Đồng hóa và dị hóa: Sự khác biệt nào đối với cơ thể?

(3.65) - 80 đánh giá

Đồng hóa và dị hóa là các quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Khi hiểu rõ hai quá trình này, bạn có thể cải thiện sức khỏe và vóc dáng theo mục tiêu mong muốn.

Trao đổi chất (metabolism) là một quá trình sinh hóa giúp các sinh vật sống phát triển, sinh sản, chữa lành và thích nghi với môi trường sống. Các quá trình này bao gồm đồng hóa và dị hóa xảy ra đồng thời, giúp cơ thể tổ chức các phân tử bằng cách giải phóng và thu giữ năng lượng để giữ cho cơ thể hoạt động mạnh mẽ đúng cách.

Dưới đây bạn hãy cùng tìm hiểu đồng hóa là gì, dị hóa là gì để biết cách phân biệt và cách hai quá trình này tác động đến cơ thể nhé!

Đồng hóa là gì?

Đồng hóa (anabolism) hoặc sinh tổng hợp (biosynthesis) là tập hợp các phản ứng sinh hóa nhằm mục đích xây dựng các phân tử lớn, phức tạp từ các thành phần nhỏ, đơn giản để tích lũy năng lượng.

Đây là quá trình biến đổi các chất không đặc hiệu trong thức ăn như glucid, lipid, protein từ các nguồn thực vật, động vật, vi sinh vật, thành các chất hữu cơ khác đặc hiệu của cơ thể. Đặc điểm của quá trình này là thu năng lượng. Năng lượng cần thiết cung cấp cho các phản ứng tổng hợp trên chủ yếu là nhờ vào sự thủy phân của adenosine triphosphate (ATP).

Dị hóa là gì?

Dị hóa (catabolism) là tập hợp các phản ứng sinh hóa nhằm mục đích phá vỡ các phân tử phức tạp thành các phân tử đơn giản hơn để giải phóng năng lượng cho hoạt động sống.

Đây là quá trình phân giải các chất dự trữ, đặc trưng của cơ thể thành các sản phẩm phân tử nhỏ không đặc trưng và tạo những chất thải (carbon dioxide, ure, amoniac, axit axetic, axit lactic…) ra môi trường.

Năng lượng được tích lũy ở quá trình đồng hóa sẽ được giải phóng trong quá trình dị hóa để cung cấp lại cho hoạt động tổng hợp của đồng hóa. Hai quá trình này tuy trái ngược nhau nhưng hỗ trợ lẫn nhau. Nếu không có đồng hóa thì không có nguyên liệu cho dị hóa và ngược lại không có dị hóa thì không có năng lượng cho hoạt động đồng hóa.

Nhìn chung, đồng hóa và dị hóa đều là quá trình trao đổi vật chất và năng lượng. Quá trình đồng hóa luôn đòi hỏi năng lượng nên luôn cần quá trình dị hóa xảy ra đồng thời để cung cấp theo nhu cầu.

Hormone đồng hóa và dị hóa

Các hormone khác nhau trong cơ thể có liên quan đến quá trình đồng hóa và dị hóa bao gồm:

Hormone đồng hóa

Các hormone đồng hóa bao gồm:

• Estrogen: Có ở nam giới và nữ giới, estrogen được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng giúp điều chỉnh một số vấn đề ở nữ (tăng trưởng của ngực và hông), điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và đóng vai trò tăng cường khối lượng xương.

• Testosterone: Có ở nam giới và nữ giới, testosterone được sản xuất chủ yếu ở tinh hoàn, giúp điều chỉnh một số vấn đề của nam giới như giọng nói, củng cố xương, xây dựng và duy trì khối lượng cơ bắp.

• Insulin: Được sản xuất bởi các tế bào beta trong tuyến tụy, giúp điều chỉnh nồng độ trong máu và sử dụng glucose. Cơ thể không thể sử dụng glucose (nguồn năng lượng chính) không có insulin. Khi tuyến tụy không thể tạo ra insulin có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.

• Hormone tăng trưởng: Được sản xuất trong tuyến yên, hormone tăng trưởng giúp kích thích và điều chỉnh sự tăng trưởng cơ thể trong giai đoạn đầu đời. Sau khi trưởng thành, hormone này giúp điều chỉnh sửa chữa xương.

Hormone dị hóa

Các hormone dị hóa bao gồm:

• Adrenaline: Còn được gọi là epinephrine, adrenaline được sản xuất bởi tuyến thượng thận. Đây là yếu tố chính của chiến đấu-hay-bỏ chạy (fight-or-flight reaction) giúp tăng nhịp tim, mở các tiểu phế quản trong phổi để hấp thụ oxy tốt hơn và làm cơ thể có nhiều glucose để cung cấp năng lượng nhanh.

• Cortisol: Hormone này cũng được sản xuất ở tuyến thượng thận, cortisol được gọi là “hormone căng thẳng”. Cortisol được giải phóng khi bạn lo lắng, hồi hộp hoặc cảm thấy khó chịu kéo dài. Hormone này có thể làm tăng huyết áp, lượng đường trong máu và ức chế các quá trình miễn dịch của cơ thể.

• Glucagon: Được sản xuất bởi các tế bào alpha trong tuyến tụy, glucagon kích thích sự phân hủy glycogen thành glucose. Glycogen được lưu trữ trong gan và khi cơ thể cần nhiều năng lượng hơn (tập thể dục, chiến đấu, mức độ căng thẳng cao), glucagon kích thích gan dị hóa glycogen, đi vào máu dưới dạng glucose.

• Cytokine: Hormone này là một loại protein nhỏ điều chỉnh sự giao tiếp và tương tác giữa các tế bào. Cytokine liên tục được sản xuất và phân hủy trong cơ thể, nơi axit amin của chúng được tái sử dụng cho các quá trình khác. Hai ví dụ về cytokine là interleukin và lymphokine, thường được giải phóng trong quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể trước sự xâm lấn (vi khuẩn, virus, nấm, khối u) hoặc chấn thương.

Bất kỳ sự ảnh hưởng nào đến hormone của cơ thể, chẳng hạn như các tình trạng về tuyến giáp, cũng có thể tác động đến các quá trình này và sự trao đổi chất tổng thể.

Ví dụ, một nghiên cứu nhỏ kiểm tra sự cân bằng hormone đồng hóa – dị hóa ở người tập thể hình khi chuẩn bị một cuộc thi, được chia thành 2 nhóm: Nhóm tập luyện và ăn uống như bình thường và nhóm bị hạn chế năng lượng để giảm mỡ cơ thể. Nhóm bị hạn chế năng lượng đã cho thấy lượng mỡ trong cơ thể và khối lượng cơ bắp giảm đáng kể so với nhóm bình thường. Nồng độ insulin, hormone tăng trưởng, mức testosterone cũng đều giảm.

Đồng hóa và dị hóa ảnh hưởng cân nặng

Vì quá trình đồng hóa và dị hóa là một phần trong quá trình trao đổi chất, do đó các quá trình này đều ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể bạn.

  • Trạng thái đồng hóa: Cơ thể sẽ xây dựng và duy trì khối lượng cơ bắp. Điều này giúp duy trì hoặc tăng cân.
  • Trạng thái dị hóa: Cơ thể sẽ phá vỡ hoặc giảm khối lượng tổng thể, cả mỡ và cơ bắp.

Bạn có thể kiểm soát trọng lượng cơ thể bằng cách hiểu rõ quá trình trao đổi chất tổng thể, các quá trình đồng hóa và dị hóa. Cả hai quá trình này đều có thể giúp giảm mỡ theo thời gian. Nếu bạn tập luyện nhiều, cơ thể sẽ bắt đầu quá trình đồng hóa, bạn sẽ có xu hướng giảm mỡ và duy trì hoặc thậm chí tăng cơ. Cơ bắp nặng dày hơn mỡ, vì vậy trọng lượng cơ thể và chỉ số khối cơ thể của bạn có thể cao hơn với vóc dáng thon thả hơn.

Khi cơ thể bình thường, chưa cần bổ sung năng lượng, các nguồn năng lượng dự trữ trong cơ thể như cơ bắp, mỡ sẽ không được sử dụng và không làm thay đổi trọng lượng cơ thể. Khi cơ thể bị đói sẽ xảy ra quá trình dị hóa, cơ bắp và mỡ sẽ bị đem ra đốt lấy năng lượng giúp giảm cân. Tuy nhiên, điều này không mang lại lợi ích cho người tập thể hình muốn xây dựng cơ bắp.

Tỷ lệ giữa đồng hóa và dị hóa trong cơ thể còn tùy thuộc vào độ tuổi và trạng thái bao gồm:

  • Độ tuổi: Ở độ tuổi trẻ em, cơ thể đang lớn, quá trình đồng hóa lớn hơn dị hóa, ngược lại ở người già, quá trình dị hóa lại lớn hơn đồng hóa.
  • Hoạt động: Khi đang hoạt động, quá trình dị hóa lớn hơn đồng hóa, ngược lại lúc nghỉ ngơi đồng hóa mạnh hơn dị hóa.

Bài tập đồng hóa và dị hóa

Dựa trên sự phân biệt đồng hóa và dị hóa thông qua các bài tập sẽ giúp bạn tối ưu được hiệu quả và mục tiêu tập luyện bao gồm:

Bài tập đồng hóa

Các bài tập đồng hóa nói chung là những bài tập xây dựng khối lượng cơ bắp, chẳng hạn như tập tạ. Hầu hết bài tập không sử dụng oxy là bài tập đồng hóa, bao gồm chạy nước rút, nhảy dây, bài tập cường độ cao ngắt quãng (interval training) hoặc bất kỳ hoạt động nào được thực hiện ở cường độ cao trong thời gian ngắn.

Với các hoạt động này, cơ thể buộc phải sử dụng nguồn năng lượng dự trữ ngay lập tức và sau đó loại bỏ sự tích tụ axit lactic trong cơ bắp. Để quen dần với cường độ cao này, cơ thể sẽ tăng khối lượng cơ bắp, xương và sử dụng axit amin để tăng dự trữ protein.

Bài tập dị hóa

Các bài tập dị hóa phần lớn là aerobic, có nghĩa là bài tập tiêu thụ oxy, giúp đốt cháy calo và chất béo. Việc sử dụng oxy là yếu tố chính trong quá trình dị hóa, vì oxy là chất khử trong nhiều quá trình hóa học.

Các bài tập dị hóa điển hình là chạy bộ, đạp xe, bơi lội, khiêu vũ hoặc bất kỳ hoạt động thể chất nào được thực hiện trong ít nhất 20 phút ở cường độ vừa phải. Thời gian là yếu tố chính để đạt được kết quả mong muốn vì sau khoảng 15 – 20 phút, cơ thể chuyển từ sử dụng glucose và glycogen sang sử dụng chất béo để duy trì nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Bài tập đồng hóa sẽ giúp tăng cường cân nặng kích thước cơ thể, bài tập dị hóa sẽ giúp giảm mỡ, thân hình thon gọn. Cách tốt nhất là bạn nên phối hợp các bài tập đồng hóa và dị hóa cân bằng để đạt được hoặc duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng cũng như cải thiện sức khỏe tổng thể.

Những thông tin trên hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ đồng hóa là gì, dị hóa là gì để biết cách phân biệt, và cách hai quá trình này tác động đến cơ thể. Khi nắm bắt được sự khác biệt giữa đồng hóa và dị hóa có thể giúp bạn đạt được mục tiêu vóc dáng, đồng thời xây dựng chế độ ăn lành mạnh để bạn có thể khỏe mạnh từ trong ra ngoài.

Hoàng Trí | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Playlist nhạc tập gym giúp bạn tập hiệu quả hơn

(27)
Âm nhạc luôn là một liều thuốc bổ dưỡng cho tinh thần và cơ thể con người, đặc biệt là đối với các hoạt động khiến bạn tiêu tốn nhiều năng lượng ... [xem thêm]

Đạp đinh bị nhức, phải làm sao để vết thương nhanh lành?

(91)
Vết thương từ việc đạp đinh có thể bị nhiễm trùng hoặc những biến chứng khác nếu không được xử lý đúng cách. Nếu đạp định bị nhức, bạn phải ... [xem thêm]

Bà bầu ngộ độc thực phẩm do nhiễm khuẩn Listeria, mối nguy khôn lường

(32)
Bà bầu ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Listeria gây ra có khả năng bị sẩy thai. Phòng ngừa sớm là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cả mẹ và ... [xem thêm]

Ánh sáng xanh ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?

(80)
Melatonin là một hormone được tạo ra từ tuyến tùng trong bộ não, giúp cơ thể bạn kiểm soát chu kỳ giấc ngủ hàng ngày. Khi phải tiếp xúc với quá nhiều ánh ... [xem thêm]

Như thế nào là nhịp tim thai bình thường?

(75)
Nhịp tim thai bình thường là bao nhiêu? Đây là câu hỏi mà bạn có thể đặt ra khi lần đầu làm mẹ và nghe nhịp tim của con.Tim thai nhi được hình thành từ ... [xem thêm]

Top 10 sản phẩm trị thâm mụn nhận được nghìn like

(72)
Nếu bạn đã sẵn sàng để đánh bại những vết thâm mụn đáng ghét, hãy xem qua top 10 sản phẩm trị thâm mụn được yêu thích nhất nhé!Sau khi tạm biệt ... [xem thêm]

Triệu chứng khi con bạn mắc bệnh hồng cầu hình liềm

(20)
Bệnh hồng cầu hình liềm được xem là một trong những bệnh lý nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao. Bệnh này thường gặp ở trẻ em và đến nay việc điều ... [xem thêm]

Làm thế nào để tuổi teen sống khỏe với đột quỵ?

(16)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN