Mộng thịt

(3.61) - 94 đánh giá

Mộng thịt ở mắt thường là một tình trạng lành tính, nhưng chúng có thể gây biến dạng mắt vĩnh viễn, khó chịu và mờ mắt. Vậy mộng thịt là gì? Làm sao để điều trị bệnh hiệu quả? Mời bạn tham khảo bài viết sau.

Mộng thịt ở mắt là gì?

Mộng thịt là một vết sưng nhô cao, bắt đầu ở lòng trắng của mắt (củng mạc) và có thể xâm lấn giác mạc. Giác mạc là lớp bao phủ trong suốt phía trước mắt. Mộng thịt thường không gây ra vấn đề nguy hiểm hoặc không cần điều trị, nhưng nó có thể được loại bỏ nếu cản trở tầm nhìn của người bệnh.

Dấu hiệu mắt bị mộng thịt

Mộng thịt không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng. Nếu có, các triệu chứng thường nhẹ, gồm đỏ mắt, mờ mắt và kích ứng mắt. Bạn cũng có thể cảm thấy bỏng rát hoặc ngứa ngáy.
(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()
Nếu mộng thịt phát triển đủ lớn để che giác mạc, nó có thể cản trở tầm nhìn của bạn. Mộng thịt dày hoặc lớn hơn cũng có thể khiến bạn cảm thấy như có dị vật trong mắt. Ngoài ra, bạn không thể tiếp tục đeo kính áp tròng khi bị mộng thịt do cảm giác khó chịu.

Nguyên nhân gây mộng thịt ở mắt

Mặc dù bức xạ tia cực tím từ mặt trời là nguyên nhân chính gây ra mộng thịt, nhưng bụi và gió đôi khi cũng có liên quan đến tình trạng này.

Mộng thịt thường phát triển ở những người từ 30-50 tuổi và những vết sưng này hiếm khi gặp ở trẻ em.

Làm thế nào để chẩn đoán mộng thịt ở mắt?

Bạn nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa nếu gặp bất kỳ triệu chứng khó chịu nào, chẳng hạn như kích ứng mắt hoặc thay đổi thị lực.

Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của bạn cũng như tiền sử gia đình mắc mộng thịt hoặc bất kỳ loại bệnh lý nào khác về mắt hay không.

Thông thường, bạn sẽ cần phải khám mắt để chẩn đoán bệnh. Trong khi kiểm tra, bác sĩ có thể sử dụng ánh sáng đặc biệt và ống kính phóng đại để quan sát rõ bên trong mắt.

Các cách chữa mộng thịt ở mắt

Mộng thịt thường không cần điều trị trừ khi nó cản trở tầm nhìn của bạn hoặc gây khó chịu nghiêm trọng. Bác sĩ có thể thỉnh thoảng kiểm tra mắt để xem liệu bạn có gặp các vấn đề về thị lực hay không.

Thuốc

Nếu tình trạng này gây kích ứng nhiều hoặc đỏ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhỏ mắt trị mộng thịt hoặc thuốc mỡ tra mắt có chứa corticosteroid để giảm viêm.

Phẫu thuật

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên phẫu thuật để loại bỏ mộng thịt nếu thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ không giúp giảm đau. Phẫu thuật cũng được thực hiện khi tình trạng này gây mất thị lực hoặc loạn thị, có thể dẫn đến nhìn mờ. Bạn cũng có thể thảo luận về các phẫu thuật với bác sĩ nếu muốn loại bỏ mộng thịt vì lý do thẩm mỹ.

Tuy nhiên, có một số rủi ro liên quan đến các thủ thuật này. Trong một số trường hợp, mộng thịt có thể trở lại sau khi được phẫu thuật. Mắt cũng có thể bị khô và rát sau khi phẫu thuật. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giảm đau và giảm nguy cơ bệnh phát triển trở lại.

Mộng thịt ở mắt có nguy hiểm không?

Tình trạng này có thể dẫn đến sẹo nghiêm trọng trên giác mạc, nhưng trường hợp này rất hiếm. Sẹo trên giác mạc cần được điều trị vì nó có thể gây giảm thị lực. Đối với những trường hợp nhẹ, việc điều trị thường bao gồm thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ để điều trị viêm. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, điều trị có thể bao gồm phẫu thuật cắt bỏ mộng thịt.

Phòng ngừa mộng thịt

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh là bảo vệ mắt khỏi các chất gây kích ứng như:

  • Ánh sáng mặt trời
  • Gió
  • Thời tiết khô
  • Bụi và sạn

Để bảo vệ đôi mắt, bạn có thể:

  • Đeo kính râm khi ra ngoài trời. Bạn nên chọn kính bao quanh, bảo vệ mắt từ mọi góc độ và chống tia cực tím 99-100%. Hãy đeo kính râm ngay cả khi bên ngoài trời nhiều mây, mưa hoặc tuyết.
  • Đội mũ rộng vành: Mũ rộng vành giúp chống nắng khi ra ngoài ngời.
  • Đeo kính bảo vệ mắt phù hợp khi ở trong môi trường bụi bẩn.
  • Dùng nước mắt nhân tạo: Nước mắt nhân tạo là loại thuốc nhỏ mắt bôi trơn giúp giảm khô và kích ứng mắt.
    Mọi người cũng nên đi khám bác sĩ nhãn khoa thường xuyên để kiểm tra chứng mộng tinh và các tình trạng mắt khác.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hội chứng Marie Antoinette

(87)
Tìm hiểu chungHội chứng Marie Antoinette là gì?Hội chứng Marie Antoinette là hiện tượng mà tóc của một người đột nhiên chuyển sang màu trắng (mất sắc tố). ... [xem thêm]

Suy thận

(92)
Khi thận suy yếu, những chức năng như lọc máu, bài tiết chất thải và điều chỉnh huyết áp của cơ quan này cũng suy giảm theo, dần dần trở thành suy thận. ... [xem thêm]

Wolff-Parkinson-White

(96)
Tìm hiểu chungWolff-Parkinson-White là hội chứng gì?Wolff-Parkinson-White là hội chứng xảy ra khi có thêm một đường dẫn điện giữa các buồng trên và buồng dưới ... [xem thêm]

Dại

(68)
Tìm hiểu chungBệnh dại là bệnh gì?Bệnh dại là bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus dại. Bạn sẽ bị nhiễm virus dại sau khi bị động vật đã nhiễm bệnh dại ... [xem thêm]

Dậy thì muộn

(86)
Định nghĩaDậy thì muộn (chậm dậy thì) là bệnh gì?Dậy thì muộn (hay còn gọi là chậm dậy thì) là tình trạng tuổi dậy thì không bắt đầu vào thời điểm ... [xem thêm]

Rối loạn kinh nguyệt

(32)
Rối loạn kinh nguyệt là gì? Tình trạng này có gây ra ảnh hưởng gì đến sức khỏe phụ nữ không? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu các thông tin xoay quanh vấn đề ... [xem thêm]

Đau mạn tính

(98)
Định nghĩaĐau thường là do chấn thương và bệnh tật, đặc biệt là do các bệnh về cơ xương. Nó có thể làm ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt, công ... [xem thêm]

Chấn thương khí quản

(19)
Tìm hiểu chungChấn thương khí quản là tình trạng gì?Chấn thương khí quản là tình trạng xảy ra khi bạn gặp chấn thương cùn hoặc bị một thứ gì đó đâm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN