Ung thư tuyến tiền liệt

(3.71) - 42 đánh giá

Tìm hiểu chung

Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh gì?

Tuyến tiền liệt là tuyến có ở nam giới và là hệ thống sinh sản. Tuyến này nằm quanh niệu đạo ở lối ra từ bàng quang của nam giới. Tuyến tiền liệt vô cùng quan trọng bởi vì giúp sản sinh chất dịch là tinh dịch nuôi dưỡng và vận chuyển tinh trùng.

Ung thư tiền liệt tuyến là một loại ung thư xảy ra trong tuyến tiền liệt và đây là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới. Sự phát triển của ung thư tiền liệt tuyến thường xảy ra chậm và ở giai đoạn đầu thì bệnh vẫn còn bị hạn chế ở tuyến tiền liệt. Bệnh không gây ra tác hại nghiêm trọng. Không phải tất cả các loại ung thư đều là ác tính và có thể lây lan nhanh chóng, một số loại có thể phát triển chậm và có thể chỉ cần điều trị tối thiểu hoặc không điều trị.

Ung thư tiền liệt tuyến có tỷ lệ ung thư và tử vong do ung thư cao nhất ở nam giới. Ung thư cần được xác định sớm và được điều trị kịp thời để ngăn ngừa và làm chậm sự lây lan, việc tử vong do bệnh này gây ra.

Ung thư tuyến tiền liệt được phát hiện sớm khi bệnh vẫn còn giới hạn ở tuyến tiền liệt có cơ hội chữa khỏi bệnh tốt hơn.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt

Các triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt phổ biến là:

  • Thường xuyên phải đi tiểu, vào cả ban ngày và ban đêm
  • Khó khăn trong việc bắt đầu, duy trì hoặc kiểm soát dòng nước tiểu
  • Dòng nước tiểu yếu hoặc bị gián đoạn
  • Khó đi tiểu. Khó tiểu đứng mà phải ngồi tiểu
  • Không thể đi tiểu (bị lưu giữ nước tiểu)
  • Mất khả năng kiểm soát khi tiểu có thể có liên quan đến cơn ho hoặc cười, đột ngột thôi thúc đi tiểu hoặc không báo trước
  • Đau khi đi tiểu hoặc xuất tinh
  • Máu trong nước tiểu hoặc trong tinh dịch
  • Có dấu hiệu bất thường ở trực tràng.

Dấu hiệu và triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt phát triển đã lan ra từ tuyến tiền liệt đến những nơi khác trong cơ thể (được gọi là ung thư tuyến tiền liệt di căn) bao gồm:

  • Cơn đau, đau đớn dần dần, đau xương, đặc biệt là đau lưng
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Mệt mỏi
  • Hơi thở gấp khi thực hiện các hoạt động mà trước đó vẫn hoạt động bình thường
  • Xương bị gãy do bị chấn thương nhẹ.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng này tồi tệ hơn và ngăn chặn việc cấp cứu y tế. Vì vậy, bạn nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn chặn tình trạng nghiêm trọng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân ung thư tuyến tiền liệt

Không rõ nguyên nhân nào gây ra bệnh ung thư này. Tuy nhiên, các bác sĩ biết rằng bệnh bắt đầu khi một số tế bào trong tuyến tiền liệt trở nên bất thường.

Các đột biến trong ADN của tế bào bất thường làm cho tế bào phát triển và phân chia nhanh hơn so với các tế bào bình thường. Các tế bào bất thường tiếp tục phát triển, trong khi các tế bào bình thường khác chết đi. Các tế bào bất thường tích tụ tạo thành một khối u có thể phát triển để xâm nhập mô gần đó.

Thông thường, một số tế bào bất thường có thể phá vỡ và lan truyền (di căn) sang các bộ phận khác của cơ thể và gây ra nhiều vấn đề khác.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh?

Tình trạng sức khỏe này rất phổ biến. Ung thư tiền liệt tuyến phổ biến ở nam giới trên 50 tuổi, đặc biệt ở người Mỹ gốc Phi và ở nam giới ăn thực phẩm có nhiều chất béo, có bố hoặc anh trai mắc bệnh này.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

Ung thư thường xảy ra ở nam giới trên 65 tuổi. Những yếu tố nguy cơ khác gây ra bệnh bao gồm:

  • Tuổi tác
  • Gia đình có tiền sử mắc ung thư tuyến tiền liệt
  • Sắc tộc hoặc chủng tộc (ví dụ: nam giới người Mỹ gốc Phi có nguy cơ cao bị ung thư tiền liệt tuyến)
  • Béo phì
  • Thay đổi trong cấu trúc di truyền.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc:

  • Thăm khám trực tràng (DRE). Đây là một xét nghiệm thực hiện bằng cách kiểm tra tuyến tiền liệt của bạn thông qua trực tràng. Bác sĩ sẽ đeo găng tay rồi thọc vào trực tràng để kiểm tra xem có khối u nào bất thường không.
  • Sinh thiết tuyến tiền liệt. Bạn có thể được yêu cầu sinh thiết để xác nhận chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt. Trong phương pháp sinh thiết, một phần nhỏ của tuyến tiền liệt được lấy ra và kiểm tra.
  • Các xét nghiệm khác. Chụp cộng hưởng từ (MRI), quét xương hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT scan) cũng có thể được thực hiện.

Những phương pháp dùng để điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Khi nam giới được chẩn đoán là bị ung thư giai đoạn sớm thì không cần điều trị sớm. Một số nam giới có thể không cần điều trị. Nhưng bạn có thể làm số điều trị nếu cần thiết bao gồm:

  • Xạ trị
  • Liệu pháp nội tiết
  • Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt
  • Làm lạnh mô tuyến tiền liệt. Phẫu thuật lạnh hoặc kỹ thuật nhiệt động bao gồm việc đóng băng mô để diệt tế bào ung thư
  • Hóa trị liệu có thể là một lựa chọn điều trị cho những người mắc bệnh đã lan rộng ra các vùng khác của cơ thể
  • Liệu pháp sinh học.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Chọn một chế độ ăn uống lành mạnh đầy đủ trái cây và rau củ. Ngừng tiêu hóa thực phẩm có nhiều chất béo. Thay vào đó, bạn chọn ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Chọn thực phẩm bổ sung lành mạnh. Chọn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất để bạn có thể duy trì lượng vitamin trong cơ thể. Thực phẩm chức năng không thể giúp điều trị ung thư tuyến tiền liệt mặc dù chúng chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
  • Tập thể dục vào các ngày trong tuần. Tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn, giúp bạn duy trì cân nặng và cải thiện tâm trạng.
  • Duy trì trọng lượng khỏe mạnh.
  • Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh này.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nhiễm nhựa cây độc

(48)
Tìm hiểu chungNhiễm nhựa cây độc là gì?Các loại cây độc có thể gây kích ứng da nghiêm trọng (viêm da tiếp xúc). Các phản ứng dị ứng gây ra do nhựa độc ... [xem thêm]

Tiểu đường thai kỳ

(94)
Tìm hiểu chungTiểu đường thai kỳ là gì?Tiểu đường thai kỳ (gestational) là bệnh tiểu đường phát triển trong quá trình mang thai ở khoảng tuần thứ 24. Bệnh ... [xem thêm]

Rối loạn ăn uống

(22)
Tìm hiểu chungRối loạn ăn uống là gì?Rối loạn ăn uống là bệnh liên quan đến thói quen ăn uống bất thường. Người mắc bệnh này thường hay đau khổ hoặc ... [xem thêm]

Viêm tụy

(17)
Tụy là tuyến cơ quan trực thuộc hệ tiêu hóa chịu trách nhiệm:Điều tiết dịch tụy chứa enzyme trypsin, chymotrypsin, amylase hỗ trợ quá tiêu hóa protein và tinh ... [xem thêm]

Nhiễm xoắn khuẩn Leptospira

(43)
Tìm hiểu chungBệnh nhiễm xoắn khuẩn Leptospira là gì?Nhiễm xoắn khuẩn Leptospira là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hình xoắn Leptospira interrogans gây ra. Xoắn khuẩn ... [xem thêm]

Bệnh Chlamydia là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

(94)
Tìm hiểu chungChlamydia là bệnh gì?Chlamydia là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục bởi do vi khuẩn gọi chlamydia trachomatis gây ra. Bạn không thể ... [xem thêm]

SARS (hội chứng suy hô hấp cấp nặng)

(31)
Định nghĩaSARS (hội chứng suy hô hấp cấp nặng) là bệnh gì?Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (SARS) là một dạng viêm phổi nặng. Bệnh xuất hiện lần ... [xem thêm]

Mặc cảm ngoại hình (hội chứng “sợ xấu”)

(45)
Định nghĩaChứng mặc cảm ngoại hình (hội chứng “sợ xấu”) là bệnh gì?Bệnh nhân của chứng mặc cảm ngoại hình (hội chứng “sợ xấu” hay hội chứng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN