Glyprin®

(4.13) - 21 đánh giá

Tên gốc: aspirin, glycine

Phân nhóm: thuốc chống đông máu, thuốc chống co giật & thuốc hạ mạch máu (thuốc làm tan huyết khối)

Tên biệt dược: Glyprin®

Tác dụng

Tác dụng của thuốc Glyprin® là gì?

Glyprin® thường được sử dụng cho bệnh thiếu máu tạm thời, dự phòng thứ phát của nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tắc mạch.

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Glyprin® cho người lớn như thế nào?

Bạn nên uống 1 viên thuốc mỗi ngày.

Liều dùng thuốc Glyprin® cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc Glyprin® như thế nào?

Bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác. Đặc biệt, bạn không sử dụng thuốc với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định.

Bạn có thể uống thuốc kèm hoặc không kèm với thức ăn. Tuy nhiên, bạn có thể dùng thuốc kèm với thức ăn để giảm tình trạng kích ứng dạ dày. Bên cạnh đó, bạn cần uống cả viên thuốc với 1 ly nước đầy.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Glyprin®?

Rối loạn đường tiêu hóa, ăn mòn niêm mạc ruột, loét, xuất huyết và đau nhức.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc Glyprin®, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này;
  • Bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc Glyprin®;
  • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng);
  • Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Thuốc Glyprin® có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc Glyprin® có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thuốc này có thể làm tăng hoạt tính khi tác dụng với thuốc chống đông máu, coumarin, sulphonylureas, methotrexate, phenytoin và valproic axit.

Giảm tác dụng khi bạn sử dụng với thuốc uricosuric, ví dụ probenecid và sulphinpyrazone.

Thuốc Glyprin® có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Glyprin®?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản Glyprin® như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Dạng bào chế

Thuốc Glyprin® có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc Glyprin® có dạng viên nén chứa aspirin 100 mg, glycine 45 mg.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc Exemestane

(99)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc exemestane là gì?Thuốc này được sử dụng để điều trị một số loại ung thư vú (như ung thư vú có thụ thể hormon estrogen ... [xem thêm]

Sensa Cools

(75)
Bột sủi thanh nhiệt Sensa Cools có các thành phần sau: Chiết xuất chanhChiết xuất Alyxia stellataVỏ quếVitamin CTác dụng của Sensa CoolsTác dụng của Sensa Cools là ... [xem thêm]

Thuốc liothyronine

(47)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc liothyronine là gì?Liothyronine được sử dụng để điều trị tuyến giáp kém hoạt động (suy giáp). Nó thay thế cho hormone ... [xem thêm]

Acepron®

(47)
Tên gốc: paracetamol 250mgPhân nhóm: thuốc giảm đau (không có chất gây nghiện) & hạ sốtTên biệt dược: Acepron®Tác dụng của thuốc Acepron®Tác dụng của thuốc ... [xem thêm]

Thuốc SpectraBAN® Sensitive 30/SpectraBAN® 60

(19)
Tên gốc: SpectraBAN Sensitive 30: nước, Ethylhexyl Methoxycinnamate, Methylene Bis-Benzotriazolyl Tetramethylbutylphenol (Tinosorb M), Propylene Glycol, Biosaccharide Gum-1, Dibutyl Adipate, ... [xem thêm]

Varicella-zoster immunoglobulins là gì?

(65)
Tác dụngTác dụng của Varicella-zoster immunoglobulins là gì?Varicella+zoster immunoglobulins thuộc nhóm dị ứng và hệ miễn dịch, phân nhóm vắc-xin, kháng huyết ... [xem thêm]

Paratramol®

(62)
Tên gốc: paracetamol, tramadolPhân nhóm: thuốc giảm đau (không có chất gây nghiện) & hạ sốt / thuốc giảm đau (có chất gây nghiện)Tên biệt dược: Paratramol®Tác ... [xem thêm]

Crotamiton

(15)
Tác dụngTác dụng của crotamiton là gì?Crotamiton được sử dụng để điều trị bệnh ghẻ. Bệnh ghẻ là một bệnh nhiễm trùng da do con cái ghẻ chui sâu vào da. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN