To đầu chi

(3.6) - 94 đánh giá

Tìm hiểu chung

To đầu chi là bệnh gì?

Bệnh to đầu chi là chứng bệnh khi da và xương ở đầu, mặt, tay và chân phát triển vượt quá với mức tỉ lệ của cơ thể. Bệnh to đầu chi là chứng bệnh hiếm gặp, hằng năm chỉ khoảng 7500 đến 15000 người trên thế giới được chẩn đoán mắc bệnh này.

Triệu chứng thường gặp

Những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh to đầu chi là gì?

Xương ở tay, chân, đầu và mặt to lên bất thường là các dấu hiệu thường gặp của bệnh to đầu chi.

Ngoài ra, bệnh còn gây ra một số triệu chứng khác như:

  • Đau đầu;
  • Giảm thị lực;
  • Đau khớp;
  • Tê và nhói đầu ngón tay;
  • Huyết áp cao;
  • Thay đổi chu kì kinh nguyệt;
  • Chứng liệt dương ở nam;
  • Khoảng cách rộng giữa các nướu răng;
  • Ngủ ngáy;
  • Giọng trầm hơn.

Nếu bạn bị to đầu chi, bạn có thể mắc thêm viêm khớp, bệnh tim mạch và hay ngạt thở lúc ngủ. Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn có một trong các triệu chứng sau:

  • Có tay chân sưng phồng to, cơ yếu hoặc tê liệt cơ;
  • Có các bộ phận trên mặt môi, mũi, lưỡi,… bắt đầu phát triển to hơn và sưng phồng hơn bình thường;
  • Khoảng cách giữa các chân răng rộng hơn bình thường;
  • Cảm thấy bất thường về thị lực, đau đầu trầm trọng, tê hay đau dây thần kinh và/hoặc đau tức ngực để tránh các biến chứng của bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh to đầu chi là gì?

Bệnh to đầu chi có thể xảy ra nếu bạn có khối u lành tính ở tuyến yên. Điều này khiến cho tuyến yên sinh ra lượng hormone tăng trưởng cao hơn bình thường, dẫn đến xương ở tay, chân, đầu và mặt to lên bất thường.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh to đầu chi?

To đầu chi là một bệnh không quá phổ biến. Bệnh thường gặp ở độ tuổi trung niên và ảnh hưởng cả nam và nữ. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh to đầu chi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh to đầu chi?

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc to đầu chi, bao gồm:

  • Bạn có tiền sử bệnh về tuyến yên như u tuyến yên, suy tuyến yên;
  • Nếu bạn mắc bệnh rối loạn GHRH (giải phóng hormone tăng trưởng) ở thùy dưới đồi, bạn cũng có thể mắc bệnh to đầu chi do GHRH khiến hormone tăng trưởng hoạt động mạnh hơn bình thường.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán to đầu chi?

Có nhiều phương pháp để chẩn đoán bệnh to đầu chi. Thông thường bác sĩ sẽ kiểm tra cơ thể bệnh nhân và làm xét nghiệm máu để đo lượng hormone tăng trưởng.

Những phương pháp nào dùng để điều trị to đầu chi?

Những phương pháp điều trị to đầu chi bao gồm:

  • Chẩn đoán và chữa trị sớm các bệnh tuyến yên, giảm rối loạn sản sinh quá nhiều hormone tăng trưởng. Bác sĩ có thể gợi ý bạn đi khám ở một bác sĩ chuyên khoa nội tiết, chuyên điều trị các vấn đề về hormone;
  • Phẫu thuật để loại bỏ khối u, thực hiện bằng cách tiếp cận khối u ở tuyến yên thông qua mũi hay trên môi và không để lại sẹo;
  • Loại bỏ khối u bằng xạ trị.

Thông thường bác sĩ sẽ kết hợp tất cả các phương pháp để hiệu quả tốt nhất và nhanh nhất. Bệnh to đầu chi cần sự điều trị lâu dài. Phẫu thuật thường thành công nhưng lượng hormone có thể không trở về như bình thường, do đó, bệnh nhân cần có sự hỗ trợ của thuốc sau phẫu thuật.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh to đầu chi?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh to đầu chi:

  • Tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ trong đơn thuốc, và hợp tác quá trình điều trị. Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn gặp tác dụng phụ của thuốc như buồn nôn, hoa mắt, choáng váng thay vì tự ý ngưng thuốc;
  • Tái khám thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp, lượng đường huyết và tình trạng tim mạch để theo dõi các biến chứng của bệnh;
  • Tất cả các triệu chứng sẽ không hết ngay lập tức. Việc điều trị bệnh to đầu chi cần thời gian dài và ý chí của cả bệnh nhân lẫn người thân.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Viêm ruột thừa

(70)
Tìm hiểu chungViêm ruột thừa là bệnh gì?Viêm ruột thừa hay còn gọi là viêm ruột tịt. Đây là tình trạng ruột thừa bị viêm và nhiễm trùng. Ruột thừa là ... [xem thêm]

Nhiễm virus hợp bào hô hấp

(14)
Tìm hiểu chungNhiễm virus hợp bào hô hấp là gì?Virus hợp bào hô hấp (RSV) là một loại virus gây nhiễm trùng phổi và đường hô hấp. Nhiễm virus này rất phổ ... [xem thêm]

U nang biểu bì

(48)
Tìm hiểu chungU nang biểu bì là gì ?U nang biểu bì, hay còn gọi là u bã nhờn, u chất sừng hoặc u nang biểu mô, là những cục u nhỏ và cứng phát triển dưới ... [xem thêm]

Khô âm đạo

(95)
Định nghĩaKhô âm đạo là tình trạng gì?Khô âm đạo xảy ra khi âm đạo bị mất độ ẩm thông thường (hoặc chất bôi trơn tự nhiên), làm cho người bệnh ... [xem thêm]

Gút giả

(89)
Định nghĩaGút giả là bệnh gì?Bệnh gút giả là tình trạng đặc trưng bởi những cơn sưng đau đột ngột ở một hoặc nhiều khớp xương của bạn. Các cơn ... [xem thêm]

Giộp môi

(69)
Định nghĩaBệnh giộp môi (herpes ở miệng, rộp môi) là gì?Bệnh giộp môi (còn gọi là bệnh rộp môi, bệnh herpes ở miệng, herpes simplex-1 hoặc HSV-1) là một ... [xem thêm]

Rung nhĩ (Rung tâm nhĩ)

(81)
Định nghĩaRung nhĩ (rung tâm nhĩ) là bệnh gì?Rung nhĩ (hay rung tâm nhĩ) là một loại rối loạn nhịp tim. Bệnh xảy ra khi tim có hiện tượng một nhịp tim đập ... [xem thêm]

Rối loạn chuyển hóa Porphyria

(32)
Tìm hiểu chungBệnh rối loạn chuyển hóa Porphyria là gì?Bệnh Porphyria là một nhóm các rối loạn máu di truyền hiếm gặp đặc trưng bởi việc không có khả năng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN