Tiêm filler môi sẽ kéo dài được bao lâu?

(4.06) - 24 đánh giá

Nếu bạn muốn đôi môi trở nên căng mọng và mịn màng hơn, bạn có thể cân nhắc về việc bơm môi. Bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật này thông qua phẫu thuật hoặc tiêm filler môi bằng các chất làm đầy phù hợp.

Tiêm filler là cách phổ biến nhất để tăng kích thước môi vì ít gây xâm lấn và có thời gian hồi phục nhanh hơn phẫu thuật. Để thực hiện, bác sĩ có thể tiêm một hay nhiều loại chất làm đầy vào môi bạn.

Thời gian trôi qua, collagen và mô mỡ tự nhiên của cơ thể sẽ giảm dần. Từ đó, gương mặt sẽ mất độ đàn hồi, làn da trở nên mỏng hơn và chảy xệ, bao gồm cả môi. Tiêm filler môi sẽ giúp thay thế lượng collagen và mô mỡ bị mất, khiến môi đầy đặn trở lại.

Suy nghĩ cẩn thận

Vấn đề đầu tiên bạn cần quan tâm là bạn muốn có một đôi môi như thế nào. Hãy thảo luận cùng bác sĩ để có thể chọn được loại filler tốt và phù hợp nhất cho đôi môi của bạn.

Lựa chọn loại filler thích hợp

Để có được loại chất làm đầy phù hợp, bạn cần hiểu được cơ thể và ý thích của mình. Trước đây, collagen là loại phổ biến nhất.

Hiện nay, collagen hiếm khi được sử dụng vì tác dụng của nó thường không kéo dài và có thể gây ra các phản ứng dị ứng ở một số người.

Axit hyaluronic (HA) là loại chất làm đầy được sử dụng rộng rãi nhất, giúp cố định hình dạng và tăng kích thước môi. HA có thể chất giống như gel, được tạo thành từ vi khuẩn, hoạt động bằng cách gắn với các phân tử nước trong da giúp môi trở nên căng mọng.

Đặc điểm của các loại filler môi là hấp thu chậm và có thể thay đổi tỷ lệ môi dày hoặc mỏng tùy theo ý muốn của bạn.

Bạn có thể lặp lại điều trị sáu tháng một lần. Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng tiêm axit hyaluronic giúp thúc đẩy da sản xuất nhiều collagen hơn, tạo ra sự đầy đặn tự nhiên cho đôi môi.

Nguy cơ khi tiêm filler môi

Phản ứng dị ứng với axit hyaluronic, một phân tử đường tự nhiên trên bề mặt da, rất hiếm xảy ra. Tuy nhiên, nó có thể phát triển thành một khối u (gọi là u hạt) của mô bị viêm.

Khi tiêm filler môi cũng có thể tạo ra các nốt u dưới da nếu được tiêm sai vị trí hay không được tiêm đủ sâu. Sau đó, chất làm đầy sẽ hòa tan với hyaluronidase, một loại enzyme phá vỡ axit hyaluronic.

Một tác dụng phụ ít phổ biến hơn là mạch máu bị chặn. Điều này sẽ làm giảm lưu lượng máu đến môi và làm hỏng các mô môi của bạn. Dù vậy, bác sĩ sẽ phát hiện ra tình trạng này nhanh chóng, từ đó có các biện pháp phục hồi.

Tiêm filler môi được thực hiện như thế nào?

Đầu tiên, bạn nên đặt một lịch hẹn với chuyên gia hoặc bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ uy tín. Bạn có thể tham khảo các ý kiến đánh giá của các bệnh nhân khác trước khi quyết định.

Chất làm đầy môi, trong đó axit hyaluronic là sản phẩm khá an toàn. Vì vậy, bạn chỉ cần chọn một cơ sở y tế chất lượng để có thể yên tâm vào quá trình điều trị.

Trước khi tiến hành thủ thuật, bác sĩ sẽ gây tê vùng môi. Nếu bạn chọn chất làm đầy là collagen, các nhân viên y tế sẽ tiến hành kiểm tra trên da để đảm bảo bạn không bị dị ứng. Trường hợp bạn có phản ứng với collagen, bác sĩ sẽ không sử dụng loại chất làm đầy này và đề nghị các filler thay thế khác.

Để gây tê, bác sĩ sử dụng kim tiêm bơm một lượng thuốc tê nhỏ vào bên trong miệng, gây tê môi trên và môi dưới. Sau khi thấy môi bạn đủ tê, bác sĩ bắt đầu tiêm filler trực tiếp vào môi bạn.

Một số người sẽ cảm thấy cằm và má hơi lạnh khi thực hiện thủ thuật này. Khi chất làm đầy được tiêm vào môi có thể gây đau nhói.

Sau khi tiêm filler môi

Sưng tấy xung quanh môi là điều bạn có thể gặp phải sau khi tiêm filler môi. Bên cạnh đó, bạn còn nhìn thấy được các đốm đỏ ở vị trí tiêm chất làm đầy vào môi.

Một tác dụng phụ phổ biến khác là xuất hiện vết bầm tím xung quanh môi, có thể kéo dài khoảng 1 tuần. Bạn sẽ cảm thấy hơi khác lạ khi chất làm đầy được bơm vào trong môi.

Bạn còn gặp phải khó khăn khi cười trong vòng 1 – 2 ngày vì môi hơi đau, đó là điều hoàn toàn bình thường. Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ hướng dẫn bạn cách để không làm hỏng đôi môi.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Phân loại các dạng tự kỷ giúp điều trị bệnh hiệu quả

(16)
Tự kỷ được phân chia thành nhiều dạng khác nhau tùy theo mức độ mà người bệnh gặp phải. Tìm hiểu kỹ các dạng tự kỷ sẽ hỗ trợ hiệu quả cho quá ... [xem thêm]

Rặn nhiều khi chuyển dạ tăng nguy cơ rách tầng sinh môn đến 700%

(80)
Bạn có biết khoảng 9/10 sản phụ bị rách tầng sinh môn trong khi sinh em bé hay không? Tuy mức độ tổn thương sẽ khác nhau, nhưng có thể tệ nhất là bạn bị ... [xem thêm]

Rau dền: Lợi ích sức khỏe và các món ngon dễ làm

(52)
Rau dền là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho mọi gia đình, đem lại nhiều lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe như ngăn ngừa loãng xương, giảm viêm, phòng ... [xem thêm]

Cho con bú giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú

(100)
Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại nhiều lợi ích cho bé yêu và mẹ. Mới đây, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra rằng, cho con bú giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ... [xem thêm]

Bổ sung vitamin C cho bé: nhiều chưa hẳn đã tốt

(78)
Vitamin C đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động phát triển hệ thống miễn dịch của trẻ và là một chất chống oxy hóa tự nhiên và kháng histamin. Bằng ... [xem thêm]

Tìm hiểu nguyên nhân gây ngứa da mặt để trị đúng cách

(65)
Da mặt bị ngứa thường là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề ngoài da. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân bên trong cơ thể. ... [xem thêm]

Phình mạch não có thể dẫn đến đột quỵ

(45)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Nha đam mang lại lợi ích làm đẹp nào?

(79)
Tìm hiểu chungNha đam dùng để làm gì?Nha đam (còn được gọi là lô hội) là một loại cây thông dụng trong việc làm đẹp cũng như chữa trị một số chứng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN