Bí quyết chữa chứng chuột rút khi mang thai

(3.79) - 28 đánh giá

Chuột rút khi mang thai có thể khiến gây khó chịu, khiến mẹ mất ngủ. Để chuột rút không còn là nỗi ám ảnh, mẹ có thể “bỏ túi” một vài bí quyết đơn giản nhưng hiệu quả.

Chuột rút là sự co cơ đột ngột, gây đau ở một bắp thịt nào đó khiến việc cử động trở nên khó khăn. Chuột rút có thể xảy ra bất cứ đâu nhưng thường sẽ bị chuột rút bắp chân khi mang thai. Ngoài ra, bà bầu còn có thể bị ở chân, đùi, hông, dọc theo bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Hiện tượng chuột rút khi mang thai có thể kéo dài vài giây cho đến vài phút, có thể hết rồi trở lại, xuất hiện nhiều vào ban đêm khi đang ngủ, sau khi vận động và khi sử dụng cơ bắp trong thời gian dài.

Bị chuột rút khi mang thai có nguy hiểm không?

Hiện tượng chuột rút khi mang thai thường bắt đầu xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ hai và ngày càng trở nên nghiêm trọng vào những tháng cuối của thai kỳ. Bà bầu có thể bị chuột rút vào ban ngày nhưng thường nhiều hơn vào ban đêm. Và đây cũng là “thủ phạm” khiến mẹ hay giật mình giữa đêm.

Chuột rút là triệu chứng khá phổ biến, đa phần bà bầu bị chuột rút nhẹ đều không đáng bận tâm. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể là dấu hiệu sớm báo hiệu nguy cơ sảy thai. Theo ước tính, cứ 4 ca mang thai có hiện tượng chuột rút thì sẽ có 1 ca bị sảy. Do đó, nếu bạn đã từng gặp khó khăn trong việc mang thai hay có tiền sử bị sảy thai thì cần đặc biệt lưu ý.

Nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai

Không ai biết tại sao phụ nữ mang thai lại hay bị chuột rút nhưng nguyên nhân có thể là do:

  • Thai nhi càng lớn, trọng lượng cơ thể mẹ cũng càng tăng gây áp lực lên chân
  • Tử cung mở rộng để tạo không gian phát triển cho bé gây chèn ép lên tĩnh mạch khiến máu không thể về tim hoặc do chèn ép lên dây thần kinh từ tủy sống xuống chân.
  • Mất nước khiến cơ thể bị rối loạn điện giải
  • Thiếu canxi có thể gây chuột rút khi mang thai tháng cuối. 3 tháng cuối là lúc nhu cầu canxi của cơ thể tăng cao, nếu không bổ sung đủ, mẹ rất dễ bị chuột rút.

Bà bầu bị chuột rút nên làm gì?

Khi bị chuột rút, bạn cần:

  • Nhàng duỗi và cong chân, các đầu ngón chân vài lần và đứng trên một bề mặt lạnh để giúp giảm co thắt cơ.
  • Sử dụng túi da hoặc chai nước nóng áp vào khu vực bị đau để giảm đau và sưng.
  • Xoa bóp co bắp chân bị co rút.

Nếu đã co duỗi chân và đứng trên bề mặt lạnh nhưng triệu chứng chuột rút không giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ vì có thể chuột rút là do cục máu đông gây tắc nghẽn mạch.

Làm thế nào để giảm chuột rút khi mang thai?

Mặc dù chưa có bằng chứng thuyết phục nhưng nhiều người cho rằng việc căng cơ chân trước khi ngủ có thể giúp giảm tần suất bị chuột rút. Bài tập căng cơ chân như sau:

  • Bước 1: Bạn đứng trước một bức tường, giơ tay hướng về bức tường, lòng bàn tay áp vào tường
  • Bước 2: Đặt chân phải phía sau, chân trái phía trước
  • Bước 3: Từ từ di chuyển chân trái về phía sau trong khi chân phải vẫn giữ thẳng gối và gót chân vẫn chạm sàn
  • Bước 4: Giữ tư thế căng cơ trong khoảng 30 giây, giữ lưng thẳng và hông hướng về phía sau. Phải thật chú ý đừng xoay chân và đừng đứng bằng ngón chân
  • Bước 5: Sau khoảng 30 giây thì đổi chân.

Bên cạnh bài tập trên, mẹ có thể phòng ngừa chuột rút khi mang thai bằng cách:

  • Vận động nhẹ nhàng bằng cách tập yoga cho bà bầu, đi bộ và tập thể dục nhịp điệu
  • Tránh đứng và ngồi quá lâu. Nếu công việc phải ngồi nhiều, mẹ nên nghỉ ngơi thường xuyên hoặc ngồi và nâng chân nếu phải đứng suốt cả ngày.
  • Bổ sung magiê cũng có tác dụng ngăn ngừa chuột rút khi mang thai. Bạn có thể thêm các thực phẩm giàu magiê vào chế độ ăn như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây khô, các loại hạt và quả.
  • Uống nhiều nước. Nếu nước tiểu có màu trong hoặc vàng tươi là bạn đã uống đủ nước. Nếu nước tiểu có màu vàng sậm tức là cơ thể bạn đang thiếu nước.
  • Chọn những loại giày và vớ chân phù hợp, thoải mái, có tác dụng nâng đỡ và tiện lợi. Bạn có thể mang các loại giày có phần viền bao quanh ở gót chân, các loại này giúp giữ vững đôi chân, tránh bị trượt.

Hiện tượng bà bầu bị chuột rút rất thường gặp nên bạn đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, trong vài trường hợp hiếm hoi, chuột rút gây ra đau đớn dữ dội do cục máu đông gây tắc nghẽn mạch. Nếu gặp tình trạng đau nặng và dai dẳng kèm theo dấu hiệu sưng đỏ ở chân, mẹ bầu nên đến ngay bác sĩ để được chữa trị kịp thời.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào?

(98)
Khi bạn mang thai, việc thay đổi nội tiết tố có thể làm gia tăng mức đường huyết dẫn đến tình trạng đái tháo đường thai kỳ. Một số trường hợp ... [xem thêm]

Lợi ích khi tắm bia cho trẻ nhỏ có thể khiến bạn bất ngờ

(54)
Lợi ích khi tắm bia cho trẻ đã được nhiều người lưu truyền trong dân gian, nhưng bạn có thể vẫn chưa hiểu rõ thực hư về vấn đề này. Hoa bia dùng để ... [xem thêm]

5 nỗi lo lắng mà bé gặp phải khi đến trường

(54)
Trong quá trình nuôi dạy một đứa trẻ thành người tốt, bạn sẽ đối mặt với rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Trong đó, không thể thiếu cách khuyến ... [xem thêm]

Phòng và xử lý khi chấy trên đầu trẻ hoành hành

(89)
Bạn thấy con gãi đầu dữ dội, vạch tóc ra thấy chấy trên đầu trẻ? Lúc này, bạn hãy áp dụng nhanh cách diệt cháy để tránh lây lan cho người khác.Chấy là ... [xem thêm]

Tiêm filler môi sẽ kéo dài được bao lâu?

(24)
Nếu bạn muốn đôi môi trở nên căng mọng và mịn màng hơn, bạn có thể cân nhắc về việc bơm môi. Bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật này thông qua phẫu ... [xem thêm]

Stress khi mang thai có thể gây hại cho thai nhi

(69)
Căng thẳng là một điều rất bình thường trong cuộc sống, ngay cả khi mang thai bạn cũng khó tránh khỏi tình trạng này. Một nghiên cứu tại Anh cho thấy stress ... [xem thêm]

Bật mí cách nhận biết nốt ruồi lành tính hay có hại

(87)
Bạn có bao giờ thắc mắc về những nốt ruồi (hay mụn ruồi)xuất hiện trên da? Hãy xem thử cách nốt ruồi hình thành và nhận biết xem liệu nó có phải là ... [xem thêm]

Dấu hiệu con nhút nhát bố mẹ cần lưu ý!

(63)
Bạn có biết con nhút nhát thường là do nhiều cảm xúc? Đó là kết quả của một chuỗi những cảm giác sợ hãi, căng thẳng, dè chừng và bối rối. Trẻ nhút ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN