Xét nghiệm A1C theo dõi bệnh tiểu đường

(3.65) - 95 đánh giá

Ngoài việc theo dõi các triệu chứng và lượng đường huyết hàng ngày, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm thêm xét nghiệm huyết sắc tố A1C vài tháng một lần.

Cứ 3 – 6 tháng, bác sĩ nội khoa hoặc bác sĩ đa khoa có thể yêu cầu bạn thực hiện một xét nghiệm lượng đường trong máu gọi là đo nồng độ huyết sắc tố A1C. Xét nghiệm này còn gọi là HbA1C, glycohemoglobin, glycosylated hemoglobin hoặc xét nghiệm huyết sắc tố gắn đường. Đây là xét nghiệm cho biết bạn đã kiểm soát mức đường huyết như thế nào trong khoảng từ 6 – 12 tuần trước khi xét nghiệm.

Bạn sẽ tiếp tục đo đường huyết tại nhà, nhưng xét nghiệm này sẽ cho bác sĩ biết kế hoạch kiểm soát đường huyết của bạn có hiệu quả hay không. Đồng thời, bạn sẽ biết mình có cần phải thay đổi cách kiểm soát bệnh hay không sau khi nhận kết quả đo nồng độ huyết sắc tố A1C.

Huyết sắc tố là gì?

Huyết sắc tố là một chất trong tế bào hồng cầu có vai trò vận chuyển oxy trong cơ thể. Nếu bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt, lượng đường dư sẽ tích tụ vào huyết sắc tố theo thời gian. Huyết sắc tố được bao phủ bởi đường được gọi là “gắn đường”.

Xét nghiệm A1C đo lường có bao nhiêu huyết sắc tố được gắn đường trong máu của bạn. Càng nhiều huyết sắc tố bị gắn đường trong máu, càng cho thấy bệnh tiểu đường trong những tuần gần đây không được kiểm soát tốt. Nồng độ A1C càng cao, bạn càng có nguy cơ cao bị các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Tại sao bạn phải xét nghiệm A1C?

Những người đã mắc bệnh tiểu đường nhiều năm nên làm xét nghiệm A1C định kỳ để xem thử kế hoạch điều trị tiểu đường của mình có đang hiệu quả hay không. Các xét nghiệm A1C cho bạn biết chỉ số đường huyết (lượng đường trong máu) trong một tháng.

Mức độ thường xuyên xét nghiệm A1C

Mức độ thường xuyên xét nghiệm A1C phụ thuộc vào loại tiểu đường, kế hoạch điều trị, và cách bạn kiểm soát hàm lượng đường huyết trước đây.

Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 1, bạn sẽ được xét nghiệm thường xuyên hơn 4 lần/năm hoặc nhiều lần hơn trong một năm.

Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 2 mà không sử dụng insulin và bạn kiểm soát nồng độ đường huyết của mình trong phạm vi bình thường, bác sĩ có thể chỉ yêu cầu xét nghiệm 2 lần/năm.

Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 2, sử dụng insulin và không thể giữ nồng độ đường huyết trong phạm vi bình thường, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm kiểm tra nồng độ huyết sắc tố 4 lần/năm hoặc nhiều lần hơn trong một năm.

Kết quả xét nghiệm A1C

Đối với những người không bị tiểu đường, giới hạn trên bình thường đối với A1C (HbA1c) là 5,6%. Con số mục tiêu cho những người bị tiểu đường tùy theo từng người, bạn và nhân viên y tế sẽ cùng nhau trao đổi để xác định con số mục tiêu đó. Kết quả xét nghiệm A1C càng cao, bạn càng có nguy cơ mắc các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.

Nếu bạn dùng xét nghiệm A1C để chẩn đoán tiểu đường, thì hai chỉ số A1C liên tiếp trên 6,5% là dấu hiệu tiểu đường. Chỉ số A1C giữa 5,7 – 6,4% là dấu hiệu tiền tiểu đường. Điều này có nghĩa là bạn có nguy cơ bị tiểu đường nếu không thực hiện các biện pháp phòng bệnh tiểu đường.

Khi nào thì xét nghiệm không hiệu quả?

Mức độ tin cậy của xét nghiệm A1C có thể bị giảm đi trong một số trường hợp. Dưới đây là một vài ví dụ:

• Nếu bạn bị thiếu máu hoặc có nồng độ sắt trong máu thấp, kết quả xét nghiệm A1C sẽ bị cao hơn so với chỉ số thật.

• Nếu bạn bị xuất huyết nặng hoặc xuất huyết mãn tính (có thể từ chu kỳ kinh nguyệt), bạn có thể có nồng độ huyết sắc tố thấp bất thường. Điều này có thể dẫn đến kết quả A1C có phần trăm thấp hơn chỉ số thật.

• Nếu huyết sắc tố của bạn có hình dạng không đồng nhất (có nghĩa là bạn có những huyết sắc tố có hình dạng bất thường) thì kết quả A1C có thể sai sót. Đối với bệnh nhân có hình dạng huyết sắc tố bất thường, có thể được xét nghiệm A1C bằng những loại máy chuyên biệt.

Giang Lê | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách điều trị

(34)
Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì là tình trạng thường gặp khiến không ít bạn trẻ cảm thấy thiếu tự tin mỗi khi ra ngoài. Nếu thấu hiểu làn da và kiên trì ... [xem thêm]

10 mẹo giúp tăng cường trí thông minh cho trẻ

(52)
Bố mẹ thường mong muốn con khỏe mạnh và thông minh. Tuy nhiên, bạn có thể tăng cường trí thông minh cho trẻ không? Điều này là có thể. Bạn hãy xem bài viết ... [xem thêm]

Thần giao cách cảm là gì? 4 điều bí ẩn bạn chưa biết

(83)
Có bao giờ bạn gặp hai người hiểu nhau tới độ không cần mở lời cũng hiểu đối phương muốn nói gì? Nếu biết hiện tượng thần giao cách cảm là gì, ... [xem thêm]

Các loại bảo hiểm nhân thọ thường gặp

(79)
Các loại bảo hiểm nhân thọ xuất hiện trên thị trường ngày nay vô cùng đa dạng và phong phú. Người tham gia nên dành thời gian tìm hiểu về chúng để có ... [xem thêm]

Mổ viêm xoang: Nên hay không nên?

(12)
Khi đã dùng nhiều loại thuốc và áp dụng các phương pháp chữa khác nhau mà triệu chứng khó chịu của viêm xoang vẫn không dứt, nhiều người nghĩ đến phương ... [xem thêm]

Những mẹo giúp bụng không còn khó chịu vào ngày đèn đỏ

(59)
Bạn đã bao giờ trải qua cảm giác khó chịu khi ngày đèn đỏ? Bạn đang băn khoăn làm thế nào để giảm bớt các triệu chứng của chu kỳ kinh nguyệt – đặc ... [xem thêm]

10 điều kiêng cữ sau sinh mà bạn nên chú ý để đảm bảo sức khỏe

(85)
Xem ngay: Phân của bé đang mách bạn gì? Bạn mất khoảng 9 tháng mang thai và có lẽ sẽ cần bằng đó thời gian để cơ thể hồi phục lại sau sinh. Dù sinh ... [xem thêm]

10 bí quyết để ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt hơn

(64)
Bất kì thực phẩm nào làm từ lúa mì, lúa, yến mạch, bột ngô, lúa mạch hoặc món ăn từ lúa đều là sản phẩm làm từ ngũ cốc, đặc biệt là ngũ cốc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN