Cảm lạnh và cúm

(3.89) - 99 đánh giá

Tìm hiểu chung

Cảm lạnh và cúm là bệnh gì?

Cảm lạnh thông thường và cúm lúc đầu có thể tương tự, đều là những căn bệnh đường hô hấp và có thể gây ra các triệu chứng giống nhau nhưng lại được gây ra bởi hai loại virus khác nhau.

Cảm lạnh thông thường, còn được gọi là cảm lạnh, là một bệnh truyền nhiễm do virus đường hô hấp trên, chủ yếu ảnh hưởng đến mũi, cổ họng, xoang và thanh quản. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bắt đầu dưới hai ngày sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, bao gồm ho, đau họng, chảy nước mũi, hắt hơi, đau đầu và sốt. Mọi người thường hồi phục trong khoảng từ 7-10 ngày. Một số triệu chứng có thể kéo dài đến ba tuần. Những người gặp vấn đề về sức khỏe có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi.

Mặt khác, bệnh cúm, thường được gọi là “cúm”, là một bệnh truyền nhiễm do một loại virus cúm. Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng, bao gồm sốt cao, chảy nước mũi, đau họng, đau nhức bắp thịt, nhức đầu, ho và cảm thấy mệt mỏi. Những triệu chứng này thường bắt đầu hai ngày sau khi tiếp xúc với virus và kéo dài chưa đầy một tuần. Tuy nhiên, các cơn ho có thể kéo dài khoảng hơn hai tuần. Trẻ em có biểu hiện buồn nôn và ói mửa nhưng đây không phải là triệu chứng phổ biến ở người lớn.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cảm lạnh và cúm là gì?

Triệu chứng thường gặp của bệnh cúm bao gồm:

  • Sốt. Bệnh cúm hầu như luôn luôn gây ra sự gia tăng nhiệt độ trong cơ thể hay còn gọi là sốt. Hầu hết cơn sốt liên quan đến cúm dao động từ sốt nhẹ khoảng 100 ° F (37.8 ° C) đến cao như 104 ° F (40 ° C), sốt cao ở trẻ em thường không điển hình như ở người lớn. Nếu bạn nghi ngờ con mình bị cúm thì hãy đến gặp bác sĩ ngay. Bạn có thể bị sốt khi cảm thấy nhiệt độ cơ thể tăng cao. Các triệu chứng bao gồm ớn lạnh, đổ mồ hôi hay bị lạnh mặc dù nhiệt độ của cơ thể rất cao. Hầu hết các cơn sốt thường kéo dài dưới một tuần, thường là khoảng 3-4 ngày;
  • Ho. Cơn ho dai dẳng rất phổ biến khi bị cúm. Cơn ho có thể trở nặng, gây khó chịu và đau đớn. Bạn cũng có thể khó thở hoặc thấy khó chịu ở ngực trong thời gian này. Nhiều cơn ho đi kèm với cúm có thể kéo dài trong khoảng hai tuần;
  • Đau cơ. Những cơn đau nhức ở bắp thịt liên quan đến cúm thường xảy ra nhiều nhất ở cổ, lưng, cánh tay và chân. Chúng thường nghiêm trọng và gây khó khăn khi bạn di chuyển ngay cả khi thực hiện thao tác cơ bản;
  • Đau đầu. Triệu chứng đầu tiên của bệnh cúm có thể là một cơn nhức đầu dữ dội. Đôi khi, các triệu chứng về mắt bao gồm nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh cũng đi kèm với đau đầu;
  • Mệt mỏi. Đây là một triệu chứng không quá rõ ràng của bệnh cúm. Nếu bạn cảm thấy không khỏe thì có thể đó là dấu hiệu của nhiều bệnh khác. Những cảm giác mệt mỏi có thể đến rất nhanh và gây khó chịu.

Hơn nữa, cảm lạnh và cúm có một vài triệu chứng phổ biến giống nhau. Những người có một trong hai bệnh thường có các dấu hiệu:

  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi;
  • Hắt xì;
  • Nhức mỏi cơ thể;
  • Mệt mỏi chung.

Như một quy luật, các triệu chứng cúm thường nghiêm trọng hơn triệu chứng của cảm lạnh.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh cảm lạnh và cúm?

Cảm lạnh là một bệnh nhiễm trùng có thể được gây ra bởi một loại virus được gọi là rhinovirus. “Rhino” bắt nguồn từ tiếng Latin có nghĩa là mũi vì bệnh này có xu hướng ảnh hưởng đến đường hô hấp trên bao gồm mũi. Kỳ lạ thay, căn bệnh này không phải do trời lạnh mà là do vi trùng từ người khác gây ra, vì khi trời lạnh, chúng ta có xu hướng xích lại gần nhau và có nhiều khả năng truyền các mầm bệnh cho nhau.

Bệnh cúm gây ra bởi một loại virus rất dễ lây, được gọi là virus cúm. Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói, virus sẽ phát tán trên nước bọt qua không khí và dễ dàng lây sang người bên cạnh.

Điều trị hiệu quả

Những ai thường mắc phải bệnh cảm lạnh và cúm?

Hai bệnh trên thực sự rất phổ biến, trẻ sơ sinh, người già và những người mắc phải bệnh khác hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu là những người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh cảm lạnh và cúm?

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh và cúm thông bao gồm:

  • Điều kiện sống. Những người sống tại các cơ sở cùng với nhiều người khác, như nhà dưỡng lão hoặc doanh trại quân đội, có nhiều khả năng mắc phải hai bệnh này;
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu. Phương pháp điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép, corticosteroid và HIV/AIDS có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, điều này có thể khiến bạn dễ bị cảm lạnh, cảm cúm hơn và cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng;
  • Bệnh mạn tính. Các bệnh mạn tính, chẳng hạn như vấn đề về bệnh hen suyễn, tiểu đường hoặc tim, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh;
  • Mang thai. Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng phát triển các biến chứng, đặc biệt là trong giai đoạn thứ hai và thứ ba của chu kì thai. Phụ nữ hai tuần sau khi sinh cũng có nhiều khả năng mắc phải các biến chứng liên quan đến cúm.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh cảm lạnh và cúm?

Dựa vào các triệu chứng, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh cảm lạnh và cúm. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn gặp phải tình trạng này thì bác sĩ sẽ kiểm tra cơ thể. Sau đó, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm khác, như xét nghiệm máu nếu cần thiết.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh cảm lạnh và cúm?

Thông thường, bạn chỉ cần nghỉ ngơi tại giường và uống nhiều nước để điều trị bệnh cảm lạnh và cúm nhưng trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê toa cho bạn một loại thuốc kháng virus. Nếu bạn uống ngay sau khi nhận thấy có các triệu chứng thì thuốc này có thể làm thời gian mắc bệnh giảm đi 1 ngày hoặc nhiều hơn và giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Tác dụng phụ của thuốc kháng virus có thể bao gồm buồn nôn và ói mửa. Bạn có thể giảm những tác dụng phụ nếu dùng thuốc kèm với bữa ăn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh cảm lạnh và cúm?

Bạn cần nghỉ ngơi nhiều, uống nhiều nước và tịnh dưỡng để khỏi bệnh một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau.

  • Giữ ẩm không khí với dụng cụ làm ẩm để giúp cổ họng và mũi dễ chịu;
  • Ăn thức ăn lỏng, ấm như món súp gà có thể làm dịu cơn đau, ngứa cổ họng;
  • Rửa tay thường xuyên để tránh lây lan nhiễm trùng. Nếu không tiện rửa tay thì hãy giữ một chai nước rửa tay nhỏ trong túi xách;
  • Kiểm soát các triệu chứng bằng các loại thuốc không kê toa.

Vào mùa hè hay mùa đông, bạn vẫn có thể bị cảm lạnh hoặc cúm. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số thói quen lành mạnh để ngăn ngừa cảm lạnh và cúm:

  • Tiêm vắc-xin ngừa cúm để giảm nguy cơ nhiễm trùng;
  • Rửa tay và quét dọn nhà cửa thường xuyên;
  • Ăn thức ăn có nhiều vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ thống miễn dịch;
  • Tập thể dục thường xuyên để giữ cho hệ thống miễn dịch luôn khỏe mạnh.

Nếu bạn mắc phải cúm hay cảm lạnh, hãy tránh lây lan cho người khác bằng cách:

  • Che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Các vi trùng có thể bay trong không khí;
  • Rửa tay thường xuyên để tiêu diệt vi khuẩn có thể gây ra nhiễm trùng hoặc mang theo nước rửa tay;
  • Vứt khăn giấy sau khi đã sử dụng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tụ máu dưới màng cứng

(84)
Tìm hiểu chungTụ máu dưới màng cứng là bệnh gì?Bao bọc quanh não và tủy sống là lớp màng não. Tụ máu là hiện tượng xuất huyết trong một cơ quan hoặc ... [xem thêm]

Chuột rút

(80)
Tìm hiểu chungChuột rút là tình trạng gì?Chuột rút là cơn co mạnh, đau và thắt chặt các cơ, thường đến đột ngột và kéo dài từ vài giây cho đến vài ... [xem thêm]

Viêm họng: Cách điều trị và phòng ngừa

(21)
Viêm họng là một tình trạng rất phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể gặp một lần trong đời. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này và làm thế nào ... [xem thêm]

Tắc tuyến lệ

(56)
Tìm hiểu chungBệnh tắc tuyến lệ là gì?Bệnh tắc tuyến lệ xảy ra khi hệ thống dẫn lưu nước mắt của mắt bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn. Nước ... [xem thêm]

Hội chứng Aarskog-Scott

(22)
Tìm hiểu chungHội chứng Aarskog – Scott là gì?Hội chứng Aarskog – Scott là một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều bộ phận cơ ... [xem thêm]

Rối loạn thính giác

(100)
Tìm hiểu chungRối loạn thính giác là gì?Rối loạn thính giác, hay còn được gọi là mất thính giác, là tình trạng dần dần mất đi khả năng nghe âm thanh. Có 3 ... [xem thêm]

Chứng tăng sắc tố da

(82)
Tìm hiểu về chứng tăng sắc tố daChứng tăng sắc tố da là gì?Chứng tăng sắc tố da là tình trạng khiến da bị sạm đen. Nó có thể là những mảng nhỏ, bao ... [xem thêm]

Suy tuyến yên (giảm hormone tuyến yên)

(67)
Tìm hiểu chungSuy tuyến yên (giảm hormone tuyến yên) là bệnh gì?Suy tuyến yên, hay còn gọi là giảm hormone tuyến yên, là tình trạng tuyến yên hoạt động yếu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN