Rận mu

(3.62) - 90 đánh giá

Rận mu là những côn trùng nhỏ xíu có khả năng bò từ lông mu của người này sang người khác khi họ quan hệ tình dục. Rận mu cũng có thể bị lây từ quần áo, khăn và giường ngủ đã bị nhiễm bọ. Khi chúng ở trên cơ thể của con người sẽ tồn tại bằng cách hút máu vật chủ.

Tìm hiểu chung

Bệnh rận mu là gì?

Rận mu là tình trạng vùng sinh dục có xuất hiện các côn trùng sống ký sinh rất nhỏ. Có ba loại rận ở người:

  • Pediculus humanus capitis: rận đầu (chấy)
  • Pediculus humanus Corporis: rận thân mình
  • Phthirus xương mu: rận mu

Rận hút máu người và gây ngứa dữ dội ở các khu vực bị ảnh hưởng. Rận mu thường sống trên lông mu và có thể lây lan qua tiếp xúc tình dục. Đôi khi, một số người có thể có rận ở lông mi, lông nách và lông mặt. Rận mu thường có kích thước nhỏ hơn so với rận thân mình và rận đầu.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh rận mu là gì?

Nếu mắc bệnh, bạn sẽ thường bị ngứa ở vùng sinh dục hay hậu môn khoảng 5 ngày sau khi bị nhiễm rận. Vào ban đêm, bạn có thể cảm thấy ngứa dữ dội hơn.

Các triệu chứng phổ biến của rận mu bao gồm:

  • Sốt nhẹ
  • Khó chịu
  • Thiếu năng lượng
  • Các nốt màu xanh ở gần các vết cắn

Ngứa nhiều có thể gây ra các vết thương hoặc nhiễm trùng ở các khu vực bị ảnh hưởng. Trẻ em bị rận ở lông mi có nguy cơ phát triển thành viêm kết mạc.

Tuy không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào, nhưng rận mu tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu trên cơ thể và còn dễ dàng lây lan sang người khác. Những con rận cái có quãng đời trung bình từ 25–30 ngày và mỗi lần có thể đẻ từ 20–30 trứng. Rận vẫn có thể sống xa cơ thể trong vòng từ 1–2 ngày. Vì vậy, chẩn đoán đúng bệnh và điều trị thích hợp là rất quan trọng, nếu không bạn sẽ mất một thời gian khá dài để có thể hoàn toàn loại bỏ chúng hoàn toàn.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ để xin lời khuyên về việc điều trị rận mu nếu:

  • Các sản phẩm y tế bạn mua từ các nhà thuốc không có tác dụng giết chết rận mu
  • Bạn đang
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nấc

(53)
Tìm hiểu chungNấc là bệnh gì?Nấc là hiện tượng cơ hoành (lớp cơ mỏng ngăn cách giữa khoang ngực và bụng, chịu trách nhiệm cho hoạt động thở), co thắt ... [xem thêm]

Mô liên kết

(89)
Tìm hiểu chungBệnh mô liên kết là gì?Bệnh mô liên kết ảnh hưởng đến các bộ phận có nhiệm vụ liên kết các cấu trúc cơ thể lại với nhau. Mô liên kết ... [xem thêm]

Dị ứng thức ăn

(66)
Định nghĩaBệnh dị ứng thức ăn (dị ứng thực phẩm) là gì?Dị ứng thức ăn hay dị ứng thực phẩm là phản ứng của hệ miễn dịch khi cơ thể lầm tưởng ... [xem thêm]

Giãn phế quản

(39)
Tìm hiểu chungGiãn phế quản là bệnh gì?Giãn phế quản là tình trạng mà các ống phế quản nằm trong phổi bị tổn thương vĩnh viễn và lớn ra một cách bất ... [xem thêm]

Chậm phát triển tâm thần

(40)
Tìm hiểu chungChậm phát triển tâm thần là bệnh gì?Khuyết tật trí tuệ, từng được gọi là chậm phát triển tâm thần, đặc trưng bởi trí thông minh dưới ... [xem thêm]

Đề kháng insulin

(23)
Hãy cùng tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị, thuốc, chế độ ăn uống, theo dõi và cách phòng ngừa đề kháng insulin.Tìm hiểu ... [xem thêm]

Viêm sụn sườn

(48)
Tìm hiểu chungViêm sụn sườn là bệnh gì?Viêm sụn sườn hay còn gọi là viêm khớp sụn sườn. Đây là tình trạng đau và căng tức ngực do khớp sụn sườn bị ... [xem thêm]

Nang hoạt dịch vùng khoeo chân (U nang baker)

(57)
Định nghĩaNang hoạt dịch vùng khoeo chân (u nang baker) là bệnh gì?Nang hoạt dịch vùng khoeo chân hay u nang baker là sự tích tụ của dịch khớp (hoạt dịch), từ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN