Tìm hiểu chung
Phổi đông đặc là gì?
Phổi đông đặc xảy ra khi không khí thường lấp đầy trong các đường hô hấp nhỏ của phổi bị thay thế bằng một thứ khác. Tùy thuộc vào nguyên nhân, không khí có thể được thay thế bằng:
- Chất lỏng như mủ, máu hoặc nước
- Chất rắn như thức ăn trong dạ dày hoặc các tế bào
Hình ảnh phổi trên phim chụp X-quang ngực và các triệu chứng giống nhau với tất cả các chất này. Vì vậy, bác sĩ thường tiến hành nhiều xét nghiệm hơn để tìm hiểu lý do tại sao phổi bị đông đặc. Với cách điều trị thích hợp, phổi đông đặc sẽ biến mất và không khí quay trở lại.
(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng của phổi đông đặc là gì?
Các triệu chứng thường gặp của phổi đông đặc là:
- Hơi thở khó khăn, tình trạng này có thể tăng lên tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của phổi đông đặc
- Thở khò khè và khó thở
- Ngực cảm thấy nặng, thường kèm đau
- Thở gấp (một tình trạng tăng nhịp thở rất nhanh, đổ mồ hôi rất nhiều và khó khăn trong khi nói chuyện)
- Hơi thở có các âm thanh bất thường
- Da mặt có thể tái hơn bình thường hoặc thậm chí hơi xanh
- Ho dữ dội với một lượng lớn chất nhầy (chất nhầy cũng có thể chứa máu)
- Sốt
- Đổ mồ hôi đêm
- Kiệt sức và mệt mỏi
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra phổi đông đặc?
Nguyên nhân gây ra phổi đông đặc bao gồm:
Viêm
Viêm phổi là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra phổi đông đặc. Khi bạn bị nhiễm trùng phổi, cơ thể sẽ gửi các tế bào bạch cầu đến chống lại nó. Các tế bào chết và các mảnh vỡ tích tụ tạo thành mủ, lấp đầy các đường hô hấp nhỏ. Viêm phổi thường do vi khuẩn hoặc siêu vi khuẩn gây ra, nhưng nó cũng có thể do nấm hoặc các vi sinh vật bất thường khác.
Phù phổi
Suy tim sung huyết là nguyên nhân phổ biến nhất gây phù phổi. Khi tim không thể bơm đủ mạnh để tống máu di chuyển về phía trước, nó sẽ trào ngược lại vào các mạch máu trong phổi. Áp lực gia tăng đẩy chất lỏng từ các mạch máu vào các đường hô hấp nhỏ.
Những người gần như chết đuối thường bị phù phổi. Trong những trường hợp này, chất lỏng đi vào đường hô hấp từ bên ngoài cơ thể thay vì bên trong.
Xuất huyết phổi
Xuất huyết phổi có nghĩa là bị chảy máu trong phổi. Vấn đề này thường do viêm mạch máu. Các mạch máu yếu và bị rò rỉ, do đó một lượng máu di chuyển vào các đường hô hấp nhỏ.
Viêm phổi hít
Viêm phổi hít xảy ra khi hít phải các hạt thức ăn hoặc chất có trong dạ dày vào phổi.
Hít thức ăn có thể gây ra viêm phổi, nhưng tình trạng nhiễm trùng thường khó điều trị hơn là viêm phổi thông thường.
Axit dạ dày và các hóa chất khác có thể gây viêm và kích thích hoặc làm tổn thương phổi gây ra viêm phổi. Bạn có nhiều khả năng mắc tình trạng này nếu đang nằm bệnh viện với nhận thức giảm.
Ung thư phổi
Ung thư phổi là một dạng ung thư phổ biến. Bạn có nhiều khả năng bị ung thư phổi hơn nếu hút thuốc lá.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán phổi đông đặc?
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng việc bắt đầu một cuộc trò chuyện về bệnh sử y tế gần đây của bạn, sau đó là thăm khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ nghe phổi và theo dõi các phim chụp X-quang để có được bức tranh đầy đủ mức độ đông đặc phổi. Sau khi chẩn đoán được thực hiện, các lựa chọn điều trị sẽ được đưa ra.
Những phương pháp nào dùng để điều trị phổi đông đặc?
Viêm phổi
Viêm phổi được điều trị bằng thuốc nhắm vào các vi sinh vật gây bệnh. Thông thường bạn sẽ được kê toa thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus hoặc thuốc chống nấm. Bạn cũng có thể dùng thuốc để kiểm soát ho, đau ngực hoặc sốt.
Phù phổi
Điều trị phù phổi dựa trên nguyên nhân của nó. Điều trị có thể bao gồm thuốc giúp loại bỏ chất lỏng dư thừa, giảm áp lực trong mạch máu hoặc làm cho tim bơm tốt hơn.
Xuất huyết phổi
Nếu bị viêm mạch, bạn thường được điều trị bằng steroid và thuốc ức chế miễn dịch. Bạn có thể cần phải dùng các loại thuốc này thường xuyên để ngăn ngừa chảy máu nhiều hơn.
Viêm phổi hít
Nếu bạn bị viêm phổi hít, bạn sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh mạnh.
Viêm phổi này không phải là nhiễm trùng, do đó thuốc kháng sinh không hoạt động. Nếu bệnh nặng, bác sĩ có thể kê toa steroid để giảm viêm, nhưng thông thường bệnh nhân chỉ nhận được chăm sóc hỗ trợ để giúp cơ thể tự lành.
Ung thư
Ung thư phổi rất khó điều trị. Loại bỏ các khối u bằng phẫu thuật có thể là cách tốt nhất trong điều trị ung thư, nhưng không phải tất cả các loại ung thư phổi đều có thể loại bỏ. Khi ung thư bắt đầu lây lan, nó không thể chữa khỏi và việc điều trị chỉ nhằm mục đích giảm các triệu chứng. Do đó, điều quan trọng là bạn cần phát hiện bệnh sớm.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý phổi đông đặc?
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()