Vẩn đục dịch kính

(4.38) - 14 đánh giá

Gần đây, bạn bỗng dưng nhìn thấy những vật thể có dạng như dấu phẩy, hình tròn, đốm xám, chấm đen… trôi nổi trong mắt như ruồi bay, nhất là khi nhìn lên bầu trời xanh hay khi nhìn vào tờ giấy trắng thì hiện tượng này càng rõ hơn? Nguy cơ cao là bạn đã bị vẩn đục dịch kính – một căn bệnh nhãn khoa có thể khiến bạn rất khó chịu nếu không được điều trị sớm.

Trong bài viết này, mời bạn cùng Chúng tôi tìm hiểu vẩn đục dịch kính là bệnh gì, nguyên nhân do đâu mà bạn mắc căn bệnh này, bệnh có nguy hiểm không và cách khắc phục.

Vẩn đục dịch kính là bệnh gì?

Dịch kính (pha lê thể) vốn là một khối gel trong suốt nằm ngay sau thủy tinh thể. Không chỉ có vai trò cố định hình dạng của nhãn cầu, dịch kính còn đảm bảo ánh sáng được truyền thẳng đến đáy mắt. Vì một lý do nào đó khiến các phân tử collagen tạo nên dịch kính bị thu nhỏ thành từng mảnh và tụm lại với nhau. Bóng chúng in trên võng mạc thành các hình dạng như dấu phẩy, hình tròn, đốm xám, chấm đen… gây nên tình trạng vẩn đục dịch kính.

Những triệu chứng đặc trưng của tình trạng vẩn đục dịch kính

Các triệu chứng phổ biến của vẩn đục dịch kính bao gồm:

  • Người bệnh nhìn thấy những vật thể lạ màu đen, trắng hoặc xám với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau như chấm nhỏ, chữ C, chữ X, dấu ngã, dấu phẩy, hình dây dài, hạt tròn… xuất hiện trong mắt.
  • Các vật thể lạ không cố định tại một vị trí mà thường trôi nổi giống như ruồi bay trước mắt, gây cản trở tầm nhìn nhưng lại rất khó để có thể nhìn tập trung vào chúng. Cụ thể, khi người bệnh nhìn sang hướng khác sẽ thấy những vật thể này di chuyển, khi người bệnh cố gắng để nhìn chúng, chúng sẽ di chuyển nhanh ra khỏi tầm nhìn của người bệnh.
  • Những điểm trôi nổi này dễ nhận thấy nhất khi người bệnh nhìn vào một nền sáng trống, chẳng hạn như khi nhìn lên bầu trời màu xanh hay nhìn vào một bức tường trắng.
  • Nếu cứ tập trung nhìn vào những điểm trôi nổi này, cuối cùng người bệnh sẽ thấy chúng chìm dần và tách ra khỏi tầm nhìn.
Chấm đen, ruồi bay trước mắt là triệu chứng đặc trưng của bệnh vẩn đục dịch kính

Nguyên nhân gây ra bệnh vẩn đục dịch kính

Hầu hết các hạt nổi là đốm nhỏ của một loại protein collagen. Chúng là thủy tinh thể, chất giống như gel ở mặt sau của mắt. Khi bạn già đi, các sợi protein tạo nên thủy tinh thể thu nhỏ xuống từng mảnh nhỏ và tụm lại với nhau. Bóng chúng in trên võng mạc là hạt nổi. Nếu bạn nhìn thấy tia sáng chói, đó là bởi vì thủy tinh thể đã tách ra khỏi võng mạc. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mắt nhìn có đốm đen:

  • Những thay đổi ở mắt do tuổi tác. Hạt nổi trên mắt thường là kết quả của những thay đổi do tuổi trong thủy tinh thể, tức là các chất thạch lấp đầy nhãn cầu và giúp duy trì hình dạng tròn của nhãn cầu. Theo thời gian, thủy tinh thể hóa lỏng dần – một quá trình kéo chúng ra khỏi bề mặt bên trong của nhãn cầu. Khi thủy tinh thể co lại và chùng xuống, chúng kết khối và bện lại. Những mảnh này chặn một số tia sáng đi qua mắt, tạo thành những bóng nhỏ trên võng mạc, khiến mắt nhìn thấy vệt đen.
  • Viêm ở phía sau mắt. Viêm màng bồ đào là tình trạng viêm ở các lớp của màng mạch nho ở phía sau của mắt do nhiễm trùng cũng tạo nên những đốm lơ lửng trong tầm nhìn.
  • Chảy máu mắt. Chảy máu vào thủy tinh thể có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm chấn thương và mạch máu bất thường.
  • Rách võng mạc. Tình trạng này có thể xảy ra khi thủy tinh thể chùng trên võng mạc có đủ lực để xé rách võng mạc. Nếu không điều trị, rách võng mạc có thể dẫn đến bong võng mạc – sự tích tụ của chất lỏng phía sau võng mạc khiến chúng tách ra khỏi mặt sau của mắt, bong võng mạc có thể gây mất thị lực vĩnh viễn.

Những ai có nguy cơ mắc bệnh vẩn đục dịch kính?

Lão hóa là nguyên nhân chủ yếu khiến bạn bị vẩn đục dịch kính. Tình trạng lão hóa làm cho cơ thể sản sinh ra một lượng lớn gốc tự do, gây biến tính các phân tử collagen, khiến chúng bị kết tụ lại, làm xuất hiện những điểm trôi nổi trong mắt hay còn gọi là ruồi bay trước mắt. Do đó, người lớn tuổi là đối tượng chiếm tỷ lệ lớn trong số những người mắc căn bệnh này. Tuy nhiên, với cuộc sống hiện đại ngày nay, số lượng người trẻ tuổi mắc vẩn đục dịch kính cũng đang ngày càng tăng lên. Nguyên nhân có thể là vì những lý do sau:

  • Mắt bị tổn thương do tiếp xúc với ánh sáng xanh quá nhiều từ việc sử dụng điện thoại, máy tính bảng, làm việc với máy tính, xem tivi… quá thường xuyên và kéo dài.
  • Mắt không được bảo hộ: Người làm việc dưới trời nắng, làm việc với lò hàn, máy chụp X-quang, máy xạ trị nhưng không đeo kính bảo hộ.
  • Chế độ ăn: Một chế độ ăn ít rau củ quả, nhiều đường, mỡ cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh vẩn đục dịch kính.
  • Thức khuya, ngủ không đủ giấc.
  • Từng bị chấn thương hoặc đã phẫu thuật mắt.
  • Các nguy cơ khác như: Người mắc các bệnh về khúc xạ mắt (cận thị, loạn thị, viễn thị), viêm màng bồ đào, đục thủy tinh thể, bong rách võng mạc, viêm võng mạc sắc tố…

Từ những nguyên nhân kể trên có thể nhận thấy hiện nay, bệnh vẩn đục dịch kính không phải là bệnh của riêng người già nữa. Thế nên, bạn cần có biện pháp phòng ngừa căn bệnh này một cách hiệu quả càng sớm càng tốt.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

  • Tuổi trên 50
  • Cận thị
  • Chấn thương mắt
  • Các biến chứng sau phẫu thuật đục thủy tinh thể
  • Bệnh võng mạc do đái tháo đường
  • Viêm mắt.

Vẩn đục dịch kính có nguy hiểm không?

Tình trạng vẩn đục dịch kính không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe toàn trạng hay tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên nếu bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, tầm nhìn của người bệnh có thể bị che khuất hoàn toàn gây suy giảm thị lực hay trở thành tiền đề dẫn đến các bệnh về mắt nguy hiểm khác như: bong rách võng mạc, phù võng mạc, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, glocom…

Trường hợp bạn thắc mắc đục dịch kính tự khỏi được không? Câu trả lời là không. Bạn có thể bị đánh lừa khi sau một thời gian mắc bệnh, các vệt đen không xuất hiện nữa. Đó là do não bộ của bạn tạm thời thích nghi với các vật thể lạ xuất hiện trước tầm nhìn. Khi bệnh tiến triển, hiện tượng “ruồi bay” có thể sẽ xuất hiện dày đặc hơn.

Do đó, nếu nhận thấy trong mắt có các vật thể trôi nổi hay thậm chí chỉ là một chấm, vệt nhỏ bất thường, bạn cần đi khám ngay ở các bệnh viện có chuyên khoa mắt uy tín. Điều này giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của bạn và có phương án can thiệp kịp thời.

Phương pháp điều trị vẩn đục dịch kính bằng Tây y

Hiện nay có 2 phương pháp phẫu thuật được dùng trong điều trị vẩn đục dịch kính là:

  • Sử dụng tia laser để phá vỡ các hạt nổi. Bác sĩ nhãn khoa dùng tia laser đặc biệt nhằm mục đích phá vỡ các hạt nổi trong thủy tinh thể, thu nhỏ chúng và để không còn thấy được. Tuy nhiên, chỉ một số trường hợp cải thiện được thị lực. Rủi ro của việc điều trị bằng laser bao gồm thiệt hại võng mạc nếu laser nhắm không chính xác, vì vậy phương pháp này không được sử dụng thường xuyên.
  • Phẫu thuật để loại bỏ thủy tinh thể. Bác sĩ nhãn khoa sẽ loại bỏ thủy tinh thể thông qua một vết rạch nhỏ và thay thế nó bằng một dung dịch để giúp mắt duy trì hình dạng. Phương pháp này có thể không loại bỏ tất cả các hạt nổi và hạt nổi mới có thể xuất hiện sau phẫu thuật. Rủi ro bao gồm chảy máu và rách võng mạc.

Cả 2 phương pháp này đều có nguy cơ gây ra các biến chứng như nhiễm khuẩn mắt, xuất huyết mắt, bong rách võng mạc, glocom, đục thủy tinh thể… Thế nên, các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân áp dụng trong những trường hợp dịch kính bị đục gần như hoàn toàn.

Mách bạn giải pháp loại bỏ chấm đen, ruồi bay trước mắt đơn giản tại nhà

Việc tác động trực tiếp đến các nguyên nhân gây bệnh là cách giúp điều trị tình trạng vẩn đục dịch kính hiệu quả. Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học Nga, Hoa Kỳ, việc bổ sung kịp thời và liên tục chất chống oxy hóa mạnh như Alpha lipoic acid sẽ giúp loại bỏ những gốc tự do độc hại sinh ra từ lão hóa, từ đó giúp thu nhỏ, làm mờ và biến mất dần các chấm đen, ruồi bay trước mắt, khôi phục lại tính trong suốt vốn có của dịch kính.

Ngoài ra, Lutein, Zeaxanthin, Kẽm, Palmatin với khả năng bảo vệ mắt khỏi tác hại từ ánh nắng, ánh sáng xanh, gió bụi, vi khuẩn… cũng là những dưỡng chất mà người bệnh vẩn đục dịch kính nên sớm bổ sung cho cơ thể để gìn giữ tầm nhìn được sáng rõ.

Alpha lipoic acid giúp loại bỏ chấm đen, ruồi bay trước mắt do vẩn đục dịch kính hiệu quả

Alpha lipoic acid, Lutein, Zeaxanthin, Kẽm… có thể được tìm thấy trong các thực phẩm như: các loại rau quả có màu xanh, cam, đỏ, các loại cá nước mặn, trứng, sữa… Tuy nhiên, hàm lượng các chất kể trên trong những loại thực phẩm này thường thấp, người bệnh vẩn đục dịch kính có thể thêm khảo thêm các thực phẩm bảo vệ sức khỏe để đáp ứng nhu cầu cấp thiết cho mắt.

Bệnh vẩn đục dịch kính tuy không quá phổ biến như đục thủy tinh thể nhưng cũng khiến rất nhiều người phải sống với tình trạng thị lực kém gây khó khăn trong mọi hoạt động, sinh hoạt hằng ngày. Để không phải đối mặt với vẩn đục dịch kính, ngay từ hôm nay, bạn hãy lên kế hoạch chăm sóc mắt bằng một lối sống khoa học kết hợp sử dụng những viên uống bổ mắt phù hợp.

Ghi theo lời tư vấn của DS. Trần Huyền và GS. TSKH Hoàng Tích Huyền (1)

  • GS. TSKH Hoàng Tích Huyền, Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý, trường Đại học Y Hà Nội. Là chuyên gia hàng đầu về tác dụng và độc tính của thuốc y học cổ truyền, dược động học của thuốc, độc tính của thuốc.

  • Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Hội chứng chèn ép dây thần kinh

    (89)
    Tìm hiểu chungHội chứng chèn ép dây thần kinh là gì?Hội chứng chèn ép dây thần kinh xảy ra khi dây thần kinh bị chèn ép hoặc đè nén. Nó thường xảy ra tại ... [xem thêm]

    Chảy máu mũi (chảy máu cam)

    (71)
    Bất kỳ ai cũng có thể đã từng bị chảy máu mũi (chảy máu cam) ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tình trạng này đang cảnh báo ... [xem thêm]

    Tiểu ra máu

    (22)
    Tìm hiểu chungTiểu ra máu là gì?Tiểu ra máu là tình trạng xuất hiện hồng cầu trong nước tiểu. Tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của sự rối loạn nghiêm ... [xem thêm]

    Quáng gà

    (88)
    Tìm hiểu chungBệnh quáng gà là gì?Bệnh quáng gà cũng được gọi là chứng mù đêm. Đây là một loại suy giảm thị lực. Những người bị quáng gà có thị ... [xem thêm]

    Đột quỵ xuất huyết

    (99)
    Tìm hiểu chungTình trạng đột quỵ xuất huyết là gì?Đột quỵ là tình trạng lượng máu chảy đến phần não bị hạn chế hoặc giảm đáng kể. Các tế bào ... [xem thêm]

    U hạt vòng

    (52)
    Tìm hiểu chungU hạt vòng là bệnh gì?U hạt vòng là bệnh lý phổ biến nhất ảnh hưởng đến da. Bệnh bao gồm các khối sang thương gồ lên mặt da, đỏ hoặc ... [xem thêm]

    Cảm lạnh và cúm

    (99)
    Tìm hiểu chungCảm lạnh và cúm là bệnh gì?Cảm lạnh thông thường và cúm lúc đầu có thể tương tự, đều là những căn bệnh đường hô hấp và có thể gây ... [xem thêm]

    Lạm dụng chất gây nghiện ở người lớn

    (85)
    Tìm hiểu chungLạm dụng chất gây nghiện ở người lớn là tình trạng gì?Lạm dụng chất gây nghiện, thông thường còn có tên lạm dụng ma túy, là tình trạng ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN