Tìm hiểu chung
Cơn đau quặn mật là gì?
Cơn đau quặn mật là cơn đau liên quan đến túi mật. Các vấn đề chính của túi mật gây ra cơn đau quặn mật là đau bụng mật, viêm túi mật, sỏi mật, viêm tụy và viêm đường mật hướng thượng.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng cơn đau quặn mật là gì?
Các biểu hiện cơn đau quặn mật rất khác nhau và có thể bị kích hoạt do một số loại thực phẩm nhất định. Cơn đau có thể liên tục, không thay đổi ở bụng, lan ra phía sau, từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản.
Cơn đau quặn mật có thể thay đổi hoặc được cảm nhận khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân. Nhiều người bị sỏi mật không bao giờ bị đau. Tuy nhiên, một vài loại khác của cơn đau quặn mật giúp bác sĩ chẩn đoán.
- Đau bụng mật (tắc nghẽn ống mật không liên tục): đau đột ngột và tăng nhanh (đau hoặc tức nặng) ở vùng bụng trên bên phải hoặc vùng thượng vị; một số người có cơn đau lan tới vai phải (hoặc đau lưng ở chỏm xương bả vai) và/hoặc gây buồn nôn và ói mửa. Cơn đau thường giảm trong khoảng 1 đến 5 giờ mặc dù cơn đau nhẹ có thể kéo dài khoảng một ngày.
- Viêm túi mật (viêm mô túi mật thứ cấp gây tắc nghẽn ống dẫn mật): đau không thay đổi ở vùng bụng trên bên phải có thể lan ra vai phải hoặc lưng, đau bụng khi chạm vào hoặc nhấn vào bụng, đổ mồ hôi, buồn nôn, nôn, sốt, ớn lạnh và đầy hơi. Sự khó chịu kéo dài lâu hơn với đau bụng mật.
- Viêm túi mật cấp (không có sỏi mật): có triệu chứng tương tự như viêm túi mật nhưng xảy ra như một biến chứng của các vấn đề khác như chấn thương hoặc bỏng. Người bệnh có các triệu chứng nghiêm trọng và biểu hiện ốm nặng.
- Viêm tụy: sỏi mật từ túi mật có thể làm tắc ống tụy và gây viêm tụy (viêm tuyến tụy) với đau bụng trên có thể tỏa ra phía sau, đau bụng, đau nhiều hơn sau khi ăn, kèm theo buồn nôn và ói mửa.
- Viêm đường mật hướng thượng (hoặc đơn giản là viêm đường mật hoặc nhiễm trùng hệ thống dẫn mật) gây sốt, đau bụng, vàng da, thậm chí hạ huyết áp (huyết áp thấp) và lú lẫn; đây là trường hợp cần phải được cấp cứu.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây cơn đau quặn mật?
Các nguyên nhân chính gây ra cơn đau quặn mật là đau bụng mật, viêm túi mật, sỏi mật, viêm tụy và viêm đường mật hướng thượng. Có hai nguyên nhân chính gây đau hoặc bắt nguồn từ túi mật hay liên quan trực tiếp đến túi mật, bao gồm:
- Sỏi mật gây tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn bất kỳ ống dẫn mật nào
- Sỏi bùn đặc và/hoặc tình trạng viêm có thể kèm theo kích ứng hoặc nhiễm trùng các mô xung quanh, tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ các ống dẫn mật dẫn đến chèn ép và thiếu máu cục bộ (nguồn cung cấp máu không đủ do tắc nghẽn các mạch máu trong khu vực).
Sỏi mật thường hình thành trong túi mật, nhưng cũng có thể hình thành trong bất kỳ ống dẫn nào. Khi túi mật co bóp (bởi cơ), mật thường đi qua các ống dẫn vào đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu có sỏi mật hoặc sỏi bùn đặc, chúng có thể làm tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ các ống dẫn và chèn ép lên mô xung quanh, đôi khi đủ gây thiếu máu cục bộ. Các vấn đề khác như chấn thương có thể gây cơn đau quặn mật. Nhiễm trùng đường mật và túi mật thường xảy ra sau khi tắc sỏi mật cũng có thể gây đau.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán cơn đau quặn mật?
Bệnh sử và khám sức khỏe giúp thiết lập chẩn đoán ban đầu. Dấu hiệu của Murphy (đau hoặc ngừng thở tạm thời khi nhấn sâu dưới sườn phải) là dấu hiệu đặc trưng phỏng đoán cho hơn 95% trường hợp viêm túi mật cấp tính. Một vài xét nghiệm trong phòng thí nghiệm như xét nghiệm chức năng gan, lipase, amylase, công thức máu đầy đủ (CBC) và chụp X-quang bụng được thực hiện để xác định nguyên nhân chính xác gây ra cơn đau. Siêu âm có thể phát hiện sỏi mật và chụp CT có thể xác định các thay đổi cấu trúc của cơ quan. Quét HIDA (sử dụng vật liệu phóng xạ) có thể đo túi mật rỗng trong khi xét nghiệm ERCP sử dụng ống nội soi để đưa thuốc nhuộm vào ống tụy, túi mật và gan. Chụp cộng hưởng từ (MRI) đôi khi được sử dụng để kiểm tra chi tiết cấu trúc của các cơ quan (gan, túi mật và tuyến tụy). Các xét nghiệm khác cũng có thể được cân nhắc. Kết quả của các xét nghiệm này giúp xác định vấn đề và thiết lập chẩn đoán.
Những phương pháp nào dùng để điều trị cơn đau quặn mật?
Nếu bạn không bị cơn đau quặn mật (ngay cả khi bạn có sỏi mật nhưng không bao giờ bị đau), bạn không cần điều trị. Một số bệnh nhân có một hoặc hai cơn đau có thể lựa chọn không điều trị. Đau khi bị tấn công cấp tính thường được điều trị bằng morphin. Các phương pháp điều trị y khoa bao gồm:
- Liệu pháp muối mật (