7 cách “rửa ruột” thanh lọc cơ thể tại nhà

(3.58) - 59 đánh giá

Bạn nên rửa ruột để thanh lọc cơ thể, tăng cường sức khỏe của ruột và hệ tiêu hóa. Liệu có cách rửa ruột tự nhiên mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà?

Hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe toàn diện, phòng tránh được nhiều nguy cơ bệnh tật. Trong đó, đại tràng hay ruột già chính là bộ phận áp cuối trong ống tiêu hóa có chức năng nhận thức ăn được tiêu hóa và hấp thu từ ruột non nên lâu ngày dễ tích tụ các chất thải.

Mục đích của việc rửa ruột chính là để tối ưu chức năng của hệ tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc rửa ruột thanh lọc cơ thể có thể giúp điều trị bệnh táo bón, cải thiện nhu động ruột hay giảm nguy cơ mắc ung thư ruột (ung thư đại trực tràng).

Dưới đây là 7 cách đơn giản giúp rửa ruột tự nhiên ngay tại nhà vừa đơn giản lại an toàn mà bạn có thể áp dụng ngay.

1. Rửa ruột bằng nước lọc

Thói quen uống nhiều nước và cung cấp đủ nước cho cơ thể chính là một giải pháp lý tưởng giúp bạn điều tiết hệ tiêu hóa. Nếu muốn rửa ruột theo cách này, bạn hãy bắt đầu uống từ 6 – 8 ly nước lọc mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung đa dạng các loại trái cây có chứa nhiều nước chẳng hạn như dưa hấu, cà chua, rau diếp, cần tây…

Nước lọc là nguyên liệu đơn giản để rửa ruột mà bạn không quá mất công sức để thực hiện. Không phải chỉ rửa ruột, bạn vẫn nên uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể và đảm bảo sức khỏe toàn diện.

2. Rửa ruột bằng nước muối

Bạn có thể thử dùng nước muối để rửa ruột thanh lọc cơ thể. Phương pháp này đặc biệt được khuyến cáo sử dụng cho những người thường xuyên bị táo bón, nhưng nên cẩn trọng nếu bạn còn gặp phải tình trạng cao huyết áp.

Trước khi ăn vào buổi sáng, bạn hãy pha 2 muỗng cà phê muối vào nước ấm và khuấy đều. Trong công thức này, sử dụng muối biển hay muối Hymalaya là tốt nhất. Hãy bắt đầu uống nước muối khi bụng đang đói đến vài phút sau, bạn có thể sẽ đau bụng và muốn đi vệ sinh.

Bạn có thể rửa ruột bằng nước muối vào buổi sáng hoặc buổi tối và hãy đảm bảo rằng mình ở gần nhà vệ sinh để dễ “xử lý”. Không phải quá lo lắng vì nhiều khả năng, bạn sẽ phải vào nhà vệ sinh khá nhiều lần đấy.

3. Rửa ruột bằng chất xơ

Chất xơ là một chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết nhưng dễ bị bỏ qua trong chế độ ăn hàng ngày. Chất xơ được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm như trái cây, rau củ quả, ngũ cốc, các loại hạt…

Cellulose và chất xơ trong thực vật sẽ giúp xử lý các chất thừa trong ruột, cải thiện tình trạng táo bón và hoạt động ruột quá mức, đồng thời tăng cường hoạt động của các lợi khuẩn.

Hãy đảm bảo chế độ ăn nhiều chất xơ để giúp đường ruột của bạn khỏe mạnh hơn mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn trọng vì nếu ăn quá nhiều chất xơ, bạn có thể gặp các vấn đề như đầy hơi, tiêu chảy và thậm chí không thể hấp thụ được khoáng chất.

4. Rửa ruột bằng nước ép hoặc sinh tố

Các loại nước ép rất phổ biến khi bạn muốn rửa ruột tự nhiên tại nhà. Các loại nước trái cây chứa một số chất xơ và dưỡng chất có lợi cho hệ tiêu hóa, đồng thời giúp giữ nước và đi tiêu đều đặn hơn.

Một số loại nước thường dùng để rửa ruột là nước táo, nước chanh hay nước ép rau củ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên sử dụng sinh tố thay vì các loại nước ép. Do lớp vỏ cùng nhiều chất xơ thường bị loại bỏ trong quá trình ép, nên uống sinh tố sẽ giúp hấp thụ nhiều chất xơ hơn.

Bạn không nhất thiết phải dùng duy nhất nước ép hay sinh tố để rửa ruột thường xuyên. Hãy luân phiên uống nước ép hay sinh tố trong chế độ ăn hàng ngày để đạt hiệu quả tối ưu.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Mách bạn cách điều trị táo bón bằng nước trái cây

5. Rửa ruột bằng kháng tinh bột

Kháng tinh bột (resistant starch) là tinh bột và các sản phẩm thoái hóa của nó không được tiêu hóa khi đi qua ruột non. Kháng tinh bột kháng có trong tự nhiên hoặc được bổ sung vào thực phẩm bằng các loại kháng tinh bột tổng hợp. Kháng tinh bột được tìm thấy trong các thực phẩm như khoai tây, cơm, ngũ cốc, chuối xanh…

Kháng tinh bột giúp tăng cường hoạt động của hệ vi khuẩn đường ruột. Một nghiên cứu năm 2013 còn cho thấy kháng tinh bột có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư ruột.

Kháng tinh bột có tác dụng tương tự như chất xơ, hoạt động như một thuốc nhuận tràng nhẹ, nên dùng nhiều kháng tinh bột có thể gây tình trạng đầy hơi.

6. Rửa ruột bằng lợi khuẩn

Lợi khuẩn, men vi sinh hay probiotic cũng là một cách hữu hiệu để bạn rửa ruột. Bạn có thể thực hiện bổ sung lợi khuẩn bằng các thực phẩm như yogurt, kim chi, dưa muối hay nhiều thực phẩm lên men khác. Các lợi khuẩn được đưa vào ruột kết hợp cùng sự hỗ trợ của chất xơ và kháng tinh bột sẽ giúp giảm viêm và điều tiết việc đi tiêu đều đặn. Đây chính là hai yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến sức khỏe của ruột.

Giấm táo cũng được xem là một loại men vi sinh và có thể giúp bạn rửa ruột. Trong giấm táo có các enzyme và acid có thể tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong đường ruột.

Các lợi khuẩn sẽ giúp phân không gặp khó khăn khi di chuyển trong ruột già và thoát ra ngoài dễ dàng, giảm đầy hơi, táo bón hay nhiễm trùng đường ruột.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Các loại vi khuẩn có lợi trong thực phẩm

7. Rửa ruột bằng thảo dược

Các loại thảo dược nhuận tràng như hạt mã đề, lô hội, chiết xuất rễ cây marshmallow, cây du… có thể giúp điều trị táo bón hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi dùng các loại trà thảo dược này. Đồng thời, bạn cũng chỉ nên dùng trà ở một mức độ vừa phải để không gây tác dụng phụ.

Nhiều loại thảo dược có tác dụng nhuận tràng, giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư ruột nhưng chỉ có tác dụng bảo vệ sức khỏe nếu uống ở mức độ vừa phải.

Các cách rửa ruột tự nhiên thông thường sẽ không gây tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, khi bạn rửa ruột cùng với một chế độ ăn kiêng hoặc với một mức độ quá thường xuyên thì có thể gặp rủi ro. Một số tác dụng phụ khi rửa ruột bạn có thể gặp phải là nôn mửa, nhức đầu, mất nước, mất cân bằng chất điện giải, chuột rút… Nếu bạn gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào bất thường khi rửa ruột thì nên dừng lại ngay và đến bác sĩ để được can thiệp kịp thời nhé.

Tuyết Trinh | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sử dụng điện thoại khi mang thai có gây hại gì cho thai nhi?

(23)
Có thể nói, ngày nay, những chiếc điện thoại thông minh (smartphone) là vật bất ly thân của rất nhiều người, kể cả các mẹ bầu. Bên cạnh những tiện ích ... [xem thêm]

Bí quyết làm đẹp da với dầu neem

(18)
Dầu neem có chứa các dưỡng chất cần thiết giúp bạn chăm sóc da mặt, da đầu và các vùng da trên cơ thể. Vậy dầu neem là gì mà giúp bạn làm đẹp da một ... [xem thêm]

Chi tiết về phương pháp nâng cơ mặt bằng chỉ

(60)
Công nghệ nâng cơ mặt bằng chỉ là một sự lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp thẩm mỹ không phẫu thuật để quay lại vẻ đẹp ... [xem thêm]

5 thực phẩm giúp kiềm hãm cơn thèm ăn

(14)
Khi bạn bắt đầu bước vào “cuộc chiến giảm cân”, cảm giác thèm ăn chính là một trong những kẻ thù mà bạn phải chiến đấu mỗi ngày. Làm thế nào để ... [xem thêm]

Kỹ thuật thẩm tách máu trong chạy thận nhân tạo

(34)
Thẩm tách máu là một quá trình trong phương pháp chạy thận nhân tạo. Kỹ thuật này thực hiện bằng thận nhân tạo hay máy thẩm tách.Tỷ lệ mắc bệnh thận ... [xem thêm]

Kiểm soát bệnh tiểu đường với chỉ số đường huyết ở thực phẩm

(41)
Chỉ số đường huyết của thực phẩm (Glycemic Index), hoặc chỉ số GI, phản ánh mức độ ảnh hưởng của thực phẩm chứa tinh bột đến đường huyết. Thực ... [xem thêm]

Tinh bột là gì? Nghịch lý giảm tinh bột lại tăng cân gấp đôi

(14)
Thực phẩm tinh bột là gì? Chúng thường được gọi là “carb” nhưng điều này dễ gây hiểu lầm vì carbohydrate bao gồm cả tinh bột, đường và chất xơ. ... [xem thêm]

Trị rối loạn cương dương bằng máy tập dương vật (P1)

(67)
Máy tập dương vật là một trong số ít những lựa chọn điều trị tình trạng mất khả năng hoặc không thể duy trì đủ sự cương cứng trong quá trình quan hệ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN