Dạy con biết nghe lời

(4.28) - 50 đánh giá

Việc nuôi dạy bé luôn là một vấn đề khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Hãy tham khảo những quy tắc sau để việc nuôi dạy bé trở nên khoa học và dễ dàng hơn.

1. Bắt đầu áp dụng quy tắc ngay sau khi bé được bốn tháng tuổi

Trước khi bé được bốn tháng tuổi, bạn không cần phải đặt ra bất kỳ quy tắc gì. Tuy nhiên, khi bé bắt đầu bước vào độ tuổi này, các bậc cha mẹ có thể bắt đầu làm rõ quyền lợi của bé. Nếu bé đá và ngọ nguậy khiến cho quá trình thay tã trở nên khó khăn, bạn có thể nói nghiêm khắc rằng, “Được rồi, hãy giúp mẹ thay tã cho con nào”. Trước khi bé bắt đầu biết bò (khoảng 8 tháng tuổi), tất cả các bé cần biết tới những quy tắc để đảm bảo an toàn cho chính mình.

2. Thiết lập những quy tắc rõ ràng

Bạn hãy diễn tả ví dụ cho những hành vi sai trái thành những quy tắc rõ ràng và cụ thể. Những mô tả mơ hồ về hành vi sai trái như “hiếu động thái quá”, “vô trách nhiệm” sẽ không giúp ích được gì cho con bạn. Bé càng nhỏ thì các quy tắc phải càng cụ thể. Ví dụ về các quy định rõ ràng có thể là: “Đừng đẩy em trai của con” hoặc “Đừng ngắt lời ba/mẹ trong khi ba/mẹ đang nói chuyện điện thoại chứ.”

3. Cho bé biết những hành vi mà bạn mong muốn bé thực hiện

Con bạn cần phải biết bạn đang mong đợi những gì ở chúng. Ví dụ như: “Con hãy đi chơi với anh trai của mình đi”, “Hãy ngồi coi vào sách ảnh khi ba/mẹ đang nghe điện thoại”, hoặc “Đi từ từ thôi, không được chạy.” Bạn nên khen ngợi con tại thời điểm bé thực hiện các hành động đó. Hãy khen bé bằng những câu cụ thể, ví dụ như “Cảm ơn con vì đã giữ yên lặng”.

4. Bỏ qua những hành vi sai trái không quá quan trọng

Bạn càng có nhiều quy tắc thì khả năng con bạn làm theo lời bạn càng ít. Việc bạn chỉ trích bé liên tục sẽ không có hiệu quả. Những hành vi như đung đưa chân, cư xử trên bàn ăn không đúng hoặc suy nghĩ quá tiêu cực thực sự không quá quan trọng trong những năm đầu đời của bé.

5. Áp dụng những quy tắc một cách công bằng và hợp lí

Những quy tắc phải phù hợp với lứa tuổi của bé. Một đứa bé không nên bị trừng phạt chỉ vì vụng về khi đang học đi hoặc phát âm không chuẩn khi đang học nói. Ngoài ra, bé không nên bị trừng phạt khi có các hành vi là một phần của sự phát triển cảm xúc bình thường, chẳng hạn như mút tay, sợ hãi khi bị rời xa người thân và nhầm lẫn khi đi vệ sinh.

6. Chỉ tập trung vào hai hoặc ba quy tắc

Bạn nên ưu tiên các quy tắc liên quan tới vấn đề an toàn của bé, chẳng hạn như không chạy ra đường. Ngoài ra bạn cũng nên chú ý tới việc ngăn chặn bé làm hại đến người khác – cha mẹ, những bé khác và người lớn hoặc động vật nuôi. Tiếp đó là hành vi phá hoại tài sản, sau đó đến tất cả các hành vi phiền nhiễu làm bạn kiệt sức.

7. Tránh tranh chấp với bé

Loại hành vi sai trái này thường liên quan đến một phần của bộ phận cơ thể, ví như làm ướt, bẩn, kéo tóc, mút tay, va chạm cơ thể mạnh, thủ dâm, không ăn uống đủ, không đi ngủ và từ chối làm bài tập về nhà. Cha mẹ thường không thể kiểm soát được những hành vi này nếu bé vẫn cứ tiếp tục thực hiện. Bước đầu tiên cần thực hiện khi bạn muốn tránh tranh cãi với bé là nhanh chóng rút khỏi cuộc xung đột, sau đó từ từ tiếp cận với bé một cách tích cực để khuyên giải bé từ bỏ các hành vi trên.

8. Áp dụng các quy tắc dạy con một cách nhất quán

Sau khi cả gia đình đã đồng ý với các nguyên tắc, bạn có thể in chúng ra và dán vào một nơi dễ thấy trong nhà. Làm như vậy mọi người lớn trong nhà đều biết rõ những quy tắc mà bé nên tuân theo.

Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn thắc mắc, hãy hỏi các bác sĩ và các chuyên gia chăm sóc trẻ em để được tư vấn và giải đáp kịp thời.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những “bí mật” có thể bạn chưa biết về thận

(28)
Sau khi thực hiện xét nghiệm thận theo chỉ định của bác sĩ, bạn hẳn sẽ băn khoăn về những chỉ số và ý nghĩa của chúng trên tờ xét nghiệm. Ngay sau đây, ... [xem thêm]

10 cách nghĩ sai lầm về bệnh cảm lạnh và cảm cúm bạn hay nghe

(37)
Thời tiết, gió lạnh, máy lạnh… là nguyên nhân khiến bạn mắc phải bệnh cảm. Bệnh cảm lạnh phải uống kháng sinh để ngăn ngừa chuyển thành bệnh cảm ... [xem thêm]

Nguyên nhân trẻ nhỏ dụi mắt và cách ngăn ngừa

(90)
Có rất nhiều nguyên nhân trẻ nhỏ dụi mắt mà bố mẹ nên tìm hiểu và ngăn cản kịp thời vì thói quen này không hề tốt cho mắt bé.Dụi mắt là một trong ... [xem thêm]

Chăm sóc làn da mụn: Nên và không nên

(41)
Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể bị mụn trứng cá. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này: sự thay đổi nội tiết, tuyến bã nhờn hoạt động ... [xem thêm]

7 cách “rửa ruột” thanh lọc cơ thể tại nhà

(59)
Bạn nên rửa ruột để thanh lọc cơ thể, tăng cường sức khỏe của ruột và hệ tiêu hóa. Liệu có cách rửa ruột tự nhiên mà bạn có thể áp dụng ngay tại ... [xem thêm]

Thực hư vitamin C gây bệnh sỏi thận

(37)
Vitamin C (còn được gọi là axit ascorbic) là một loại vitamin. Một số loài động vật có thể tạo ra vitamin C cho riêng mình, nhưng con người phải lấy vitamin C ... [xem thêm]

Xét nghiệm A1C theo dõi bệnh tiểu đường

(95)
Ngoài việc theo dõi các triệu chứng và lượng đường huyết hàng ngày, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm thêm xét nghiệm huyết sắc tố A1C vài tháng một ... [xem thêm]

Tinh dầu cà phê: Hương thơm mê hoặc bao người

(19)
Tinh dầu cà phê vừa có thể giúp bạn thư giãn mà cũng vừa mang đến một số tác dụng ấn tượng khác như làm mọc tóc, giảm buồn nôn, giảm quầng thâm và ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN