Sưng bàn chân hoặc mắt cá chân

(4.31) - 60 đánh giá

Mỗi người đều có thể đã từng bị sưng mắt cá hoặc bàn chân ít nhất một lần trong đời. Mặc dù vậy, thực tế không phải ai cũng biết nguyên nhân gây nên tình trạng này và bị sưng chân nên làm gì để mau khỏi.

Tìm hiểu chung

Sưng bàn chân hoặc mắt cá chân là bệnh gì?

Về cơ bản, đây không phải là bệnh lý mà là triệu chứng. Tình trạng mắt cá hoặc mu bàn chân bị sưng phù được gọi là phù ngoại biên, thường liên quan đến tụ dịch. Sưng mắt cá chân và bàn chân ít khi gây đau, trừ khi do chấn thương.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng đi kèm sưng bàn chân hoặc mắt cá chân là gì?

Người có mắt cá hoặc bàn chân bị sưng phù thường sẽ có những biểu hiện như:

  • Khu vực bị sưng có màu đỏ và cảm thấy ấm khi chạm vào
  • Nhiệt độ cơ thể cao hơn so với bình thường

Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể tồi tệ hơn như:

  • Đau, thấy áp lực hoặc tức ở vùng ngực
  • Chóng mặt
  • Nhầm lẫn, bối rối
  • Cảm thấy đầu óc quay cuồng hoặc mờ nhạt;
  • Khó thở

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Tình trạng chân bị sưng thường không gây ra vấn đề nhưng đôi khi có thể là một dấu hiệu nghiêm trọng. Bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào kể trên.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng sưng bàn chân hoặc mắt cá chân?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sưng mu bàn chân hoặc mắt cá. Trong hầu hết các trường hợp, vết sưng xảy ra do các yếu tố về lối sống, chẳng hạn như:

  • Thừa cân có thể làm giảm lưu thông máu, gây ứ đọng dịch và sưng chân
  • Đứng hoặc ngồi trong thời gian dài khiến dịch trong cơ thể không được chuyển về tim bởi vì lúc đó các cơ bắp không hoạt động

Sưng bàn chân, chân, mắt cá cũng có thể xảy ra khi dùng thuốc đặc biệt, chẳng hạn như:

  • Steroids
  • Estrogen hoặc testosterone
  • Một số thuốc chống trầm cảm, bao gồm tricyclics và thuốc ức chế MAO
  • Thuốc chống viêm không steroid, bao gồm ibuprofen và aspirin

Hơn nữa, những loại thuốc này có thể làm giảm lưu thông máu bằng cách tăng độ dày của tế bào máu, gây sưng ở chân. Hãy gặp bác sĩ ngay nếu bạn nghi ngờ thuốc đang dùng gây sưng chân. Không nên ngừng thuốc trước khi bạn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải tình trạng này?

Sưng bàn chân hoặc sưng mắt cá chân rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Một số yếu tố nguy cơ

Bên cạnh những nguyên nhân trên, các yếu tố góp phần khiến mắt cá hoặc mu bàn chân bị sưng phù còn có thể kể đến như:

  • Tuổi tác
  • Thay đổi nội tiết tố
  • Có huyết khối ở chân
  • Chấn thương hoặc nhiễm trùng ảnh hưởng đến bàn chân, chân hoặc mắt cá
  • Suy tĩnh mạch
  • Viêm màng ngoài tim
  • Phù bạch huyết (tắc nghẽn bạch huyết)
  • Tiền sản giật gây cao huyết áp trong thai kỳ
  • Xơ gan

Điều trị hiệu quả

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán sưng bàn chân hoặc mắt cá chân?

Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra thể chất và hỏi bạn về các triệu chứng.

Để giúp chẩn đoán nguyên nhân sưng, bác sĩ còn có thể tiến hành một hoặc nhiều các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu
  • X-quang
  • Siêu âm
  • Điện tâm đồ

Những phương pháp nào dùng để điều trị sưng bàn chân hoặc mắt cá chân?

Nếu sự sưng tấy có liên quan đến một thói quen, lối sống hay một chấn thương nhỏ, bác sĩ sẽ khuyên bạn điều trị tại nhà. Nếu sự sưng tấy là kết quả của một tình trạng sức khỏe cơ bản, bác sĩ sẽ cố gắng để điều trị theo điều kiện cụ thể.

Sự sưng tấy có thể giảm đi sau khi sử dụng thuốc kê toa, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ và thường được sử dụng chỉ khi các biện pháp khắc phục không hiệu quả.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng sưng bàn chân hoặc mắt cá chân?

Các lối sống và biện pháp khắc phục sau có thể giúp bạn đối phó với bàn chân bị sưng hoặc mắt cá chân:

  • Nâng chân lên cao bất cứ khi nào bạn đang nằm. Chân cần được đặt ở vị trí cao hơn tim. Bạn có thể muốn đặt một cái gối dưới chân để thoải mái hơn;
  • Vận động và tập trung vào giãn cơ và di chuyển chân;
  • Giảm lượng muối ăn, điều này có thể làm giảm lượng chất lỏng có nguy cơ tích tụ ở chân;
  • Tránh mặc quần nịt tất, các loại quần áo bó bắp đùi;
  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh;
  • Mang vớ hỗ trợ hoặc vớ nén;
  • Đứng lên hoặc di chuyển xung quanh ít nhất một lần mỗi giờ, đặc biệt là nếu bạn đang ngồi hoặc đứng yên trong thời gian dài.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ với bác sĩ để hiểu rõ nhất đâu là giải pháp tốt nhất dành cho bạn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Xét nghiệm chất chỉ dấu khối u

(92)
Tìm hiểu chungXét nghiệm chất chỉ dấu khối u là gì?Xét nghiệm chất chỉ dấu khối u là xét nghiệm để đo lường một số chất dự đoán ung thư. Chúng ... [xem thêm]

Đa polyp gia đình (FAP)

(31)
Tìm hiểu chungĐa polyp gia đình (FAP) là bệnh gì?Đa polyp gia đình (FAP) là một bệnh di truyền hiếm gặp. Bệnh gây ra những khối u phát triển trên bề mặt lớp ... [xem thêm]

Màu sắc nước tiểu bất thường

(17)
Tìm hiểu chungMàu sắc nước tiểu bất thường là gì?Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt đến màu hổ phách đậm nhờ loại sắc tố gọi là urochrome và ... [xem thêm]

Xét nghiệm sùi mào gà

(84)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm sùi mào gàBộ phận cơ thể/Mẫu thử: Bộ phận sinh dục ở nam hoặc nữ, mẫu máu/dịchTìm hiểu chung về xét nghiệm sùi mào ... [xem thêm]

Ung thư tuỵ

(56)
Tìm hiểu chungUng thư tuỵ là bệnh gì?Ung thư tuỵ hình thành khi có sự gia tăng các tế bào bất thường ở tuỵ. Tuỵ là một tuyến nằm sau dạ dày, ngay trước ... [xem thêm]

Hội chứng móng và xương bánh chè

(91)
Tìm hiểu chungHội chứng móng và xương bánh chè là gì?Hội chứng móng và xương bánh chè là một tình trạng đặc trưng bởi những bất thường của móng, đầu ... [xem thêm]

Rối loạn máy cơ mặt (TIC)

(59)
Tìm hiểu về rối loạn máy cơ mặt (TIC)Rối loạn máy cơ mặt (TIC) là gì?Rối loạn máy cơ mặt hay còn gọi là hội chứng Tic, là tình trạng co thắt không kiểm ... [xem thêm]

Vảy nến

(14)
Vảy nến là một bệnh ngoài da khá thường gặp ở Việt Nam. Căn bệnh này được cho là có liên quan đến rối loạn trong hệ miễn dịch và có yếu tố di ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN