Tế bào mast hệ thống

(3.92) - 95 đánh giá

Tìm hiểu chung

Bệnh tế bào mast hệ thống là gì?

Bệnh tế bào mast hệ thống là một rối loạn dẫn đến số lượng tế bào mast trong cơ thể quá nhiều. Các tế bào mast thường giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật và hỗ trợ chữa lành vết thương bằng cách giải phóng các chất như histamine và leukotrienes.

Nếu bạn mắc bệnh tế bào mast hệ thống, các tế bào mast dư thừa thường tích tụ trong da, tủy xương, đường tiêu hóa và xương. Khi được kích hoạt, những tế bào mast này giải phóng các chất tràn ngập cơ thể, dẫn đến các dấu hiệu và triệu chứng như đỏ bừng mặt, ngứa, nhịp tim nhanh, đau bụng, chóng mặt hoặc thậm chí mất ý thức. Các tác nhân gây kích ứng thường gặp bao gồm rượu, thay đổi nhiệt độ, thức ăn cay và một số loại thuốc nhất định.

Bệnh tế bào mast hệ thống có một số loại. Hình thức phổ biến nhất là bệnh tế bào mast hệ thống không ổn định – tiến triển chậm.

Hình thức phổ biến thứ hai là bệnh tế bào mast hệ thống kết hợp với rối loạn máu thứ phát. Một loại khác, tế bào mast hệ thống hung hãn, phát triển nhanh chóng và thường liên quan đến tổn thương cơ quan. Ung thư tế bào bạch cầu mast và sa côm tế bào mast là những dạng cực kỳ hiếm của bệnh tế bào mast hệ thống.

Mức độ phổ biến của bệnh tế bào mast hệ thống

Bệnh tế bào mast hệ thống không phổ biến, ảnh hưởng đến nam và nữ với số lượng ngang nhau. Bệnh có thể bắt đầu khi trẻ còn nhỏ hoặc ở người trưởng thành. Bệnh khởi phát ở trẻ em thường xuất hiện trong hai năm đầu đời. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh tế bào mast hệ thống là gì?

Các dấu hiệu ban đầu của căn bệnh này có thể bao gồm “các đốm” trông giống như các đốm tàn nhang xuất hiện trên da ở mặt trong đùi hoặc bụng. Những đốm này được gọi là nổi mề đay sắc tố và có thể biến thành phát ban và ngứa nếu sờ chạm hoặc bị kích ứng hay nếu da bị tiếp xúc với những thay đổi đột ngột về nhiệt độ như tắm vòi sen nước nóng.

Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm:

  • Sốc phản vệ
  • Khó thở
  • Huyết áp thấp
  • Phát ban và sưng
  • Ngứa
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Tiêu chảy
  • Ngất xỉu
  • Nhức đầu
  • Tử cung đau do co thắt / chảy máu
  • Đỏ bừng mặt
  • Đau cơ xương

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra bệnh tế bào mast hệ thống?

Hầu hết các trường hợp bệnh tế bào mast hệ thống là do đột biến sinh dưỡng trong gen KIT. Gen này mã hóa một protein giúp kiểm soát nhiều quá trình quan trọng của tế bào như tăng trưởng và phân chia tế bào; sự sống còn và chuyển động. Protein này cũng rất quan trọng cho sự phát triển của một số loại tế bào, bao gồm cả tế bào mast (tế bào miễn dịch quan trọng cho các phản ứng viêm). Những đột biến trong gen KIT có thể dẫn đến việc sản xuất quá nhiều tế bào mast, các tế bào này sau đó tích lũy trong các cơ quan nội tạng và dẫn đến các triệu chứng của tình trạng này.

Chẩn đoán & Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh tế bào mast hệ thống?

Việc nghi ngờ chẩn đoán bệnh tế bào mast hệ thống (SM) thường dựa vào các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng. Các xét nghiệm bổ sung sau đó có thể được yêu cầu để loại trừ các tình trạng bệnh khác cũng có các đặc tính tương tự; xác nhận chẩn đoán; xác định loại và đánh giá mức độ nghiêm trọng. Các xét nghiệm này có thể bao gồm:

  • Xét nghiệm sinh thiết tủy xương: đây là xét nghiệm hữu ích nhất trong chẩn đoán tình trạng này
  • Xét nghiệm máu: có thể phát hiện tình trạng thiếu máu, tăng nồng độ histamin, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu, lượng albumin trong máu thấp (hoặc tăng bạch cầu) hoặc mức độ tryptase huyết thanh cao
  • Các chẩn đoán hình ảnh: có thể giúp xác định mức độ và giai đoạn của bệnh
  • Sinh thiết các cơ quan bị ảnh hưởng (như gan và / hoặc da)
  • Xét nghiệm di truyền

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh tế bào mast hệ thống?

Điều trị cho bệnh tế bào mast hệ thống (SM) dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng hiện diện ở mỗi người. Ví dụ như các loại thuốc sau đây có thể dùng để điều trị các triệu chứng khác nhau liên quan đến bệnh:

  • Thuốc kháng histamin để điều trị hoặc ngăn ngừa các triệu chứng ở da và tiêu hóa
  • Thuốc ức chế bơm Proton để điều trị tăng tiết dịch axit dạ dày
  • Epinephrine điều trị sốc phản vệ
  • Steroid điều trị rối loạn hấp thu (khả năng bị suy giảm các chất dinh dưỡng)
  • Ổn định tế bào mast như ketotifen để điều trị một số các triệu chứng ở da
  • Natri Cromolyn điều trị các triệu chứng tiêu hóa, đau xương, đau đầu và một số các biểu hiện ở da

Nếu bệnh tế bào mast hệ thống là ung thư (ung thư tế bào mast) hoặc liên kết với một rối loạn máu, steroid và / hoặc hóa trị liệu có thể cần thiết.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý bệnh tế bào mast hệ thống?

Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lão hóa

(15)
Cơ thể chúng ta bắt đầu lão hóa từ ngoài độ tuổi 20. Khi đó, một số dấu hiệu lão hóa da sẽ bắt đầu xuất hiện dần dần bắt đầu từ các đường ... [xem thêm]

Dị ứng penicillin

(31)
Tìm hiểu chungDị ứng penicillin là gì?Dị ứng penicillin là một phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch với thuốc kháng sinh penicillin. Penicillin được ... [xem thêm]

Mắt mờ

(97)
Tìm hiểu về mờ mắtTình trạng mắt mờ là gì?Mắt mờ là tình trạng không thể nhìn rõ mọi vật. Bạn có thể thấy mọi vật xung quanh rất mờ nhạt. Bạn có ... [xem thêm]

Thiếu máu Fanconi

(34)
Tìm hiểu chungThiếu máu Fanconi là gì?Thiếu máu Fanconi là một rối loạn di truyền dẫn đến kết cục suy tủy xương. Tủy xương có trách nhiệm sản xuất ba ... [xem thêm]

Phì đại thất trái

(31)
Tìm hiểu chungPhì đại thất trái là bệnh gì?Phì đại thất trái là tình trạng thành cơ tâm thất trái của tim dày lên (phì đại). Phì đại thất trái có thể ... [xem thêm]

Hội chứng Behcet

(78)
Định nghĩaHội chứng Behcet (hội chứng da niêm mông mắt, hội chứng Adamantiades) là gì?Hội chứng Behcet, hay còn gọi là hội chứng da niêm mông mắt, hội chứng ... [xem thêm]

Suy hô hấp mạn tính

(87)
Tìm hiểu chungBệnh suy hô hấp mạn tính là gì?Hệ hô hấp là một tập hợp các cơ quan có nhiệm vụ lấy oxy và loại bỏ carbon dioxide. Khi hít vào, không khí ... [xem thêm]

Hội chứng Carcinoid

(58)
Định nghĩaHội chứng Carcinoid là bệnh gì? Hội chứng Carcinoid hay còn gọi là hội chứng Thorson-Bioerck là một hội chứng rối loạn xuất hiện khi các khối u ung ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN