Các biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể ở người cao tuổi

(3.82) - 40 đánh giá

Mổ đục thủy tinh thể là một trong những ca phẫu thuật an toàn nhất. Tuy nhiên, biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể vẫn có nguy cơ xảy ra, đặc biệt là ở người cao tuổi.

Ngày nay, mổ đục thủy tinh thể là một trong những thủ thuật phẫu thuật mắt vô cùng phổ biến với tỷ lệ an toàn cao. Dù vậy, biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể vẫn tồn tại. Bên cạnh các rủi ro thông thường của mọi ca phẫu thuật cũng như các rủi ro liên quan đến vấn đề gây mê hay gây tê, loại phẫu thuật mắt này còn có một số biến chứng đặc trưng riêng.

Bạn có thể quan tâm: Những điều bạn cần biết về hồi phục sau mổ đục thủy tinh thể.

Rủi ro và biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể ở người cao tuổi

Bạn cần lưu ý rằng tỷ lệ biến chứng và các vấn đề sau phẫu thuật tỷ lệ thuận với tuổi tác của người thực hiện. Ở một số quốc gia, bao gồm cả Việt Nam, số lượng người cao tuổi thực hiện mổ đục thủy tinh thể, đặc biệt trên 80 tuổi, đang ngày càng tăng. Điều này khiến thủ tục trên trở thành một trong nhiều thủ thuật thường thấy nhất ở người cao tuổi.

Thực tế, trong khi những ca phẫu thuật ngày nay đều có nguy cơ tử vong cao ở những người cao tuổi, mổ đục thủy tinh thể lại tương đối an toàn. Tuy vậy, người bệnh vẫn có nguy cơ gặp phải biến chứng sau phẫu thuật.

Việc mức độ rủi ro liên quan đến phẫu thuật ở người cao tuổi tăng lên thường bắt nguồn từ các tình trạng sức khỏe vốn có của người bệnh, chẳng hạn như:

  • Tăng huyết áp
  • Đái tháo đường
  • Ung thư

Người cao tuổi thực hiện mổ đục thủy tinh thể cần cẩn thận với bệnh đái tháo đường vì việc kiểm soát lượng đường trong máu không hiệu quả sẽ dễ gây tác động tiêu cực đến thời gian điều trị trong khi phẫu thuật lẫn quá trình hồi phục sau khi phẫu thuật.

Thêm vào đó, người thực hiện phẫu thuật gặp các vấn đề liên quan đến tuyến giáp có thể khiến tỷ lệ biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể xảy ra tăng cao hoặc làm trì hoãn quá trình hồi phục sau đó.

Ngoài ra, biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể có thể xuất phát từ tác dụng phụ của một số loại thuốc. Thuốc hỗ trợ ngăn ngừa máu đông hay “chất làm loãng máu” có thể dẫn đến xuất huyết. Đặc biệt, nếu bạn dùng steroid trong thời gian dài, nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật sẽ lại càng cao.

Bạn có thể muốn đọc thêm: Chẩn đoán tăng huyết áp diễn ra như thế nào?

Một số biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể thường thấy

Mặc dù các biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể không phổ biến, nhưng chúng vẫn có khả năng xảy ra. Ngoài ra, các biến chứng này có thể thay đổi tùy vào loại đục thủy tinh thể mà người cao tuổi mắc phải cũng như quy trình được áp dụng để điều trị tình trạng này. Một số biến chứng thường gặp nhất bao gồm:

Nhiễm trùng

Nếu bạn hoặc người thân có dấu hiệu nhiễm trùng sau khi phẫu thuật, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức để có biện pháp can thiệp y tế kịp thời. Những triệu chứng của tình trạng này có thể là:

  • Đỏ mắt
  • Chảy mủ
  • Mắt sưng tấy
  • Dịch chảy ra từ mắt có màu bất thường, ví dụ như xanh lá cây, vàng hoặc trắng sữa

Mặt khác, bạn cũng nên lưu ý rằng sau khi phẫu thuật, mắt có xu hướng chảy nước mắt với số lượng ít là chuyện bình thường.

Xuất huyết

Biến chứng xuất huyết có thể xảy ra ngay ở vết mổ. Bác sĩ điều trị sẽ cần được thông báo sớm về tình trạng này nhằm có phương án giải quyết nhanh chóng.

Mất thị lực hoàn toàn

Thực tế, bất kỳ thủ tục phẫu thuật mắt nào cũng đều có nguy cơ xảy ra tình huống tệ nhất là mù. Tuy là trường hợp hy hữu hiếm gặp, nhưng người bệnh vẫn có nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn do trong quá trình phẫu thuật xảy ra biến cố hoặc là hệ quả của một biến chứng bất kỳ sau khi mổ.

Suy giảm thị lực

Đối với một số người cao tuổi, phẫu thuật có thể loại bỏ đốm đen trên thủy tinh thể nhưng lại khiến thị lực suy giảm ít nhiều. Dù vậy, hầu hết người bệnh cho biết tầm nhìn của họ trở nên tốt hơn đáng kể sau khi phẫu thuật.

Bong võng mạc

Bong võng mạc là tình trạng cấp cứu y tế. Điều trị càng sớm, cơ hội phục hồi hoàn toàn càng cao. Hai triệu chứng ban đầu của bong võng mạc thường là:

  • Nhìn thấy ánh đèn lóe lên khi nhìn sang một bên
  • Thấy những mảnh nhỏ xuất hiện dưới dạng đốm đen hoặc sợi dây trôi nổi trước mắt

Mặt khác, nếu bạn đã mổ đục thủy tinh thể và hiện đang bắt gặp những đốm sáng nhấp nháy trước mắt, hãy đến gặp chuyên gia nhãn khoa càng sớm càng tốt.

Ngứa

Trong hầu hết trường hợp, ngứa là tác dụng phụ thông thường của quá trình chữa bệnh. Tuy nhiên, nếu cơn ngứa đột ngột tăng lên sau vài ngày cải thiện tình hình hoặc nghiêm trọng đến mức bạn không thể chịu đựng được nữa, hãy thảo luận vấn đề này với bác sĩ. Đây có thể là biểu hiện của vấn đề nhiễm trùng hoặc cũng có thể là dấu hiệu điển hình của quá trình hồi phục. Nếu tình trạng ngứa không nghiêm trọng, bác sĩ nhãn khoa có thể kê toa thuốc nhỏ mắt nhằm cải thiện tình trạng.

Viêm

Ngay sau ca phẫu thuật, tình trạng viêm và đỏ mắt rất có thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu mắt có biểu hiện bị viêm sau quá trình hồi phục, bạn cần đến gặp bác sĩ điều trị ngay lập tức.

Tầm nhìn đôi

Một trong những biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể thường thấy nhất là tầm nhìn đôi. Tuy nhiên, biến chứng này không phải là vấn đề lâu dài. Nó sẽ biến mất khi quá trình hồi phục diễn ra.

Tăng nhãn áp

Đối với một số ít người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi, áp lực nội nhãn sẽ thay đổi do mổ đục thủy tinh thể. Bạn cần lưu ý rằng tình trạng tăng nhãn áp rất khó phát hiện vì nó không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào ngay khi mới phát bệnh. Do đó, bạn nên tham gia đầy đủ những buổi khám mắt sau khi phẫu thuật nhằm sớm phát hiện biến chứng, nếu có, và điều trị hiệu quả.

Tầm nhìn mờ

Sau khi mổ đục thủy tinh thể, tầm nhìn của bạn có thể mờ trong vài ngày đầu nhưng sẽ cải thiện dần dần theo thời gian. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn nên hạn chế lái xe cho đến khi tầm nhìn phục hồi hoàn toàn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Điều trị bệnh đau mắt đỏ phụ thuộc vào nguồn gây bệnh

(98)
Điều trị bệnh đau mắt đỏ không khó nhưng đòi hỏi bạn phải xác định được kiểu bệnh để tìm ra phương pháp phù hợp.Đau mắt đỏ là tên gọi dân gian ... [xem thêm]

Cách hạn chế rượu bia mà không làm mất lòng bạn bè

(80)
Việc giao tiếp trên bàn nhậu đang dần trở nên quen thuộc đến mức mọi người cho rằng nếu không “hết mình” thì có nghĩa là không tôn trọng lẫn nhau. Tuy ... [xem thêm]

Mặc cảm ngoại hình (hội chứng “sợ xấu”)

(45)
Định nghĩaChứng mặc cảm ngoại hình (hội chứng “sợ xấu”) là bệnh gì?Bệnh nhân của chứng mặc cảm ngoại hình (hội chứng “sợ xấu” hay hội chứng ... [xem thêm]

Bạn nên ăn 8 loại thực phẩm giúp bổ máu sau (Phần 1)

(26)
Máu đóng vai trò quan trọng và thiết yếu trong cơ thể. Vậy để bổ máu, giúp cơ thể khỏe mạnh, bạn nên ăn những loại thực phẩm như thế nào? Hãy cùng tìm ... [xem thêm]

Bạn có biết gan nhiễm mỡ độ 3 nghiêm trọng như thế nào?

(61)
Gan nhiễm mỡ nếu không phát hiện sớm có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan và cuối cùng là sự đe dọa đến tính mạng của bạn. Vì thế, bạn nên tìm hiểu ... [xem thêm]

10 mẹo đơn giản giúp bạn thoát khỏi bệnh trầm cảm

(22)
Có thể không chữa trị tận gốc, tuy nhiên những mẹo đơn giản sẽ giúp cản trở căn bệnh trầm cảm không thể phát triển nhiều hơn nữa. Từ đó, bạn có hy ... [xem thêm]

Trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng nên có gì?

(25)
Trong 6 tháng đầu đời, bé bú sữa mẹ hoàn toàn. Sau 6 tháng, bạn nên cho bé tập ăn dặm để con có được các dưỡng chất thiết yếu khác ngoài sữa. Việc ... [xem thêm]

Trẻ sơ sinh bị khô da: Mẹ đừng chần chừ tìm cách chữa!

(81)
Với các tác nhân hóa học, vật lý và vi khuẩn nhiều như hiện nay, da của trẻ sơ sinh sẽ có xu hướng rất nhạy cảm và thiên khô. Nếu mẹ không chăm sóc da ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN