Cơ thể bạn sẽ ra sao khi mất nước?

(3.94) - 50 đánh giá

Tìm hiểu chung

Mất nước là gì?

Mất nước là tình trạng lượng nước bị mất ra khỏi cơ thể cao hơn so với lượng nước cơ thể nhập vào. Sự mất cân bằng này sẽ phá vỡ sự cân bằng của các nồng độ muối, khoáng chất và lượng đường trong máu từ đó gây cản trở hoạt động bình thường của cơ thể và gây nhiều thiệt hại cho cơ thể.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của mất nước là gì?

Một số triệu chứng phổ biến của tình trạng mất nước là:

  • Khát nước nhiều;
  • Cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng;
  • Đánh trống ngực;
  • Giảm lượng nước tiểu;
  • Khô miệng;
  • Nước tiểu bị cô đặc và có màu vàng đậm;
  • Yếu cơ;
  • Khô da.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Mất nước khá thường gặp, và trong một số trường hợp, tình trạng mất nước có thể cực kỳ nguy hiểm nếu không được điều trị. Bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu nằm trong những trường hợp sau đây:

  • Sốt;
  • Tiêu chảy hơn 2 ngày;
  • Giảm lượng nước tiểu;
  • Lơ mơ, giảm nhận thức;
  • Cơ thể mệt mỏi;
  • Mất khả năng tập trung;
  • Ngất xỉu;
  • Đau ngực hoặc đau bụng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra mất nước?

Mất nước thường do bạn cung cấp không đầy đủ chất lỏng cho cơ thể. Ngoài ra có thể do các yếu tố khác như khí hậu khô nóng, hoạt động thể chất và chế độ ăn uống. Ngoài ra, mất nước có thể do một số bệnh lý như tiêu chảy, nôn mửa và bệnh tiểu đường.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường bị mất nước?

Mất nước rất phổ biến và ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Mỗi ngày, nước trong cơ thể của chúng ta thoát ra ngoài thông qua hơi thở, mồ hôi, nước tiểu và phân. Nếu chúng ta không cung cấp cho cơ thể đủ nước để bù đắp cho số nước thải ra, chúng ta sẽ bị mất nước.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị mất nước?

Trẻ sơ sinh có nguy cơ mất nước cao vì trọng lượng cơ thể của các bé còn thấp nên rất nhạy cảm với tình trạng mất nước, bé có thể bị mất nước ngay cả khi chỉ nạp thiếu một lượng ít.

Những người lớn tuổi cũng có nguy cơ cao bởi vì họ có thể quên hoặc không biết khi nào họ cần uống nước.

Những người có bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh thận, nghiện rượu cũng có thể bị mất nước.

Các vận động viên, đặc biệt là những vận động viên tham gia các môn thể thao đòi hỏi sức bền như marathon có thể bị mất nước do đổ mồ hôi.

Những người làm ngành nghề lao động chân tay, chẳng hạn như công nhân xây dựng, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên cũng có thể mất nước do đổ mồ hôi.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán mất nước?

Bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng điển hình của mất nước như lơ mơ, mệt mỏi, huyết áp thấp, tim đập nhanh (đánh trống ngực), sốt và da mất đàn hồi để chẩn đoán tình trạng.

Bạn có thể sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng thận và kiểm tra nồng độ natri, kali cũng như các chất điện giải khác trong cơ thể.

Bác sĩ sẽ dễ dàng chẩn đoán tình trạng thông qua xét nghiệm phân tích nước tiểu do nước tiểu của một người mất nước sẽ đậm màu và cô đặc hơn.

Để xác định tình trạng mất nước ở trẻ em, bác sĩ sẽ kiểm tra thóp, mồ hôi cũng như một số đặc điểm ở cơ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị mất nước?

Tất nhiên, để bù đắp cho sự mất mát chất lỏng trong cơ thể, bạn cần phải uống nhiều nước, ví dụ như nước lọc, nước trái cây….. nhưng bạn nên tránh thức uống chứa caffeine và có gas.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị mất nước không nên cho trẻ uống nước lọc nhiều vì có thể làm rối loạn nồng độ các chất điện giải trong cơ thể bé. Tổ chức Y tế thế giới khuyên nên cho trẻ uống một loại dung dịch để bù nước có chứa thành phần cân bằng các chất điện giải như kali, natri, clo và đường để khôi phục lại lượng dịch mất cho các bé một cách an toàn.

Trong trường hợp mất nước nghiêm trọng, bạn cần phải đi đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để có hướng giải quyết thích hợp. Bác sĩ sẽ có thể cho bạn dùng thêm thuốc chống tiêu chảy, chống sốt hoặc chống nôn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến mất nước?

Bạn sẽ có thể kiểm soát tình trạng mất nước nếu áp dụng các biện pháp sau:

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Điều kiện hiến máu bạn nên biết trước khi đăng ký

(90)
Hiến máu là một nghĩa cử cao đẹp để giúp đỡ những người cần truyền máu. Song bạn nên tìm hiểu kỹ các quy định và điều kiện hiến máu để đảm ... [xem thêm]

Bệnh gan: Tìm hiểu về bệnh thiếu alpha – 1 antitrypsin

(36)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm Alpha-1 antitrypsin (A1AT, AAT, xác định kiểu hình Alpha1-antitrypsin)Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: máu (function() { var qs,js,q,s,d=document, ... [xem thêm]

Thai nhi 21 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(23)
Sự phát triển của thai nhi 21 tuần tuổiThai nhi 21 tuần phát triển như thế nào?Hẳn nhiều mẹ cũng tò mò muốn biết thai 21 tuần cân nặng bao nhiêu? Trả lời ... [xem thêm]

4 cách đơn giản giúp bạn chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

(19)
Sau khi bé chào đời, một phần dây rốn vẫn còn ở bụng của bé. Lúc này, bạn cần chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh cẩn thận và để cuống rốn tự rụng sau 1 ... [xem thêm]

Đồng hóa và dị hóa: Sự khác biệt nào đối với cơ thể?

(80)
Đồng hóa và dị hóa là các quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Khi hiểu rõ hai quá trình này, bạn có thể cải thiện sức khỏe và vóc dáng theo mục tiêu ... [xem thêm]

5 nguyên tắc giúp bạn ăn kiêng đường dễ dàng hơn

(22)
Việc tuân theo các nguyên tắc của chế độ ăn kiêng đường sẽ không còn là một thử thách khó khăn khi bạn kết hợp với thực phẩm bổ dưỡng và hoạt ... [xem thêm]

9 điều nên làm khi mắc đái tháo đường thai kỳ

(50)
Để có thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần chú ý về dinh dưỡng, tập luyện. Đặc biệt, với người bị tiểu đường thai kỳ, cần biết cách giảm đường ... [xem thêm]

Khám phá các loại thuốc điều trị viêm xoang

(69)
Thuốc điều trị viêm xoang có rất nhiều nhóm với các cơ chế khác nhau. Do đó, nếu muốn lựa chọn và sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả thì bạn cần tìm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN