn có thể mất tự tin khi cười ở ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN