Điều trị bệnh đau mắt đỏ phụ thuộc vào nguồn gây bệnh

(4.07) - 98 đánh giá

Điều trị bệnh đau mắt đỏ không khó nhưng đòi hỏi bạn phải xác định được kiểu bệnh để tìm ra phương pháp phù hợp.

Đau mắt đỏ là tên gọi dân gian của tình trạng viêm kết mạc. Nếu người bệnh có triệu chứng tiết dịch mủ màu xanh hoặc vàng ở mắt, có thể họ bị đau mắt đỏ do vi khuẩn. Trong khi đó, người mắc bệnh đau mắt đỏ do virus sẽ gặp hiện tượng tiết dịch màu trắng ở mắt. Cả 2 kiểu bệnh này đều gây ra dấu hiệu ngứa mắt ở nhiều cấp độ.

Đau mắt đỏ rất dễ lây và khiến người bệnh khó chịu cực độ. Song đây là căn bệnh có thể điều trị dễ dàng tại nhà hoặc tại bệnh viện.

Đối tượng dễ mắc bệnh đau mắt đỏ

Ai cũng có thể mắc bệnh đau mắt đỏ nhưng trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao nhất, đặc biệt là trẻ đang trong độ tuổi đi học.

Virus hoặc vi khuẩn lây bệnh có khả năng sống rất lâu ngoài không khí. Chúng có thể tồn tại trên tay nắm cửa, đồ chơi, khăn mặt trong khoảng 1 tuần. Đây là khoảng thời gian lý tưởng để chúng lây nhiễm từ bé này sang bé khác trong cùng một không gian vui chơi, sinh hoạt.

Điều trị bệnh đau mắt đỏ bằng biện pháp y học

Quá trình điều trị bệnh đau mắt đỏ bằng biện pháp y học phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn hoặc virus.

Đau mắt đỏ do vi khuẩn

Nếu bạn mắc bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn, bạn cần được tiêm kháng sinh. Bác sĩ sẽ kê thêm thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ mắt để hỗ trợ điều trị. Bạn cũng có thể sử dụng kháng sinh đường uống để tăng hiệu quả chữa bệnh.

Đau mắt đỏ do virus

Đau mắt đỏ do virus có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Bệnh không được điều trị bằng kháng sinh mà bằng những phương pháp phổ biến như rửa mắt, bôi thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ mắt.

Nếu bạn có những dấu hiệu như mắt đỏ, đổ ghèn, ngứa mắt, hãy đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán thể bệnh bạn đang gặp và tìm cách điều trị phù hợp.

Điều trị bệnh đau mắt đỏ bằng biện pháp tự nhiên

Những biện pháp điều trị tự nhiên chỉ áp dụng cho tình trạng đau mắt đỏ do virus. Người bệnh cần được bổ sung men vi sinh và có chế độ ăn giàu vitamin A, K, C, B có lợi cho mắt. Trong thời gian này, bạn cũng cần chú ý kiêng ăn các loại thực phẩm như tôm, cá, ốc, rau muống, đồ uống có ga, mỡ động vật vì chúng sẽ làm tăng lượng dịch tiết ở mắt khiến bạn khó chịu hơn.

Ngoài ra, người bệnh hãy thử những cách sau:

  • Uống bổ sung viên kẽm
  • Chườm lạnh lên mắt
  • Rửa mắt thường xuyên bằng nước mát
  • Ngủ nhiều hơn
  • Mang kính râm, không để mắt tiếp xúc với khói, bụi và ánh nắng mặt trời.

Nếu bệnh nhân là trẻ em mắc bệnh đau mắt đỏ, bạn cần đưa bé đến bệnh viện hoặc bác sĩ nhãn khoa càng nhanh càng tốt. Ngoài ra, khi mắt tiết ra dịch mủ màu vàng hoặc xanh, bạn cũng cần đi gặp bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức để bác sĩ tư vấn có cần phải sử dụng kháng sinh để điều trị hay không.

Nếu không được điều trị tích cực, bệnh đau mắt đỏ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng giác mạc, thậm chí là mù lòa.

Tin vui là dù bạn bị đau mắt đỏ do virus hay vi khuẩn, bệnh cũng rất dễ điều trị trong khoảng 1-3 tuần. Điều quan trọng là nếu sử dụng kháng sinh do bác sĩ kê đơn để chữa bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn, bạn cần dùng đúng và đủ liều lượng cho dù bệnh đã có dấu hiệu thuyên giảm. Nếu bạn tự ý ngưng dùng thuốc ngay khi bệnh đã nhẹ dần, có thể vi khuẩn vẫn chưa bị tiêu diệt hoàn toàn nên sẽ làm bệnh tái phát. Khi đó, tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Dù bệnh rất dễ lây lan nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa cho bản thân và trẻ nhỏ bằng nhiều cách. Cách làm thiết thực nhất là rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn ngay sau khi bé và bạn đi học/đi làm về. Hạn chế dụi tay vào mắt và giải thích cho bé hiểu vì sao mình nên làm như thế.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chuẩn bị đồ đi sinh cần những vật dụng gì?

(17)
Tham khảo: tính ngày dự sinh của bạn nhanh, chính xácVào cuối thai kỳ, việc chuẩn bị đồ đi sinh chu đáo, gồm đầy đủ những vật dụng cần thiết cùng ... [xem thêm]

Nguyên nhân trẻ nhút nhát kém tự tin

(68)
Khi thấy bé nhà mình nhút nhát, không dám thể hiện bản thân, hầu hết cha mẹ thường đem điều này ra so sánh với bạn cùng trang lứa của con. Tuy bạn là ... [xem thêm]

12 dấu hiệu phát hiện kẻ bắt cóc trẻ em

(31)
Mỗi năm, hàng ngàn trẻ em trên khắp thế giới mất tích, phần lớn trong số đó được xác định là bị bắt cóc. Vì vậy, việc nhận ra các dấu hiệu kẻ ... [xem thêm]

Đau bụng và ợ hơi: Đã tìm được phương pháp điều trị

(44)
Đau bụng và ợ hơi là hai triệu chứng rất dễ gặp, đặc biệt là sau khi ăn. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này xuất hiện thường xuyên, bạn nên cẩn thận và ... [xem thêm]

Lối sống lành mạnh cho người bệnh cao huyết áp: Thay đổi 1, lợi đến 10

(54)
Thay đổi lối sống là bước quan trọng đầu tiên giúp giảm huyết áp ở người bệnh cao huyết áp. Những thay đổi nhỏ mỗi ngày của bạn sẽ góp phần ổn ... [xem thêm]

Bạn biết gì về cơn đau bộc phát?

(33)
Đau mạn tính là gì? Đây là thắc mắc phổ biến của rất nhiều người. Bởi đau là triệu chứng chung của rất nhiều căn bệnh và được phân chia thành nhiều ... [xem thêm]

9 sai lầm kinh điển khiến bạn đau khổ sau chia tay

(60)
Cảm giác hụt hẫng sau khi chia tay có thể khiến chúng ta bỗng trở nên bi lụy hoặc giận dữ đến mức hành động mù quáng không thể kiểm soát được. Đây ... [xem thêm]

Điều trị chứng mất ngôn ngữ sau cơn đột quỵ

(41)
Chứng mất ngôn ngữ là gì?Chứng mất ngôn ngữ là một sự suy giảm khả năng về ngôn ngữ xảy ra khi một người bị chấn thương ở khu vực điều khiển ngôn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN