Hội chứng Brown-Séquard

(4.3) - 57 đánh giá

Tìm hiểu chung

Hội chứng Brown-Séquard là gì?

Hội chứng Brown-Séquard là một chứng rối loạn cột sống do chấn thương ở một bên của tủy sống, trong đó tủy sống bị tổn thương nhưng không bị cắt đứt hoàn toàn.

Mức độ phổ biến của hội chứng Brown-Séquard

Hội chứng Brown-Séquard là một chứng rối loạn hiếm gặp, ảnh hưởng đến cả nam và nữ với số lượng ngang nhau. Hơn 500 trường hợp đã được báo cáo cho đến nay. Tỷ lệ mắc hội chứng Brown-Séquard được ước tính là 2% trong tất cả các tổn thương cột sống gây ra do chấn thương. Tỷ lệ hàng năm của tất cả các hình thức tổn thương tủy sống được ước tính là 30-40 trường hợp trong 1.000.000 người. Bạn hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Brown-Séquard là gì?

Các triệu chứng thường gặp của hội chứng Brown-Séquard là:

  • Mất cảm giác: người bị ảnh hưởng mất cảm giác chạm, rung và/hoặc cảm giác vị trí ba chiều dưới phần bị chấn thương (liệt nửa người hoặc liệt bất đối xứng), đặc biệt ở cùng một bên như chấn thương cột sống.
  • Mất cảm giác đau và cảm giác về nhiệt độ ở phía bên kia của cơ thể đối diện với bên chấn thương xảy ra.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra gây hội chứng Brown-Séquard?

Hội chứng này thường là hậu quả của chấn thương gây ra do dao hoặc súng bắn vào cột sống hoặc cổ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, hội chứng này là kết quả của các rối loạn cột sống khác như thoái hóa đốt sống cổ, u nang màng nhện hoặc u máu màng cứng. Hội chứng Brown-Séquard cũng có thể đi kèm với nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus. Những chấn thương va đập như té ngã hoặc tai nạn ô tô trong những dịp hiếm hoi có thể là nguyên nhân gây hội chứng Brown-Séquard.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng Brown-Séquard?

Hội chứng Brown-Séquard chủ yếu được chẩn đoán bằng cách phát hiện liệt vận động các cơ ở cùng bên của chấn thương, mất cảm giác đau và cảm giác về nhiệt độ ở bên đối diện với nơi bị chấn thương. Sau đó, bạn có thể làm một số xét nghiệm hình ảnh như sau:

  • Đối với các chấn thương ở xương hoặc trong trường hợp chấn thương do va đập, chụp X-quang cột sống thường giúp phát hiện các vùng bị ảnh hưởng một cách chính xác.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể phát hiện mức độ chấn thương và phương pháp đặc biệt hữu ích khi tổn thương không gây ra bởi bất kỳ chấn thương nào.
  • Trong các nguyên nhân chấn thương gây tổn thương tủy sống, chụp cộng hưởng từ (MRI) được sử dụng khi tình trạng thần kinh suy giảm.
  • Trong trường hợp không thể chụp cộng hưởng từ (MRI), bạn sẽ được chụp CT tủy đồ.

Trong phần lớn các tình huống, chẩn đoán hội chứng Brown-Séquard được thực hiện dựa trên các báo cáo về bệnh sử và chẩn đoán hình ảnh. Hầu hết các trường hợp đều do chấn thương gây ra, điều quan trọng là phải thực hiện chẩn đoán phân biệt đối với các bệnh tương tự khi không có tiền sử chấn thương. Chẩn đoán phân biệt được loại trừ để chẩn đoán tình trạng này là:

  • Đột quỵ
  • Khối u hoặc u nang trong tủy sống
  • Bệnh đa xơ cứng
  • Tổn thương tủy sống và chèn ép

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng Brown-Séquard?

Khi bắt đầu điều trị hội chứng Brown-Séquard, một đánh giá hệ thống bao gồm khám thần kinh tổng quát được thực hiện để đánh giá mức độ chấn thương. Không có phương pháp điều trị chuyên biệt có sẵn cho hội chứng Brown-Séquard, điều trị tập trung vào xử lý các nguyên nhân cơ bản gây ra hội chứng. Một số loại thuốc được sử dụng để kiểm soát các rối loạn thần kinh vận động. Các thiết bị giúp người bệnh duy trì các hoạt động hàng ngày như nâng tay, hỗ trợ chi hoặc xe lăn được sử dụng bất cứ khi nào cần thiết cho người mắc hội chứng Brown-Séquard. Nhiều phương tiện trợ giúp khác cho người bệnh bị khó thở hoặc khó nuốt cũng được sử dụng. Các điều trị khác cho hội chứng Brown-Séquard là điều trị triệu chứng và hỗ trợ như sau:

  • Di chuyển cột sống cổ hoặc cột sống lưng, được thực hiện thông qua nhiều liệu pháp khác nhau.
  • Cổ được giữ nghỉ ngơi với sự trợ giúp của vòng đeo cổ.

Tùy thuộc vào chẩn đoán, một số can thiệp phẫu thuật có thể cần thiết. Những can thiệp phẫu thuật như vậy có thể cải thiện tiên lượng ở mức độ lớn.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang cố gắng ước tính hậu quả của tốc độ máy chạy bộ trên chức năng tủy sống và hiệu suất đi bộ.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý hội chứng Brown-Séquard?

Các thiết bị giúp người bị ảnh hưởng tiếp tục các hoạt động hàng ngày như dây đeo, nâng tay, hỗ trợ chân tay hoặc xe lăn là quan trọng. Nhiều dụng cụ hỗ trợ khác có thể cần thiết nếu bạn bị khó thở hoặc khó nuốt.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Suy thượng thận cấp

(59)
Tìm hiểu chungBệnh suy thượng thận cấp là gì?Suy thượng thận cấp là một tình trạng y tế nghiêm trọng, xảy ra khi cơ thể không có khả năng sản xuất đủ ... [xem thêm]

Sưng đầu gối (đau đầu gối)

(83)
Tìm hiểu chungSưng đầu gối (đau đầu gối) là gì?Sưng đầu gối, hay còn gọi là đau đầu gối, là tình trạng đầu gối bị sưng do chất lỏng dư thừa tích ... [xem thêm]

Trầm cảm sau sinh

(64)
Tìm hiểu chung bệnh trầm cảm sau sinh là gìBệnh trầm cảm sau sinh là gì?Trầm cảm sau sinh là loại trầm cảm bạn có thể mắc phải sau khi sinh. Nó có thể bắt ... [xem thêm]

Hội chứng sau bại liệt

(27)
Tìm hiểu chungHội chứng sau bại liệt là gì?Hội chứng sau bại liệt là một bệnh lý của hệ thần kinh có thể xuất hiện 15 – 50 năm sau khi bị bệnh bại ... [xem thêm]

Tràn dịch màng tinh hoàn

(93)
Tìm hiểu chungBệnh tràn dịch màng tinh hoàn là gì?Thuật ngữ này đề cập đến tình trạng dịch tích tụ trong bìu quanh tinh hoàn, có thể xảy ra ở một hoặc ... [xem thêm]

Hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser (MRKH)

(68)
Tìm hiểu chungHội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser (MRKH) là gì?Hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser (MRKH) là một rối loạn hiếm gặp ảnh hưởng đến phụ nữ. ... [xem thêm]

Ngón tay cò súng (ngón tay bật)

(36)
Tìm hiểu chungNgón tay cò súng là bệnh gì?Ngón tay cò súng hay còn gọi là hội chứng ngón tay bật. Đây là tình trạng một trong các ngón tay bị cứng ở vị trí ... [xem thêm]

U nang buồng trứng: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

(59)
Bệnh u nang buồng trứng thường được phát hiện khi phái nữ đi khám phụ khoa định kỳ và được siêu âm phụ khoa. Một số trường hợp đặc biệt, bệnh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN