Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào?

(3.65) - 98 đánh giá

Khi bạn mang thai, việc thay đổi nội tiết tố có thể làm gia tăng mức đường huyết dẫn đến tình trạng đái tháo đường thai kỳ. Một số trường hợp bệnh diễn tiến có thể gây ra tai biến trong thai kỳ. Nếu mẹ bầu được chuẩn đoán mắc bệnh tiểu đường , bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ theo dõi sức khỏe của bạn và thai nhi chặt chẽ hơn trong suốt thời gian mang thai.

Phần lớn phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường đều có thai kỳ bình thường và em bé sinh ra khỏe mạnh. Theo đó, những biện pháp điều trị thích hợp sẽ làm thay đổi tiên lượng bệnh.

Giải đáp: Bệnh đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng lên thai nhi như thế nào?

Đường huyết tăng cao cũng ảnh hưởng đến trẻ khi bé hoàn toàn nhận dinh dưỡng từ máu mẹ. Lúc này, trẻ sẽ dự trữ đường dư thừa dưới dạng mỡ và điều này khiến bé lớn nhanh hay thai to hơn bình thường. Mặt khác, trẻ sinh ra có thể dễ gặp các tai biến như:

  • Chấn thương lúc sinh do thai nhi có kích cỡ to
  • Hạ đường huyết sau sinh
  • Vàng da ở trẻ sơ sinh
  • Sinh non
  • Suy hô hấp tạm thời

Sau này khi lớn lên, bé có nguy cơ béo phì và đái tháo đường. Vì vậy, để giảm thiểu nguy cơ cho bé, bạn nên cố gắng kiểm soát mức đường huyết ổn định trong suốt thai kỳ nhé!

Bệnh đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào lên mẹ?

Bạn có thể gặp một số vấn đề sức khỏe như:

  • Tăng nguy cơ sinh mổ
  • Sẩy thai
  • Tăng huyết áp hoặc tiền sản giật
  • Sinh non

Mức đường huyết của bạn sẽ trở về bình thường ngay sau khi sinh, nhưng bạn có nguy cơ bị đái tháo đường tuýp 2 thực sự hoặc đái tháo đường thai kỳ tiếp diễn trong lần mang thai sau này. Một lối sống khỏe mạnh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Thay đổi tình trạng béo phì và đái tháo đường của riêng bạn cũng là cách để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

Mặc dù sẽ có những trường hợp bẳt buộc bạn cần sinh mổ nhưng nhiều phụ nữ đái tháo đường thai kỳ vẫn sinh thường qua đường âm đạo. Bạn có thể đặt câu hỏi thêm với bác sĩ về vấn đề này, chẳng hạn như:

√ Liệu em bé có cần sinh mổ?

√ Cân nặng trẻ ước lượng bao nhiêu? Liệu bé có nhẹ cân hơn hay không?

√ Nguy cơ nào xảy ra cho trẻ khi không sinh mổ?

√ Nguy cơ nào cho mẹ?

Điều bạn có thể làm: hành động theo từng bước

Chế độ ăn hợp lý. Trao đổi thêm với bác sĩ dinh dưỡng để lên thực đơn bữa chính và bữa phụ nhằm duy trì đường huyết ổn định. Bạn cần tiêu thụ lượng đường/tinh bột nhất định bởi vì chúng có thể gây tăng đường huyết. Tránh dùng thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh như nước ngọt hay bánh ngọt. Bạn cũng có thể tìm hiểu giải pháp dinh dưỡng cho người đái tháo đường thai kỳ tại đây!

Tập thể dục. Một vài bài tập đều đặn mỗi ngày giúp giữ đường huyết ổn định. Hãy đặt mục tiêu tập thể dục cường độ nhẹ hoặc trung bình 30 phút/ngày trừ khi bác sĩ có yêu cầu ngược lại. Các hoạt động nhẹ nhàng có thể xem xét là đi bộ hoặc bơi lội.

Giữ các cuộc hẹn khám thai. Bỏ qua kiểm tra có thể tăng nguy cơ cho sức khỏe mẹ và em bé. Bạn có thể cần phải kiểm tra siêu âm hoặc kiểm tra tim thai thường xuyên ở phòng khám của bác sĩ.

Dùng thuốc được kê toa. Một vài bà mẹ mang thai cần insulin hoặc các loại thuốc khác để kiểm soát đường huyết. Hãy thực hiện theo các lời khuyên của bác sĩ và đảm bảo rằng bạn hiểu rõ về cách sử dụng thuốc.

Theo dõi dấu hiệu thay đổi đường huyết. Hãy chắc rằng bạn biết cách xử trí khi đường huyết quá cao hoặc quá thấp.

Khi nào cần gọi bác sĩ?

Khi bạn bị đái tháo đường thai kỳ, trách nhiệm của bạn là phải theo dõi sát sức khỏe của mình. Hãy gọi cho bác sĩ khi:

  • Bạn bị ốm và không thể tuân thủ chế độ ăn hằng ngày
  • Bạn có triệu chứng tăng đường huyết: không tập trung, đau đầu, khát nhiều, nhìn mờ, sút cân
  • Bạn có triệu chứng hạ đường huyết: lo lắng, lú lẫn, chóng mặt, đau đầu, đói, đánh trống ngực, tim đập nhanh, vã mồ hôi, xanh tái hay yếu.
  • Kiểm tra đường huyết tại nhà và khi kết quả quá cao hoặc thấp so với ngưỡng mục tiêu.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Trị sẹo mụn từ thiên nhiên: Bí quyết lý tưởng dành cho bạn

(50)
Ngày nay, để trị sẹo mụn và có một làn da khỏe mạnh không phải là điều khó khăn. Cùng điểm qua các bí quyết hỗ trợ trị sẹo mụn từ thiên nhiên trong ... [xem thêm]

Lỗ rò âm đạo

(89)
Tìm hiểu chungLỗ rò âm đạo là gì?Lỗ rò âm đạo là một khe hở không bình thường kết nối âm đạo với một cơ quan khác như bàng quang, ruột kết hoặc ... [xem thêm]

Bạn đã biết những lợi ích sức khỏe từ vitamin D hay chưa?

(49)
Vitamin D3 là gì? Tại sao lại cần bổ sung vitamin D3 cho trẻ? Liều lượng vitamin D3 như thế nào mới phù hợp?Vitamin D đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc ... [xem thêm]

Tác hại của việc thủ dâm nguy hiểm hơn bạn nghĩ!

(14)
Lợi ích của thủ dâm là giải tỏa tâm lý, giúp ngủ ngon hay thậm chí là giảm nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục? Tuy nhiên nếu quá lạm dụng, bạn ... [xem thêm]

Liệu tỏi luôn luôn có nhiều lợi ích sức khỏe như lời đồn?

(29)
Tỏi là một trong những loại gia vị rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai ăn tỏi có ảnh hưởng đến thai nhi không?Cùng tìm hiểu trong bài ... [xem thêm]

Đau bụng: tìm đúng nguyên nhân mới trị dứt

(16)
Đau bụng là bất cứ cơn đau nào xảy ra ở vùng bụng. Các cơ quan chính nằm ở vùng bụng bao gồm: ruột (nhỏ và lớn), thận, ruột thừa (một phần của ruột ... [xem thêm]

Bài tập giãn cơ và thăng bằng cho người bệnh tiểu đường

(84)
Trường Đại học Y học Thể thao Mỹ cho biết giãn cơ là một ý tưởng tốt và khuyên bạn nên giãn từng nhóm cơ chính ít nhất hai lần một tuần trong ... [xem thêm]

Chế độ dinh dưỡng cho người bị thoái hóa cột sống

(27)
Yoga rất tốt cho sức khoẻ, đồng thời giúp bạn sử dụng lưng và cổ của mình thường xuyên. Tuy nhiên, khi được chẩn đoán bị thoái hóa cột sống, có thể ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN