Lộ tuyến cổ tử cung

(3.71) - 35 đánh giá

Tìm hiểu chung

Lộ tuyến cổ tử cung là gì?

Lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng khi các tế bào mềm (tế bào tuyến) lót bên trong ống của cổ tử cung lan ra bề mặt bên ngoài của cổ tử cung. Bên ngoài của cổ tử cung thường là các tế bào cứng (tế bào biểu mô).

Nơi hai loại tế bào gặp nhau được gọi là vùng chuyển tiếp.

Tình trạng lộ tuyến cổ tử cung đôi khi được gọi xói mòn cổ tử cung. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm rằng cổ tử cung không thực sự bị ăn mòn.

Lộ tuyến cổ tử cung không phải là ung thư và không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Trong thực tế, nó không phải là một bệnh. Mặc dù vậy, nó có thể gây rắc rối cho một số phụ nữ.

Mức độ phổ biến của lộ tuyến cổ tử cung

Lộ tuyến cổ tử cung khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của lộ tuyến cổ tử cung là gì?

Khi bị lộ tuyến cổ tử cung, bạn sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào. Lạ lùng thay, bạn có thể không biết bạn có mắc phải tình trạng này không cho đến khi đi khám phụ khoa và được kiểm tra vùng chậu.

Một số triệu chứng của lộ tuyến cổ tử cung bạn có thể gặp như:

  • Khí hư nhẹ
  • Ra máu nhỏ giọt giữa các kỳ kinh
  • Đau và chảy máu trong hoặc sau khi quan hệ

Đau và chảy máu cũng có thể xảy ra trong hoặc sau khi khám phụ khoa.

Đối với một số phụ nữ, các triệu chứng này là nghiêm trọng. Khí hư có thể trở nên phiền phức và đau, gây trở ngại cho quan hệ tình dục.

Lộ tuyến cổ tử cung là nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu trong những tháng cuối của thai kỳ.

Nguyên nhân gây ra những triệu chứng này là do tế bào tuyến mỏng manh hơn các tế bào biểu mô. Chúng sản xuất nhiều chất nhầy và có xu hướng dễ chảy máu.

Mặc dù vậy, nếu có các triệu chứng nhẹ như trên, bạn không nên cho rằng mình bị lộ tuyến cổ tử cung. Bạn nên đi khám để có chẩn đoán chính xác.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây:

  • Chảy máu giữa kỳ
  • Khí hư bất thường hoặc đau trong và sau khi quan hệ tình dục

Lộ tuyến cổ tử cung không nghiêm trọng, nhưng những dấu hiệu và triệu chứng có thể là kết quả của các tình trạng khác cần được loại trừ hoặc điều trị như:

  • Nhiễm trùng
  • U xơ tử cung hoặc polyp
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Vấn đề với đặt vòng tránh thai
  • Vấn đề với thai nhi
  • Ung thư cổ tử cung, tử cung hoặc loại ung thư khác

Nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây lộ tuyến cổ tử cung?

Một số phụ nữ bị lộ tuyến cổ tử cung bẩm sinh, nhưng tình trạng này cũng có thể do:

  • Thay đổi nội tiết: lộ tuyến cổ tử cung có thể là do biến động về lượng hormone, phổ biến nhất ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Những phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh hiếm khi bị lộ tuyến cổ tử cung.
  • Dùng thuốc tránh thai: dùng thuốc ngừa thai ảnh hưởng đến nồng độ hormone trong cơ thể và có thể gây lộ tuyến cổ tử cung.
  • Mang thai: mang thai cũng có thể gây ra lộ tuyến cổ tử cung do thay đổi mức độ hormone.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc lộ tuyến cổ tử cung?

Thiếu nữ, phụ nữ mang thai và những phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai hoặc dùng các miếng dán có chứa estrogen có nguy cơ cao phát triển bệnh này hơn so với những phụ nữ sau mãn kinh.

Vui lòng tham khảo với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán lộ tuyến cổ tử cung?

Hầu hết mọi người bị lộ tuyến cổ tử cung không biết họ mắc tình trạng này. Lộ tuyến cổ tử cung thường được chẩn đoán khi bác sĩ thực hiện kiểm tra vùng chậu định kỳ.

Lộ tuyến cổ tử cung thường không liên quan đến ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, cổ tử cung của phụ nữ bị lộ tuyến có thể trông tương tự như cổ tử cung của phụ nữ bị ung thư giai đoạn đầu.

Vì lý do này, bác sĩ sẽ cần loại trừ ung thư cổ tử cung nếu cổ tử cung của phụ nữ trông đỏ hoặc viêm nhiều hơn so với bình thường. Họ có thể thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm Pap: còn được gọi là phết Pap, bác sĩ sẽ phết một mẫu nhỏ các tế bào từ cổ tử cung để kiểm tra siêu vi papilon ở người (HPV) và những thay đổi tế bào ung thư hay tiền ung thư.
  • Soi cổ tử cung: bác sĩ chuyên khoa khám kỹ cổ tử cung hơn với đèn và kính lúp.
  • Sinh thiết: lấy mẫu mô nhỏ và kiểm tra dưới kính hiển vi tìm tế bào ung thư. Một phụ nữ có thể gặp co thắt trong thủ thuật này.

Những phương pháp nào dùng để điều trị lộ tuyến cổ tử cung?

Lộ tuyến cổ tử cung không phải là một tình trạng có hại và thường không cần điều trị. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể khuyên bạn điều trị nếu các triệu chứng trở nên khó chịu.

Nếu một phụ nữ trải qua các triệu chứng như đau hoặc chảy máu, bác sĩ có thể đề nghị đốt. Đây là phương pháp không gây đau, có tác dụng loại bỏ các tế bào tuyến ở mặt ngoài của cổ tử cung.

Đốt thường giải quyết các triệu chứng của lộ tuyến cổ tử cung, tuy nhiên bác sĩ có thể phải lặp lại thủ thuật này nếu các triệu chứng trở lại.

Có ba cách đốt khác nhau:

  • Đốt điện: cách này sử dụng nhiệt để đốt các khu vực bị ảnh hưởng.
  • Phương pháp áp lạnh: phương pháp này sử dụng carbon dioxide rất lạnh để đóng băng các khu vực bị ảnh hưởng.
  • Bạc nitrat: đây là một cách đốt các tế bào tuyến.

Sau khi điều trị, bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân nữ tránh quan hệ tình dục và sử dụng băng vệ sinh đến 4 tuần. Sau thời gian này, cổ tử cung thường được chữa lành.

Nếu bệnh nhân nữ trải qua bất kỳ điều gì sau đây sau khi điều trị, họ nên quay trở lại gặp bác sĩ:

  • Khí hư có mùi hôi
  • Chảy máu nhiều (nhiều hơn kỳ kinh nguyệt bình thường)
  • Liên tục chảy máu

Những triệu chứng này có thể liên quan đến nhiễm trùng hoặc một tình trạng tiềm ẩn, do đó, bệnh nhân không nên bỏ qua chúng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý lộ tuyến cổ tử cung?

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Degos

(73)
Tìm hiểu chungBệnh Degos là gì?Bệnh Degos là một tình trạng di truyền có ảnh hưởng đến hệ thống đông máu trong cơ thể bằng cách làm hỏng các yếu tố ... [xem thêm]

Đo mật độ xương (BMD)

(82)
Tìm hiểu về đo mật độ xươngĐo mật độ xương (BMD) là gì?Đo mật độ xương (BMD), còn được gọi là kiểm tra mật độ khoáng xương, là phương pháp sử ... [xem thêm]

Tăng huyết áp

(93)
Tăng huyết áp (cao huyết áp) là một những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Tình trạng này còn được biết đến qua tên gọi “kẻ sát nhân thầm ... [xem thêm]

Tụ máu dưới màng cứng

(28)
Tìm hiểu chungTụ máu dưới màng cứng là gì?Não và tủy sống của con người được bao bọc bởi những lớp màng bảo vệ gọi là màng não. Khi mắc bệnh tụ ... [xem thêm]

Khối bìu

(26)
Tìm hiểu chungKhối bìu là gì?Khối bìu là các bất thường trong túi da treo phía sau dương vật (bìu dái). Bìu chứa tinh hoàn và các cấu trúc liên quan đến sản ... [xem thêm]

Thị lực màu kém

(85)
Tìm hiểu chungThị lực màu kém là bệnh gì?Thị lực màu kém là tình trạng giảm khả năng phân biệt các màu sắc nhất định. Mặc dù nhiều người sử dụng ... [xem thêm]

Đau cổ (sái cổ)

(77)
Định nghĩaĐau cổ (sái cổ) là bệnh gì?Đau cổ hay còn gọi là sái cổ. Đây là tình trạng cảm thấy đau hoặc khó chịu ở cổ hoặc vùng quanh cổ. Tình trạng ... [xem thêm]

Nhiễm sán dây (nhiễm sán dải)

(36)
Định nghĩaNhiễm sán dây (nhiễm sán dải) là bệnh gì?Nhiễm sán dây, hay nhiễm sán dải, xảy ra khi sán dây đi vào trong cơ thể và sống trong ruột. Sán dây ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN