Hội chứng Crouzon

(4.22) - 17 đánh giá

Định nghĩa

Hội chứng Crouzon là gì?

Hội chứng Crouzon là một tình trạng bệnh lý di truyền, trong đó có sự hợp nhất sớm một số xương của hộp sọ. Sự hợp nhất sớm của các xương sọ ngăn cản hộp sọ của trẻ phát triển bình thường dẫn đến các biến dạng của đầu và mặt.

Do sự hợp nhất sớm của các xương sọ, trẻ có hội chứng Crouzon có đôi mắt to và lồi làm phát sinh các vấn đề thị lực và lác mắt. Thêm vào đó, các cá nhân có hội chứng Crouzon có xu hướng có các vấn đề nhất định về răng cũng như các rối loạn thính giác. Một số người bị rối loạn này cũng có xu hướng bị sứt môi và hở hàm ếch. Hội chứng Crouzon không ảnh hưởng đến trí thông minh hay năng lực tinh thần của cá nhân bị ảnh hưởng. Triệu chứng của hội chứng Crouzon có mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy vào mỗi người.

Mức độ phổ biến của hội chứng Crouzon?

Hội chứng Crouzon không phổ biến. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Crouzon?

Các triệu chứng phổ biến của hội chứng Crouzon là:

  • Hình dạng khuôn mặt bất thường
  • Trán dô
  • Trán cao
  • Nhiều đường nối ở xương sọ
  • Dị tật Arnold-Chiari
  • Đầu ngắn
  • Tiểu não giảm sản
  • Khiếm thính dẫn truyền
  • Viêm kết mạc
  • Hai mắt cách xa nhau
  • Hàm trên giảm sản
  • Tăng áp lực nội sọ
  • Vùng giữa mặt trũng xuống
  • Mắt lồi
  • Sa mí mắt
  • Mắt lác
  • Đầu nhọn
  • Xương cùng bất thường
  • Tăng sắc tố da
  • Giảm thị lực
  • Mũi sau bị tắc hẹp
  • Mũi cong
  • Nhức đầu
  • Tràn dịch não
  • Các mảng mất sắc tố trên da
  • Khuyết tật trí tuệ
  • Dị tật mống mắt
  • Chàm hắc tố
  • Ống tai trong bị thu hẹp
  • Hẹp hàm
  • Teo thị giác
  • Suy hô hấp
  • Cột sống cổ bất thường
  • Hầu họng bất thường
  • Ống tai ngoài tắc hẹp
  • Thừa kế gen tính trạng trội
  • Dính xương sọ đỉnh đầu sớm
  • Rối loạn phát triển xương sọ mặt
  • Răng mọc lộn xộn
  • U tế bào phôi thai
  • Dính xương sọ sau gáy sớm
  • Hàm nhô ra
  • Dính xương sọ đường chính giữa sớm
  • Co giật
  • Ổ mắt nông
  • Chứng ngưng thở khi ngủ
  • Thị lực kém

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng Crouzon?

Nguyên nhân chính của hội chứng Crouzon là đột biến gen FGFR2. Gen này có chức năng sản xuất protein được gọi là yếu tố tăng trưởng thụ thể nguyên bào sợi số 2. Protein này tạo điều kiện cho sự phát triển của các tế bào chưa trưởng thành trở thành các tế bào xương trong quá trình phát triển phôi thai, do đó khi xuất hiện một đột biến trong gen FGFR2 dẫn đến thiếu vắng các protein và các tế bào chưa trưởng thành không thể phát triển thành tế bào xương làm cho xương sọ chưa trưởng thành dính kết với nhau gây ra hội chứng Crouzon với các triệu chứng liên quan.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Crouzon?

Hội chứng Crouzon được thừa hưởng do nhiễm sắc thể thường mang đặc tính trội. Điều này có nghĩa chỉ cần một bản sao của gen chịu trách nhiệm trong mỗi tế bào bị thay đổi (đột biến) là đủ để gây ra các tính năng của tình trạng này.

Trong một số trường hợp, người bị ảnh hưởng được thừa hưởng gen đột biến từ bố hoặc mẹ bị ảnh hưởng. Trong các trường hợp khác, đột biến xảy ra lần đầu tiên ở một người không có tiền sử gia đình của bệnh này, đây được gọi là đột biến mới.

Khi một người có đột biến gây ra do nhiễm sắc thể thường mang tính trội có con, mỗi trẻ sinh ra có 50% (1 trong 2) cơ hội thừa hưởng đột biến đó.

Vui lòng tham khảo với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng Crouzon?

Việc chẩn đoán hội chứng Crouzon có thể thực hiện một cách dễ dàng khi trẻ mới sinh dựa vào các đặc trưng của trẻ sơ sinh với các dấu hiệu cơ bản ở hình dáng đầu. Vì các dạng dị tật ở sọ cũng là một phần của các rối loạn khác, bác sĩ có thể làm các xét nghiệm khác cùng với xét nghiệm di truyền để tìm kiếm đột biến ở gen FGFR2 nhằm chẩn đoán xác định hội chứng Crouzon. Để thực hiện điều này, trẻ có thể phải trải qua chụp phóng xạ dưới dạng X-quang hộp sọ nhiều lần để tìm kiếm các xương dính vào nhau. Chụp CT hoặc MRI cũng được thực hiện với hình ảnh rõ ràng hơn về hộp sọ để kiểm tra xem có chất lỏng trong hộp sọ, các dấu hiệu của xương sọ dính vào nhau hoặc áp lực bên trong hộp sọ để xác định chẩn đoán hội chứng Crouzon.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng Crouzon?

Chưa có loại thuốc đặc trị nào để điều trị dứt khoát hội chứng Crouzon, mặc dù với sự tiến bộ của ngành y khoa, có một số phương pháp điều trị có thể được sử dụng để điều trị tình trạng này. Những phương pháp như sau:

  • Đối với các vấn đề thị giác và thính giác trong hội chứng Crouzon, kính đeo và máy trợ thính có thể được sử dụng cho phép các bệnh nhân nhìn và nghe rõ ràng hơn.
  • Thiết bị thông đường thở có thể được sử dụng để xử lý các vật cản ở đường thở vì nó làm sạch đường hô hấp và cho phép những bệnh nhân mắc hội chứng Crouzon có thể thở bình thường.
  • Ngôn ngữ trị liệu có thể hữu ích trong các trường hợp bệnh nhân mắc hội chứng Crouzon có bất kỳ dấu hiệu chậm phát triển tâm thần.

Ngoài ra, còn có những lựa chọn phẫu thuật có sẵn để điều trị các dị dạng nhất định gây ra bởi hội chứng Crouzon. Nếu được chẩn đoán sớm, phẫu thuật mắt có thể giúp bệnh nhân thoát khỏi những vấn đề thị lực gây ra do hội chứng Crouzon. Tương tự như vậy, phẫu thuật tai có thể giúp bệnh nhân nghe rõ ràng hơn. Lựa chọn phẫu thuật để giúp đỡ các vấn đề thính giác gây ra do hội chứng Crouzon được biết đến như phẫu thuật tai trong. Mở khí quản có thể được thực hiện cho bệnh nhân có vấn đề về áp lực đường thở và các vấn đề thở do hội chứng Crouzon.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý hội chứng Crouzon?

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus

(29)
Tìm hiểu chungNhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là gì?Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là một loại vi khuẩn trong cùng một nhóm với những vi khuẩn gây bệnh tả. ... [xem thêm]

Viêm dạ dày ruột

(13)
Bạn có thể nghe cụm từ “cúm dạ dày” nhưng vẫn chưa viết đó là bệnh gì. Thật ra, đây là một tên gọi khác của bệnh viêm dạ dày ruột. Đây là một ... [xem thêm]

Viêm phúc mạc

(51)
Tìm hiểu chungBệnh viêm phúc mạc là gì?Phúc mạc là một màng mỏng bao phủ bên trong cơ thể và bảo vệ các cơ quan trong ổ bụng. Viêm phúc mạc là tình trạng ... [xem thêm]

Viêm amidan mãn tính

(19)
Viêm amidan mãn tính (hay viêm amindan mạn tính) có nguy hiểm và cần phải cắt hay không? Bệnh có gì giống và khác với viêm amidan cấp tính thông thường? Mời ... [xem thêm]

Bệnh Chlamydia là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

(94)
Tìm hiểu chungChlamydia là bệnh gì?Chlamydia là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục bởi do vi khuẩn gọi chlamydia trachomatis gây ra. Bạn không thể ... [xem thêm]

Xương thủy tinh

(70)
Tìm hiểu chungXương thủy tinh là bệnh gì?Bệnh xương thủy tinh (xương dễ gãy) là rối loạn di truyền liên quan đến cấu trúc xương. Người mắc bệnh này ... [xem thêm]

Hội chứng Bartter

(28)
Tìm hiểu về hội chứng BartterHội chứng Bartter là gì?Hội chứng Bartter là một nhóm các tình trạng sức khỏe hiếm gặp ảnh hưởng đến thận. Hội chứng này ... [xem thêm]

Hạch to

(64)
Tìm hiểu chungHạch to là bệnh gì?Hạch to là tình trạng sưng các hạch bạch huyết. Hạch bạch huyết là những cơ quan nhỏ thuộc hệ miễn dịch và được tìm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN