Dị ứng

(3.56) - 56 đánh giá

Bệnh dị ứng là một tình trạng phổ biến và có rất nhiều dạng. Vậy vì sao bạn bị dị ứng? Các cách chữa dị ứng là gì? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Bệnh dị ứng là gì?

Dị ứng là một phản ứng của hệ miễn dịch đối với một chất lạ mà thường không gây hại cho cơ thể. Những chất lạ này được gọi là chất gây dị ứng (dị nguyên), bao gồm một số loại thực phẩm, phấn hoa hoặc lông thú cưng.

Nhiệm vụ của hệ miễn dịch là bảo vệ cơ thể khỏe mạnh bằng cách chống lại các mầm bệnh gây hại. Hệ miễn dịch sẽ tấn công bất cứ chất có thể khiến cơ thể gặp nguy hiểm. Tùy thuộc vào chất gây dị ứng, phản ứng này có thể liên quan đến viêm, hắt hơi hoặc một loạt các triệu chứng khác.

Một số dạng bệnh dị ứng gồm:

  • Dị ứng thức ăn
  • Dị ứng thời tiết
  • Dị ứng da
  • Dị ứng mạt bụi
  • Dị ứng do côn trùng đốt
  • Dị ứng vật nuôi
  • Dị ứng mắt
  • Dị ứng thuốc
  • Viêm mũi dị ứng
  • Dị ứng mủ cao su (latex)
  • Dị ứng nấm mốc
  • Viêm xoang

Dị ứng ở da

Các phản ứng dị ứng ở da có thể là dấu hiệu của một loại dị ứng khác hoặc do tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên. Ví dụ, ăn phải thực phẩm gây dị ứng có thể khiến bạn ngứa ở miệng và cổ họng, kèm với phát ban da.

Tuy nhiên, đối với viêm da tiếp xúc, nguyên nhân gây bệnh là do tiếp xúc trực tiếp với chất gây dị ứng, như sản phẩm tẩy rửa.

Các loại dị ứng da gồm:

  • Phát ban. Các khu vực của da bị kích ứng, đỏ, sưng và có thể đau hoặc ngứa.
  • Chàm (eczema). Các mảng da bị viêm và có thể ngứa, chảy máu.
  • Viêm da tiếp xúc. Các mảng da đỏ, ngứa xuất hiện gần như ngay lập tức sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng.
  • Đau họng. Họng hoặc cổ họng bị kích thích hoặc viêm.
  • Mề đay. Các mảng da màu đỏ, ngứa và nổi lên với các kích cỡ và hình dạng khác nhau.
  • Mắt sưng. Bạn có thể bị chảy nước mắt hoặc ngứa và nhìn mắt sưng húp.
  • Ngứa. Da bị kích ứng hay viêm.
  • Nóng rát da. Viêm da dẫn đến khó chịu và cảm giác châm chích, nóng rát trên da.

Triệu chứng dị ứng là gì?

Tùy thuộc vào loại dị ứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh, các triệu chứng ở mỗi người sẽ khác nhau.

Nếu bạn sử dụng thuốc chống dị ứng trước khi xuất hiện phản ứng dị ứng, các triệu chứng bệnh vẫn xuất hiện nhưng sẽ thuyên giảm mức độ.

Dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn có thể gây sưng, nổi mề đay, buồn nôn, mệt mỏi và các biểu hiện khác. Bạn có thể phải mất một khoảng thời gian để nhận ra bị dị ứng thức ăn. Nếu có các biểu hiện bất thường sau một bữa ăn, bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ.

Dị ứng thời tiết

Các triệu chứng dị ứng thời tiết có thể tương tự các biểu hiện của cảm lạnh, chẳng hạn như nghẹt mũi, chảy nước mũi và sưng mắt. Hầu hết trường hợp, bạn có thể kiểm soát các triệu chứng này tại nhà. Tuy nhiên, hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu các triệu chứng không thuyên giảm hoặc nặng hơn.

Các dị ứng nghiêm trọng

Các tình trạng dị ứng nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc phản vệ, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Các triệu chứng sốc phản vệ gồm khó thở, chóng mặt và mất ý thức. Nếu bạn có các dấu hiệu này, hãy nhanh chóng gọi cấp cấp để được chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân gây dị ứng là gì?

Dị ứng bắt đầu khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn một chất thường vô hại thành mối nguy hiểm. Sau đó, hệ miễn dịch sẽ tạo ra các kháng thể cảnh báo cho chất gây dị ứng cụ thể đó. Khi bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng một lần nữa, các kháng thể này có thể giải phóng một số hóa chất trong hệ miễn dịch, chẳng hạn như histamine, gây ra các triệu chứng dị ứng.

Các tác nhân gây dị ứng phổ biến bao gồm:

  • Các chất gây dị ứng trong không khí, như phấn hoa, lông động vật, mạt bụi và nấm mốc
  • Một số thực phẩm, đặc biệt là đậu phộng, hạt cây, lúa mì, đậu nành, cá, động vật có vỏ, trứng và sữa
  • Côn trùng đốt, chẳng hạn như vết ong đốt
  • Các loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh nhóm penicillin
  • Mủ cao su hoặc các chất khác mà bạn chạm vào có thể gây ra phản ứng dị ứng da

Ngoài ra, một số yếu tố cũng làm bạn tăng nguy cơ bị dị ứng, như:

  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh hen suyễn hoặc dị ứng, chẳng hạn như viêm mũi dị ứng, nổi mề đay hoặc chàm
  • Trẻ em
  • Hen suyễn hoặc một tình trạng dị ứng khác

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh dị ứng?

Để đánh giá xem bạn có bị dị ứng hay không, bác sĩ có thể:

  • Đặt câu hỏi chi tiết về các dấu hiệu và triệu chứng
  • Kiểm tra thể chất
  • Yêu cầu bạn ghi lại chi tiết về các triệu chứng và các yếu tố có thể gây ra bệnh dị ứng

Nếu bạn bị dị ứng thực phẩm, bác sĩ có thể yêu cầu bạn ghi lại chi tiết về các loại thực phẩm bạn ăn

Bác sĩ cũng có thể đề nghị một hoặc cả hai xét nghiệm sau. Tuy nhiên, lưu ý rằng các xét nghiệm dị ứng này có thể dương tính giả hoặc âm tính giả.

  • Xét nghiệm dị ứng da. Một bác sĩ hoặc y tá sẽ lấy một mẩu da của bạn và cho tiếp xúc với một lượng nhỏ protein của các chất gây dị ứng. Nếu da bị dị ứng, bạn có thể nổi mề đay tại vị trí thử nghiệm trên da.
  • Xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu IgE (sIgE), thường được gọi là xét nghiệm hấp thụ dị ứng phóng xạ (RAST) hoặc xét nghiệm ImmunoCAP, đo lượng kháng thể gây dị ứng trong máu (kháng thể immunoglobulin E (IgE)).

Nếu bác sĩ nghi ngờ vấn đề của bạn là do nguyên nhân khác không phải là dị ứng, họ có thể yêu các xét nghiệm khác để giúp xác định – hoặc loại trừ – các vấn đề sức khỏe khác.

Các cách chữa dị ứng hiệu quả

Các cách chữa dị ứng gồm:

  • Tránh chất gây dị ứng. Bác sĩ sẽ giúp bạn thực hiện các bước để xác định và tránh các tác nhân gây dị ứng. Đây thường là bước quan trọng nhất trong việc ngăn ngừa phản ứng dị ứng và giảm triệu chứng.
  • Thuốc. Tùy thuộc vào loại dị ứng, thuốc có thể giúp giảm phản ứng hệ miễn dịch và giảm bớt các triệu chứng. Bác sĩ có thể đề nghị thuốc không kê đơn hoặc thuốc theo toa dưới dạng viên hoặc nước, thuốc xịt mũi hoặc thuốc nhỏ mắt.
  • Liệu pháp miễn dịch. Đối với dị ứng nặng hoặc dị ứng không thuyên giảm hoàn toàn bằng phương pháp điều trị khác, bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp miễn dịch dị ứng.

Một dạng khác của liệu pháp miễn dịch là dùng thuốc ngậm dưới lưỡi cho đến khi tan để điều trị một số dị ứng phấn hoa.

Bệnh dị ứng có nguy hiểm không?

Hầu hết bệnh dị ứng thường không nghiêm trọng, nhưng một số tình trạng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ví dụ, sốc phản vệ là một phản ứng nghiêm trọng khi bạn tiếp xúc của các chất gây dị ứng. Hầu hết trường hợp sốc phản vệ đều liên quan đến thực phẩm, nhưng bất kỳ chất gây dị ứng nào cũng có thể dẫn đến các triệu chứng:

  • Hẹp đường thở đột ngột
  • Tăng nhịp tim
  • Sưng lưỡi và miệng

Làm thể nào để phòng ngừa bệnh dị ứng?

Một số cách giúp bạn phòng ngừa bệnh dị ứng như:

  • Tránh các dị nguyên. Ngay cả khi bạn đang điều trị các triệu chứng dị ứng, hãy cố gắng tránh các tác nhân gây bệnh. Ví dụ, nếu bạn bị dị ứng với phấn hoa, hãy hạn chế ra ngoài và luôn đóng cửa nếu xung quanh có nhiều hoa. Nếu bị dị ứng với mạt bụi, thường xuyên lau dọn đồ đạc và quần áo.
  • Ghi nhật ký dị ứng. Khi cố gắng xác định nguyên nhân hoặc chất làm trầm trọng thêm các triệu chứng dị ứng, bạn hãy ghi lại những hoạt động hoặc thực phẩm ăn trong ngày. Điều này có thể giúp bạn và bác sĩ xác định các yếu tố kích hoạt bệnh.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cắt dạ dày

(87)
Tìm hiểu về cắt dạ dàyPhẫu thuật cắt dạ dày là gì?Phẫu thuật cắt dạ dày là loại bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày. Mục đích của cắt dạ dày là ... [xem thêm]

Ngón chân hình búa

(39)
Tìm hiểu chungNgón chân hình búa là gì?Ngón chân hình búa và ngón chân uốn cong là những dị tật ở bàn chân xảy ra do sự mất cân bằng giữa cơ, gân hoặc dây ... [xem thêm]

Đau thắt ngực không ổn định

(55)
Định nghĩaĐau thắt ngực không ổn định là bệnh gì?Đau thắt ngực không ổn định là cơn đau ở ngực do tình trạng máu và oxy không đủ để cung cấp cho ... [xem thêm]

U nang

(28)
Tìm hiểu chungU nang là bệnh gì?Nang là cấu trúc dạng túi chứa đầy chất lỏng, ở thể nửa rắn hoặc khí và xảy ra trong hầu hết các loại mô của cơ ... [xem thêm]

Bong dịch kính

(79)
Tìm hiểu chungBong dịch kính là tình trạng gì?Phần lớn bên trong mắt phủ đầy dịch kính, một chất giống như gel giúp mắt giữ được hình tròn. Có hàng ... [xem thêm]

Hồng ban đa dạng

(89)
Tìm hiểu chungHồng ban đa dạng là bệnh gì?Bệnh hồng ban đa dạng là một phản ứng da có thể bị kích hoạt do nhiễm trùng hoặc thuốc. Nó thường nhẹ và ... [xem thêm]

Hội chứng Guillain-Barre

(51)
Định nghĩaHội chứng Guillain-Barre (viêm đa rễ dây thần kinh mất myelin cấp, liệt Landry) là bệnh gì?Hội chứng Guillain-Barre, hay còn gọi là bệnh viêm đa rễ ... [xem thêm]

Ốm nghén nặng

(38)
Định nghĩaChứng ốm nghén nặng là gì?Chứng ốm nghén nặng là một dạng chuyển biến của ốm nghén, với biểu hiện buồn nôn và nôn liên tục, dẫn tới mất ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN