Bật mí cách nhận biết nốt ruồi lành tính hay có hại

(4.45) - 87 đánh giá

Bạn có bao giờ thắc mắc về những nốt ruồi (hay mụn ruồi)xuất hiện trên da? Hãy xem thử cách nốt ruồi hình thành và nhận biết xem liệu nó có phải là dấu hiệu ung thư da không nhé.

Ở con người thường có sự tồn tại một số hiện tượng tổn thương da rất phổ biến và lành tính (không gây ung thư da). Những biểu hiện này bao gồm nốt ruồi, tàn nhang, các da thừa, thay đổi sắc tố lành tính và dày sừng tiết bã.

Nốt ruồi và da

Theo một nghiên cứu bệnh về da của chuyên gia da liễu người Mỹ Stephanie S. Gardner, nốt ruồi phát triển trên da, thường có màu nâu hoặc đen và có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên da, đơn lẻ hoặc theo nhóm, hầu hết xuất hiện ở thời thơ ấu và trong 25 năm đầu đời của một người. Có khoảng từ 10–40 nốt ruồi trước khi trưởng thành là chuyện bình thường.

Nốt ruồi thường thay đổi chậm theo thời gian, trở nên lớn hơn hoặc thay đổi về màu sắc và đôi khi có thể có lông mọc trên. Một số có thể không thay đổi, trong khi một số khác lại dần dần biến mất theo thời gian.

Nốt ruồi hình thành như thế nào?

Mụn ruồi xuất hiện khi các tế bào trong da phát triển thành một cụm thay vì phân bố đều trên da. Các tế bào này được gọi là tế bào bạch cầu, chúng tạo ra sắc tố cho làn da có màu sắc tự nhiên. Nốt ruồi có thể tối dần sau khi phơi nắng, trong những năm tuổi thiếu niên và trong thời kỳ mang thai.

Các loại nốt ruồi

Nốt ruồi bẩm sinh là loại nốt ruồi tự mọc từ lúc mới sinh, thường chỉ xảy ra ở khoảng một trong 100 người. Loại này có xu hướng phát triển thành u ác tính (ung thư) nhiều hơn loại xuất hiện sau khi sinh. Bạn nên kiểm tra nốt ruồi hoặc tàn nhang nếu chúng có đường kính lớn hơn một cục tẩy bút chì hoặc có bất kỳ đặc điểm nào của u hắc tố.

Các vết chàm là những nốt ruồi lồi thường lớn hơn mức trung bình (lớn hơn một cục tẩy bút chì) và có hình dạng bất thường. Màu của chúng và các cạnh thường không đều nhau khi so với những nốt ruồi bình thường khác. Chúng có nhiều khả năng trở thành khối u ác tính. Trên thực tế, những người có 10 hoặc nhiều vết chàm có nguy cơ phát triển khối u ác tính cao gấp 12 lần, đây là một dạng ung thư da nghiêm trọng. Nếu thấy bất kỳ thay đổi bất thường nào về nốt ruồi của mình, bạn hãy đến bác sĩ để được kiểm tra và xét nghiệm ung thư da nhé.

Làm sao để nhận biết nốt ruồi ung thư?

Phần lớn mụt ruồi thường lành tính và không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy thì thật sự nó có gây ung thư da hay không? Những nốt ruồi mang nguy cơ ung thư là những nốt có hình dạng và màu sắc khác so với những nốt ruồi cùng tồn tại trên da, vào cùng khoảng thời gian xuất hiện sau tuổi 25.

Nếu nhận thấy có sự thay đổi về màu sắc, chiều cao, kích thước hoặc hình dạng của nốt ruồi, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán kỹ hơn. Bạn cũng nên đi kiểm tra nếu chúng chảy máu, ngứa hoặc trở nên đau đớn.

Hình ảnh nốt ruồi ung thư

Bạn có thể kiểm tra làn da bằng gương hoặc nhờ ai đó giúp bạn kiểm tra. Đặc biệt, hãy chú ý đến các vùng da thường phơi nắng như tay, cánh tay, ngực, cổ, mặt, tai, chân và lưng.

Nếu một nốt ruồi không thay đổi theo thời gian thì không có gì để lo lắng nhiều. Nếu bạn thấy bất cứ dấu hiệu thay đổi nào của chúng hiện có như việc xuất hiện một nốt r mới hoặc nếu bạn muốn tẩy xóa chúng đi vì lý do thẩm mỹ, bạn nên hỏi ý kiến và bàn bạc với bác sĩ da liễu.

Sau đây là các đặc điểm quan trọng cần xem xét khi kiểm tra nốt ruồi. Nếu chúng biểu hiện bất kỳ dấu hiệu nào được liệt kê dưới đây, bạn hãy đến bác sĩ da liễu kiểm tra ngay vì nó có thể là biểu hiện của ung thư da.

  • Bất đối xứng. Một nửa nốt ruồi không khớp với nửa kia;
  • Đường viền hoặc cạnh của chúng bị rách nát, mờ hoặc không đều;
  • Màu sắc của không giống nhau, trong suốt hoặc có các sắc thái nâu, đen, xanh, trắng hoặc đỏ;
  • Đường kính. Đường kính của chúnglớn hơn kích thước một cục tẩy bút chì;
  • Sự phát triển. Nốt ruồi thay đổi về kích thước, hình dạng hoặc màu sắc.

U ác tính là một dạng của ung thư da. Vị trí phổ biến nhất cho u ác tính ở nam giới là ngực và ở lòng bàn chân đối với phụ nữ. U ác tính là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ trẻ.

Dò tìm và định bệnh

Khám da toàn bộ là một cách để dò tìm và định bệnh ung thư da. Bác sĩ sẽ khám từ đầu xuống chân kể cả da đầu, lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng giữa 2 mông. Khi thấy một mụt ruồi nghi ngờ có bệnh, bác sĩ có thể cắt một mẩu nhỏ của mụn ruồi và gửi đi khám nghiệm dưới kính hiển vi (làm sinh thiết). Cách này có thể giúp phát hiện được nốt ruồi có tế bào ung thư hay không. Nếu có, toàn bộ mụn ruồi và vùng da chung quanh sẽ được cắt đi. Thường mụn ruồi bị cắt đi sẽ không mọc trở lại. Nếu mọc trở lại, bạn nên gặp bác sĩ ngay.

Phòng ngừa ung thư da

Phương cách tốt nhất để biết bạn có gặp tình trạng ung thư da hay không là biết rõ tính chất của các mụn ruồi trên da. Bạn nên tự khám da thường xuyên, khoảng 1 lần mỗi tháng, nhất là khi trong gia đình bạn có người bị ung thư da melanoma.

Sớm biết da và mụn ruồi thay đổi là cách tốt nhất để phòng ngừa ung thư. Bạn cần nhớ khám những vùng không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời như da đầu, dưới nách, chân (móng chân, lòng bàn chân và vùng giữa các ngón chân), lòng bàn tay và móng tay, vùng bộ phận sinh dục và vùng dưới nhũ hoa đối với phụ nữ. Bạn có thể dùng một tấm gương nhỏ cầm tay đứng trước gương lớn để dễ nhìn những vùng phía sau. Những người có mụn ruồi loạn sản cần được bác sĩ khám da thường xuyên.

Làm thể nào để xử lý mụt ruồi?

Nếu một bác sĩ da liễu muốn đánh giá một mẫu nốt ruồi, họ sẽ làm sinh thiết bằng cách cạo hoặc cắt toàn bộ vùng da để có thể đánh giá dưới kính hiển vi. Đây là một thủ thuật đơn giản. (Nếu bác sĩ da liễu nghĩ rằng chúng có thể là nguyên nhân gây nên ung thư, cắt nốt ruồi sẽ ngăn ung thư lây lan).

Nếu nốt ruồi được chẩn đoán là ung thư, bác sĩ da liễu sẽ cắt toàn bộ hoặc vết sẹo ra khỏi vùng sinh thiết bằng cách cắt toàn bộ vùng da và vùng da bình thường xung quanh, sau đó khâu vết thương.

Khi khám mụn ruồi nên nhớ 4 quy luật sau:

A: Asymmetrical: để ý những mụn ruồi có hình dạng bất thường, thí dụ như hình hai nửa bán cầu khác nhau;

B: Border irregular: nốt ruồi có bờ loang lổ không bằng phẳng;

C: Changes in Color: để ý những mụn ruồi nhiều màu hoặc màu không đều; chỗ đậm, chỗ lợt;

D: Diameter: đường kính lớn hơn 6 mm.

Những mụn ruồi có những tính chất trên là đáng nghi ngờ và cần được bác sĩ da xem xét.

Hiểu biết về những nốt ruồi trên cơ thể để phòng ngừa những rủi ro và hạn chế nguy cơ gây ung thư da. Kiểm tra và theo dõi thường xuyên nếu bạn có những bất thường nêu trên để phòng tránh những đáng tiếc có thể xảy ra bạn nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn biết gì về chứng răng mọc lệch?

(29)
Răng mọc lệch là trạng thái răng mọc không thẳng hàng. Khi gặi phải tình trạng này, bạn có thể gặp những vấn đề răng miệng nghiêm trọng, chẳng hạn như ... [xem thêm]

Cải thiện làn da bằng những thói quen đơn giản

(45)
Làm thế nào để có làn da căng mướt, sạch bóng và không tì vết là mơ ước của các cô gái? Dưới đây là một vài cách đơn giản giúp bạn cải thiện làn ... [xem thêm]

Đau xương cụt do rối loạn hay thoái hóa, bệnh lý mà phụ nữ sau sinh chớ nên bỏ qua

(62)
Đau xương cụt là tình trạng rất thường hay gặp phải ở phụ nữ do quá trình sinh con cũng như các yếu tố khác. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh diễn ... [xem thêm]

Thông tin khám bệnh tại Bệnh viện Tâm Anh

(63)
Bệnh viện Tâm Anh (hay còn gọi là Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh) là bệnh viện cao cấp áp dụng quy trình khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân theo ... [xem thêm]

Suy gan cấp ở trẻ nhỏ: Những điều bố mẹ cần lưu ý

(93)
Suy gan cấp là tình trạng sức khỏe nguy hiểm không chỉ tác động đến gan mà nhiều bộ phận khác trong cơ thể cũng có nguy cơ chịu ảnh hưởng. Căn bệnh này ... [xem thêm]

Mách nàng 15 bí quyết làm đẹp với dầu oliu từ đầu đến chân

(26)
Dầu oliu từ lâu đã được sử dụng rộng rãi vì không chỉ đem đến các lợi ích làm đẹp vô cùng “thần kỳ” mà còn đem lại cho bạn một cơ thể khỏe ... [xem thêm]

Tác hại từ son môi khiến bạn giật mình

(11)
Son môi là công cụ làm đẹp không thể thiếu của chị em phụ nữ. Một đôi môi ngọt ngào cùng một màu son thích hợp sẽ giúp phái nữ trông xinh đẹp và ... [xem thêm]

Sự tổn thương ở dây thần kinh tọa

(54)
Các dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn bắt nguồn từ tủy sống và kéo dài dọc theo chiều dài bắp vế. Hầu hết ở các động vật có xương sống, các ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN