Nguyên nhân trẻ nhỏ dụi mắt và cách ngăn ngừa

(4.26) - 90 đánh giá

Có rất nhiều nguyên nhân trẻ nhỏ dụi mắt mà bố mẹ nên tìm hiểu và ngăn cản kịp thời vì thói quen này không hề tốt cho mắt bé.

Dụi mắt là một trong những hành động dễ thương nhất của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ lo nhìn chằm chằm vào bé mà không làm gì cả thì không được bởi thông qua hành động này, bé muốn nói với chúng ta một điều gì đó. Hãy cùng Chúng tôi theo dõi những chia sẻ dưới đây để hiểu lý do tại sao bé lại dụi mắt nhé.

Nguyên nhân trẻ nhỏ dụi mắt là gì?

1. Buồn ngủ

Nếu bé dụi mắt và ngáp, điều này cho thấy bé đang buồn ngủ và mệt mỏi. Khi bé mệt, mắt bé cũng không thể hoạt động linh hoạt nữa. Dụi mắt là cách để mát xa vùng cơ xung quanh, giúp giảm mệt mỏi. Điều này sẽ giảm bớt căng thẳng ở các cơ xung quanh mắt và trong mí mắt.

Phương pháp phòng ngừa trẻ hay dụi mắt: Hãy quan sát để biết các dấu hiệu buồn ngủ và mệt mỏi của bé. Dụi mắt và ngáp là những dấu hiệu phổ biến cho thấy bé cần ngủ trưa. Nếu bạn thấy bé có dấu hiệu buồn ngủ, hãy đặt bé xuống ngay.

Tìm hiểu thói quen ngủ của bé: Khi đã có thói quen ngủ nhất định, bé sẽ ngủ ngay cả khi bạn không có bên cạnh. Điều này sẽ giúp bé ít bị mệt, do đó sẽ ít dụi mắt.

2. Mắt khô

Trẻ nhỏ sẽ dụi mắt khi mắt bé quá khô. Thông thường, mắt được bảo vệ bởi một màng nước mắt và màng nước này sẽ bay hơi khi tiếp xúc với không khí trong thời gian dài. Điều này khiến cho mắt bị khô, gây khó chịu. Do đó, theo bản năng, bé sẽ dụi mắt để xoa dịu. Việc dụi mắt sẽ kích thích chảy nước mắt, giúp khôi phục độ ẩm.

3. Tò mò

Ngoài buồn ngủ và mệt mỏi, có rất nhiều nguyên nhân trẻ nhỏ dụi mắt. Bạn sẽ thấy khi bé bắt đầu phát triển kỹ năng vận động thì sự tò mò của bé cũng tăng theo. Bé sẽ thử chạm vào từng phần của cơ thể để tìm hiểu xem cơ thể sẽ phản ứng thế nào.

4. Trẻ hay dụi mắt đôi khi là do ngạc nhiên hoặc thích thú

Khi bạn thấy bé không có dấu hiệu mệt mỏi nhưng vẫn dụi mắt thì có thể là khi làm vậy, bé sẽ nhìn thấy những kích thích thị giác đáng kinh ngạc. Trẻ nhỏ đôi khi yêu thích cảm giác nhắm mắt, cọ xát và lặp lại để xem những hình ảnh thị giác đó. Người lớn cũng có khả năng cảm nhận tương tự nếu nhắm hoặc dụi mắt, bạn sẽ nhìn thấy các mô hình và ánh sáng. Đây có thể là lý do khiến bé thích dụi mắt.

Cách phòng ngừa: Bạn hãy phân tán sự chú ý của con bằng cách cho bé nhìn thấy một điều gì đó thú vị hơn. Do ít có khả năng chú ý nên bé sẽ dễ bị phân tâm.

5. Có gì đó trong mắt bé

Nguyên nhân trẻ nhỏ dụi mắt đôi khi đôi khi do có điều gì đó kích thích trong mắt, chẳng hạn như hạt bụi nhỏ. Những vật thể lạ vướng trong mắt sẽ kích thích khiến trẻ nhỏ muốn dụi mắt liên tục. Tuy nhiên, trong trường hợp này, việc dụi mắt có thể gây hại vì chúng sẽ khiến con tự làm trầy xước bên trong mắt của mình.

Nếu bạn nhìn thấy bé vừa dụi vừa khóc và đôi mắt chuyển sang màu đỏ thì nhiều khả năng là bụi đã rơi vào mắt bé. Bạn hãy nhúng một miếng bông gòn vào nước lạnh và chùi từ từ để làm sạch mắt. Nếu bé vẫn thấy khó chịu, hãy đưa bé đến bác sĩ.

Chú ý: Mỗi bên mắt bạn nên sử dụng 1 miếng bông gòn khác nhau.

Phương pháp ngăn ngừa: Đừng để bé ở nơi có nhiều bụi. Nếu không còn cách nào khác, hãy cố gắng bảo vệ mắt của bé khi ở trong môi trường này.

Làm thế nào để ngăn trẻ hay dụi mắt?

Để giảm thiểu tổn thương và trầy xước, bạn cần phải ngăn không cho bé dụi mắt. Bạn cần phải bảo vệ cho đến khi bé đủ trưởng thành để nhận ra những ảnh hưởng tiêu cực của việc dụi mắt.

  • Nếu con có thói quen dụi mắt, hãy cố che tay bé lại. Bạn nên cho trẻ mặc áo tay dài hoặc mang găng tay cho bé. Điều này sẽ ngăn không cho bé dụi mắt hoặc gãi mặt.
  • Bố mẹ có thể giữ bàn tay của con tránh xa khỏi mặt, nếu bạn nghĩ bé có ý định dụi mắt, hãy làm phân tán sự chú ý của bé bằng cách đưa cho bé một món đồ chơi để bé quên đi việc này.

Điều quan trọng là bạn đừng hoảng sợ hoặc lo lắng nếu nhìn thấy bé cưng đang dùng tay dụi mắt mình. Nếu bạn nghi ngờ bất cứ vấn đề gì, hãy đưa bé đến bác sĩ ngay nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những bài tập đơn giản giúp giảm đau khớp ngón chân cái

(57)
Đau khớp ngón chân cái là vấn đề mà nhiều người gặp phải. Một số bài tập rất đơn giản sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này đấy.Bạn đã biết vai ... [xem thêm]

Những lợi ích sức khỏe khi ngủ đủ giấc

(84)
Giấc ngủ gây ảnh hưởng đến các chức năng hoạt động của não bộ – điều này có nghĩa là nếu bạn ngủ đủ giấc, trí não của bạn sẽ hoạt động ... [xem thêm]

Liệu lo âu có là nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp?

(26)
“Căng thẳng”, “Áp lực”, “Lo âu”, và “Lo lắng” thường là những từ có cùng ý nghĩa với nhau. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi tăng huyết áp ... [xem thêm]

Giảm cân đơn giản với sushi

(22)
Sushi là món ăn giàu dinh dưỡng từ Nhật Bản. Tuy nhiên, chị em vẫn còn phân vân liệu sushi có được cho vào chế độ ăn kiêng của mình hay không. Hello Bacsi xin ... [xem thêm]

Công thức nấu cháo thịt gà cho bé nhanh gọn và dễ làm

(19)
Ở những nước có nguồn lương thực chính là gạo như Việt Nam, ngoài bột, cháo loãng là một món ăn phổ biến cho trẻ khi bắt đầu ăn giặm. Khi con lớn hơn ... [xem thêm]

Làm thế nào để người ăn chay không bị bệnh thiếu máu?

(90)
Cắt giảm thịt và các sản phẩm động vật trong các bữa ăn sẽ làm bạn tăng nguy cơ thiếu máu. Tuy nhiên, nếu bạn cẩn thận cân bằng chế độ ăn uống và ... [xem thêm]

Hoa đu đủ đực có tác dụng gì? 7 ưu điểm của hoa dược liệu quý

(68)
Hoa đu đủ được phân bố rộng rãi ở nông thôn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hoa đu đủ đực có tác dụng gì. Đây là loại dược liệu quý mà ông cha ta ... [xem thêm]

Trẻ sơ sinh sẽ được làm kiểm tra tổng quát như thế nào?

(62)
Khi bé mới sinh ra, các bác sĩ nhi khoa sẽ tiến hành các nghiệm pháp khám để kiểm tra tổng quát và phát hiện những bất thường (nếu có) của bé. Vậy những ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN