Sự phát triển của thai nhi 21 tuần tuổi
Thai nhi 21 tuần phát triển như thế nào?
Hẳn nhiều mẹ cũng tò mò muốn biết thai 21 tuần cân nặng bao nhiêu? Trả lời bạn bé lúc này đã có kích thước cỡ củ cà rốt với chiều dài khoảng 26,7cm tính từ đầu đến gót chân và nặng khoảng 340g.
Nước ối có tác dụng đệm và hỗ trợ em bé trong tử cung bây giờ lại phục vụ cho một mục đích khác. Ruột của bé giờ đây đã phát triển đủ để hấp thu một lượng nhỏ các loại đường trong chất lỏng, chất lỏng này sẽ được nuốt và đi qua hệ thống tiêu hóa của ruột già. Tuy nhiên, hầu hết các chất dinh dưỡng cho bé 21 tuần vẫn được cung cấp thông qua nhau thai.
Đến lúc này, gan và lá lách của bé đã chịu trách nhiệm cho việc sản xuất tế bào máu. Tủy xương được phát triển đủ để đóng góp vào sự hình thành tế bào máu và tủy xương cũng sẽ là cơ quan chính sản xuất tế bào máu kể từ tháng thứ 9 và sau khi sinh. Lá lách sẽ ngừng sản xuất các tế bào máu ở tuần thai kỳ thứ 30 và gan sẽ ngừng sản xuất tế bào máu một vài tuần trước khi sinh.
Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 21
Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?
Vậy là bạn đã rõ thai 21 tuần phát triển như thế nào. Những ngày này mẹ sẽ thấy khá thoải mái một phần vì bụng mẹ chưa quá lớn và những triệu chứng khó chịu ở giai đoạn đầu thai kỳ cũng dần biến mất. Nếu mẹ đang cảm thấy khỏe khoắn, hãy thư giãn và tận hưởng nó, vì mang thai tháng thứ 9 sẽ khiến mẹ mệt mỏi rất nhiều đấy!
Tuy nhiên, mẹ có thể cũng sẽ phải đối phó với một số vấn đề khác khi thai nhi được 21 tuần tuổi. Ví dụ như việc tăng sản xuất dầu trong cơ thể sẽ “góp phần” làm mụn trứng cá phát triển. Nếu gặp trường hợp đó, mẹ phải siêng năng vệ sinh vùng da mụn với xà phòng nhẹ hoặc sữa rửa mặt hai lần mỗi ngày. Hãy chắc chắn rằng các loại kem dưỡng ẩm hoặc trang điểm mà mẹ sử dụng không chứa dầu. Không nên dùng bất cứ loại thuốc trị mụn nào bằng đường uống bởi một số thuốc rất nguy hiểm trong quá trình mang thai. Trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm trị mụn nào, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Không những thế, mẹ bầu trong những tháng cuối thai kỳ còn có thể gặp phải chứng suy giãn tĩnh mạch. Theo đó, thai nhi phát triển sẽ tạo áp lực ngày càng tăng ở các tĩnh mạch ở chân của mẹ, kèm theo nồng độ hormone progesterone tăng cao là nguyên nhân khiến tĩnh mạch suy yếu và làm cho vấn đề tồi tệ hơn. Mẹ có nhiều khả năng mắc tình trạng này nếu các thành viên khác trong gia đình có tiền sử bị bệnh này.
Ngoài ra, giãn tĩnh mạch có xu hướng ngày càng tệ hơn khi mẹ mang thai liên tiếp và tuổi ngày một cao hơn. Để giúp ngăn ngừa hoặc giảm thiểu suy tĩnh mạch, mẹ nên tập thể dục hàng ngày, chống đỡ bàn chân và chân của mẹ bất cứ khi nào có thể, nằm ngủ nghiêng về bên trái và mặc đồ bầu hỗ trợ thai sản, để giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Mẹ cũng có thể gặp hiện tượng tĩnh mạch hình mạng nhện – một nhóm các mạch máu nhỏ ở gần bề mặt da, đặc biệt là trên mắt cá chân, chân hoặc mặt. Chúng có hình mạng nhện hoặc giống như các tia nắng nhỏ tỏa ra từ mặt trời hay các nhánh cây đâm ra từ phần trung tâm, hoặc là một nhóm các tia máu nhỏ tách riêng biệt và không có hình dạng nào cụ thể. Mặc dù chúng có thể có một chút khó coi nhưng tĩnh mạch mạng nhện không gây cảm giác khó chịu và thường tự biến mất sau khi sinh.
Thai nhi 21 tuần, mẹ cần lưu ý những gì?
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, chẳng mấy chốc mẹ đã được ẵm bồng “thiên thần” nhỏ xinh trên tay. Trước khi chạm đến khoảnh khắc “thiêng liêng” ấy, mẹ nên lưu giữ lại những kỷ niệm đẹp của hành trình mang thai. Những năm tháng sau này, khi con mẹ lớn lên, chắc hẳn bé sẽ vô cùng thích thú khi được quay lại quá khứ – thời điểm trước khi bé đến với thế giới này.
Tất cả những gì mẹ cần làm là chuẩn bị một chiếc hộp nhỏ xinh rồi đặt vào đấy những hình ảnh xoay quanh cuộc sống của mình. Đó có thể là ảnh siêu âm thai, thú cưng, người bạn đời hay tổ ấm hạnh phúc của bạn. Ngoài lưu giữ từng khoảnh khắc đẹp bên cạnh những người thân yêu, nhiều bà mẹ tương lai cũng có thói quen viết nhật ký, sắm sửa một vài món đồ lưu niệm hoặc thậm chí tự tay làm những vật dụng sơ sinh cho bé yêu sắp chào đời. Khi không sử dụng đến nữa, hãy cất giữ tất cả trong hộp ký ức để đến một ngày trao lại nó cho con cháu mình bạn nhé!
Ngoài khía cạnh cảm xúc, mẹ cũng nên chú trọng hơn đến việc bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất để đảm bảo sức khỏe; đặc biệt là sắt – một yếu tố cần cho quá trình hình thành nên tế bào máu. Để phòng ngừa chứng giãn tĩnh mạch, mẹ nên tích cực vận động và áp dụng mọi biện pháp nâng đỡ chân khi nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, mẹ cũng chú ý nên nằm nghiêng sang trái khi ngủ, đồng thời diện những trang phục thoải mái giúp bé phát triển tốt hơn.
Thai nhi được 21 tuần tuổi, mặc dù vẫn còn vài tháng trước khi mẹ có thể cho bé bú, nhưng lúc này ngực mẹ đã bắt đầu có sữa. Sữa này được gọi là sữa non, ngoài lượng dinh dưỡng dồi dào nó còn chứa lượng lớn kháng thể tự nhiên giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ. Sữa non xuất hiện khi mẹ bầu bước sang tháng thứ 7 của thai kỳ (khoảng tuần 24 – 28 trở đi). Cũng có trường hợp sữa non hình thành sớm ở tháng thứ 4, 5, 6.
Một vài dấu hiệu dễ nhận biết nhất chẳng hạn như ngực căng cứng và đau, đầu ti xuất hiện đốm trắng nhỏ li ti như mụn, kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Để khắc phục những biểu hiện trên, bạn có thể đắp gạc ấm hoặc xoa bóp ngực nhẹ nhàng. Ngoài ra, đừng ngần ngại thông báo với bác sĩ về những bất thường diễn ra trên cơ thể trong lần khám tiếp theo bạn nhé!
Từ bây giờ, việc thường xuyên đến khám bác sĩ sẽ trở thành thói quen tốt cho mẹ. Mẹ có thể yêu cầu bác sĩ kiểm tra những phần như sau khi thai nhi được 21 tuần tuổi, mặc dù có thể khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của mẹ và cách làm việc của bác sĩ: