Viêm lưỡi

(3.91) - 25 đánh giá

Bạn có biết bệnh viêm lưỡi có thể gây ra những thay đổi về cấu tạo và màu sắc của lưỡi không? Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Bệnh viêm lưỡi là gì?

Viêm lưỡi là tình trạng khiến lưỡi sưng tấy, thay đổi màu sắc và xuất hiện các biểu hiện bất thường trên lưỡi. Bệnh có thể làm các nhú lưỡi biến mất. Các nhú lưỡi này có chứa hàng nghìn nụ vị giác, giúp bạn có thể cảm nhận được thức ăn.

Tình trạng viêm nghiêm trọng có thể gây đau, sưng và đỏ lưỡi, do đó bạn có thể phải thay đổi cách ăn uống và nói chuyện.

Các dạng viêm lưỡi

  • Viêm lưỡi cấp tính: Tình trạng này thường xuất hiện đột ngột kèm với các triệu chứng nghiêm trọng. Bệnh thường xuất hiện trong một phản ứng dị ứng.
  • Viêm lưỡi mạn tính: Là tình trạng lưỡi bị viêm liên tục tái phát. Loại này có thể xuất hiện như một triệu chứng của tình trạng sức khỏe khác.
  • Viêm teo lưỡi: Tình trạng này xảy ra khi có quá nhiều nhú lưỡi bị mất. Điều này sẽ dẫn đến những thay đổi về màu sắc và kết cấu của lưỡi. Người mắc bệnh này thường có lưỡi rất bóng.

Triệu chứng lưỡi bị viêm

Mỗi người sẽ có biểu hiện bệnh khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ra. Các triệu chứng phổ biến của bệnh gồm:

  • Lưỡi bị sưng
  • Đau ở lưỡi
  • Rát hoặc ngứa ở lưỡi
  • Thay đổi cấu trúc bề mặt của lưỡi do thay đổi kích thước và hình dạng của nhú
  • Bề mặt lưỡi có nhiều màu sắc khác nhau
  • Mất khả năng nói hoặc ăn uống bình thường
  • Khó nuốt

Nguyên nhân viêm lưỡi

Một số tình trạng có thể gây ra bệnh như:

Phản ứng dị ứng

Phản ứng dị ứng với thuốc, thức ăn và các chất kích ứng tiềm ẩn khác có thể làm trầm trọng thêm các u nhú và các mô cơ của lưỡi. Chất kích ứng bao gồm kem đánh răng và một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp.

Bệnh lý

Một số bệnh ảnh hưởng đến hệ miễn dịch có thể tấn công các cơ và nhú của lưỡi. Herpes simplex, một loại virus gây ra mụn rộp và mụn nước quanh miệng, có thể góp phần làm sưng và đau lưỡi.

Mức sắt thấp

Không đủ sắt trong máu có thể gây viêm lưỡi. Sắt điều chỉnh sự phát triển của tế bào bằng cách giúp cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu, mang oxy đến các cơ quan, mô và cơ. Mức sắt trong máu thấp có thể dẫn đến lượng myoglobin thấp. Myoglobin là một protein trong các tế bào hồng cầu, rất quan trọng đối với sức khỏe cơ bắp, bao gồm cả mô cơ của lưỡi.

Chấn thương miệng

Chấn thương do vết thương ở miệng có thể ảnh hưởng đến tình trạng của lưỡi của bạn. Viêm có thể xảy ra do vết cắt và vết bỏng trên lưỡi hoặc các thiết bị nha khoa như niềng răng được đặt trên răng của bạn.

Những phương pháp giúp chẩn đoán viêm lưỡi

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ chỉ cần quan sát miệng của người bệnh để kiểm tra các vết sưng và phồng rộp bất thường trên lưỡi, nướu và các mô mềm. Bác sĩ có thể yêu cầu lấy mẫu nước bọt và máu để làm xét nghiệm.

Điều trị viêm lưỡi

Việc điều trị viêm lưỡi phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nói chung, bệnh đáp ứng tốt với điều trị khi bác sĩ đã xác định được nguyên nhân cơ bản.

Các bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho những người bị viêm lưỡi do bệnh hoặc nhiễm trùng. Thuốc kháng sinh, thuốc kháng nấm hoặc thuốc kháng vi-rút có thể giúp loại bỏ nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm hoặc vi-rút tương ứng.

Bạn cũng có thể dùng thực phẩm chức năng và ăn uống lành mạnh nếu bị viêm lưỡi do thiếu dinh dưỡng.

Nếu thiếu hụt chất dinh dưỡng là do bệnh lý có từ trước, chẳng hạn như bệnh celiac, bác sĩ có thể đề nghị điều trị kết hợp với thay đổi chế độ ăn uống để kiểm soát tình trạng sức khỏe cơ bản.

Làm thế nào để phòng ngừa viêm lưỡi?

Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa được bệnh này. Tuy nhiên, một người có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh bằng cách:

  • Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng thường xuyên
  • Tránh các chất kích thích, chẳng hạn như thức ăn cay, thuốc lá và thức ăn có tính axit

Quá trình phục hồi bệnh sẽ mất thời gian và cần được điều trị thích hợp. Trong thời gian điều trị, bạn nên tránh ăn thức ăn có thể gây kích ứng lưỡi, và giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Nếu các triệu chứng không biến mất sau một thời gian, hãy đến gặp bác sĩ. Trong trường hợp lưỡi bị sưng nghiêm trọng và bắt đầu tắc nghẽn đường hô hấp, bạn nên gọi cấp cứu vì tình trạng sưng tấy nặng có thể liên quan đến vấn đề sức khỏe nguy hiểm.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ngứa hậu môn

(100)
Tìm hiểuNgứa hậu môn là bệnh gì?Ngứa hậu môn là tình trạng xảy ra khi vùng da quanh hậu môn bị kích thích. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, ... [xem thêm]

Đau bụng kinh

(82)
Đau bụng kinh là một hiện tượng bình thường xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt. Mức độ đau có thể khác nhau ở mỗi người nhưng hầu như người phụ nữ nào ... [xem thêm]

Mất trí nhớ tạm thời

(52)
Chứng mất trí nhớ tạm thời có thể khiến người bệnh hoang mang và lo lắng. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.Tìm ... [xem thêm]

Tắc nghẽn niệu quản

(61)
Tìm hiểu chungTắc nghẽn niệu quản là gì?Hệ thống tiết niệu được tạo thành bởi thận, hai ống mang nước tiểu từ thận đến bàng quang gọi là niệu ... [xem thêm]

Thừa sắt

(11)
Tìm hiểu về thừa sắtThừa sắt là gì?Thừa sắt là một rối loạn trong đó lượng sắt tích tụ quá nhiều trong cơ thể. Thông thường, ruột hấp thụ đúng ... [xem thêm]

Xét nghiệm glucose sau ăn

(30)
Tìm hiểu chungXét nghiệm glucose sau ăn là gì?Xét nghiệm glucose sau ăn là xét nghiệm máu để kiểm tra bệnh tiểu đường và thường có một số tên khác như ... [xem thêm]

Xơ hóa hệ thống nguồn gốc thận

(67)
Tìm hiểu chungXơ hóa hệ thống nguồn gốc thận (NSF) là gì?Xơ hóa hệ thống nguồn gốc thận (NSF) xảy ra ở một số người bị suy giảm chức năng thận và có ... [xem thêm]

Áp xe thận

(63)
Áp xe thận là ổ mủ quanh thận do có nhiễm trùng các mô mềm xung quanh thận hay nhiễm trùng mô thận ngoại vi. Đây là một bệnh phổ biến do những chấn thương ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN