Idarubicin

(3.69) - 20 đánh giá

Tác dụng

Tác dụng của idarubicin là gì?

Idarubicin được sử dụng để điều trị một số loại ung thư (ung thư máu). Đây là thuốc thuộc về nhóm thuốc anthracyclines và hoạt động bằng cách làm chậm hoặc ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư.

Bạn nên dùng idarubicin như thế nào?

Bạn sẽ được bác sĩ tiêm thuốc vào tĩnh mạch.

Liều dùng được dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn, cân nặng và khả năng đáp ứng điều trị. Nếu thuốc dính vào da, ngay lập tức rửa sạch chỗ đó với xà phòng và nước. Nếu thuốc dính vào mắt, mở to mí mắt và rửa với nước trong khoảng 15 phút, sau đó đến trung tâm y tế ngay lập tức.

Uống nhiều nước khi sử dụng thuốc này, trừ khi có chỉ dẫn khác của bác sĩ. Làm như vậy sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ nhất định (ví dụ: tăng acid uric).

Bạn nên bảo quản idarubicin như thế nào?

Chuyên viên y tế sẽ là người bảo quản Idarubicin. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng idarubicin cho người lớn là gì?

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm mạch hủy bạch cầu

Để điều trị bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính, kết hợp với các thuốc chữa bệnh bạch cầu cấp được chỉ định khác: idarubicin 12 mg/m2 tiêm mỗi ngày trong 3 ngày bằng liều chậm (10-15 phút) tiêm tĩnh mạch kết hợp với cytarabine.

Liều dùng idarubicin cho trẻ em là gì?

Liều dùng thông thường cho bênh nhi mắc bệnh bạch cầu

  • Tiêm 10-12 mg/m2 mỗi ngày một lần trong 3 ngày.

Liều dùng thông thường cho bệnh nhi có khối u

  • Tiêm 5 mg/m2 mỗi ngày một lần trong 3 ngày.

Idarubicin có những hàm lượng nào?

Idarubicin có những dạng và hàm lượng sau:

  • Dung dịch tiêm: 5 mg/5 mL, 10 mg/10 mL, 20 mg/20 mL.

Tác dụng phụ

Bạn có thể gặp tác dụng phụ nào khi dùng idarubicin?

Tác dụng phụ có thể bao gồm:

Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, đau đầu . Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê toa thuốc để ngăn chặn hoặc làm giảm buồn nôn và ói mửa. Ăn nhiều bữa nhỏ, không ăn uống trước khi điều trị hoặc việc hạn chế hoạt động có thể giúp làm giảm bớt một số triệu ứng. Nếu tác dụng phụ trên kéo dài hoặc xấu đi, cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết ngay lập tức.

Rụng tóc tạm thời là một tác dụng phụ thường gặp. Tóc sẽ tăng trưởng bình thường trở lại sau khi kết thúc điều trị. Nên biết rằng, bác sĩ đã kê đơn thuốc này vì họ đã đánh giá các lợi ích cho bạn lớn hơn so với nguy cơ tác dụng phụ. Nhiều người sử dụng thuốc này không có tác dụng phụ nghiêm trọng.

Cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm: đau bụng, thay đổi nghiêm trọng về tinh thần/tâm trạng (ví dụ như hay nhầm lẫn), tê/ngứa tay/chân, phát ban/vảy trên lòng bàn tay/bàn chân, chảy máu bất thường/thâm tím (ví dụ, xuất hiện đốm nhỏ màu đỏ trên da, phân có màu đen /có máu, nước tiểu có máu, nôn mửa giống như bã cà phê).

Có thể bị đau hoặc lở loét trong miệng và cổ họng. Đánh răng nhẹ nhàng/cẩn thận, tránh sử dụng nước súc miệng có chứa cồn, và súc miệng thường xuyên với nước lạnh trộn với baking soda (thuốc muối) hoặc muối. Tốt nhất nên ăn thức ăn mềm, có nước.

Hãy đến cấp cứu nếu các tác dụng phụ hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng sau xảy ra: động kinh.

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng với thuốc này rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, hãy đi cấp cứu nếu bạn thấy bất kỳ triệu chứng phản ứng dị ứng nghiêm trọng như: phát ban, ngứa/sưng (đặc biệt là ở mặt/lưỡi/họng), khó thở, chóng mặt.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng idarubicin bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng idarubicin, bạn nên:

  • Nói với bác sĩ và dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với idarubicin, bất kỳ loại thuốc nào khá, hoặc bất kỳ thành phần nào trong thuốc tiêm idarubicin. Hỏi dược sĩ về một danh sách các thành phần trong thuốc.
  • Nói với bác sĩ và dược sĩ về thuốc kê theo toa và không kê theo toa khác, vitamin, thực phẩm chức năng và các sản phẩm thảo dược bạn đang dùng hoặc dự định dùng. Bác sĩ có thể cần phải thay đổi liều thuốc của bạn hoặc theo dõi bạn một cách cẩn thận về các tác dụng phụ.
  • Nói với bác sĩ nếu trước đó bạn đã từng xạ trị, đang hoặc đã từng mắc bệnh tim hoặc nếu bạn bị nhiễm trùng, mắc các vấn đề đông máu, thiếu máu (giảm số lượng tế bào hồng cầu trong máu).
  • Nói với bác sĩ của bạn nếu bạn đang mang thai, dự định có thai, hoặc đang cho con bú. Bạn không nên mang thai hoặc cho con bú trong khi đang dùng thuốc tiêm idarubicin. Nếu bạn mang thai trong khi dùng idarubicin, gọi cho bác sĩ của bạn. Idarubicin có thể gây hại cho thai nhi.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc D đối với thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

  • A = Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Idarubicin có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

  • Vắc xin sống Rotavirus;
  • Vắc xin sống Adenovirus Loại 4;
  • Vắc xin sống Adenovirus Loại 7;
  • Vắc xin sống Bacillus Calmette và Guerin ;
  • Vắc xin sống virus cúm;
  • Vắc xin sống virus sởi;
  • Vắc xin sống quai bị;
  • Vắc xin sống virus Rubella;
  • Vắc xin đậu mùa;
  • Trastuzumab;
  • Vắc xin thương hàn;
  • Vắc xin thủy đậu;
  • Vắc xin sốt vàng da.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới idarubicin không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến idarubicin?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Thủy đậu (bao gồm tiếp xúc gần đây);
  • Herpes zoster ( bệnh zona)
  • Bệnh gút;
  • Sỏi thận;
  • Bệnh tim;
  • Bệnh thận;
  • Bệnh gan.

Khẩn cấp/Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Viartril-S®

(85)
Tên gốc: glucosamine sulfateTên biệt dược: Viartril-S®Phân nhóm: các thuốc khác tác động lên hệ cơ-xươngTác dụngTác dụng của thuốc Viartril-S® là gì?Thuốc ... [xem thêm]

Tacozin®

(37)
Tên gốc: piperacillin/tazobactamPhân nhóm: nhóm thuốc kháng sinh – PenicilinTên biệt dược: Tacozin®Tác dụngTác dụng của thuốc Tacozin® là gì?Tacozin® thường ... [xem thêm]

Thuốc tyrothricine

(48)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc tyrothricine là gì?Tyrothricine được sử dụng trong các chế phẩm trị viêm họng, nhiễm trùng mắt, các bệnh về da.Bạn nên ... [xem thêm]

Ganaton®

(65)
Tên gốc: itoprideTên biệt dược: Ganaton®Phân nhóm: thuốc điều hoà tiêu hoá, chống đầy hơi và kháng viêmTác dụngTác dụng của thuốc Ganaton® là gì?Ganaton® ... [xem thêm]

Mexiletine hydroclorid

(17)
Tên gốc: mexiletine hydrocloridPhân nhóm: thuốc timTên biệt dược: Mexitil®Tác dụngTác dụng của thuốc mexiletine hydroclorid là gì?Mexiletine hydroclorid thường được ... [xem thêm]

Tipranavir

(27)
Tên gốc: tipranavirTên biệt dược: Aptivus®Phân nhóm: thuốc kháng virusTác dụngTác dụng của thuốc tipranavir là gì?Tipranavir được sử dụng với các loại thuốc ... [xem thêm]

Thuốc Clarinase® Repetabs

(91)
Tên gốc: loratadineTên biệt dược: Clarinase® RepetabsPhân nhóm: thuốc kháng histamin & kháng dị ứngTác dụngTác dụng của thuốc Clarinase® Repetabs là gì?Clarinase® ... [xem thêm]

Coirbevel®

(24)
Thành gốc: irbesartan 150mg, hydroclorothiazid 12,5mgPhân nhóm: thuốc đối kháng thụ thể angiotensin IITên biệt dược: Coirbevel®Tác dụngTác dụng của thuốc Coirbevel® ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN