7 điều bạn nên biết về chiếc răng đầu tiên của bé

(4.14) - 86 đánh giá

Thời điểm bé có những chiếc răng đầu tiên đánh dấu một bước trong giai đoạn phát triển của trẻ và cũng là một kỷ niệm khó quên đối với cha mẹ. Bé có thể trải qua những dấu hiệu như sốt, sưng nướu, quấy khóc…

Mọc răng là giai đoạn đặc biệt trong quá trình phát triển của bé. Từ khi bé có chiếc răng đầu tiên cũng là thời điểm cha mẹ cần lưu ý chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé chu đáo để tránh các vấn đề như sâu răng, viêm nướu… Bạn hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về chiếc răng đầu tiên của bé và những điều cha mẹ cần lưu ý để chăm sóc răng miệng cho bé chu đáo và hiệu quả nhất nhé.

1. Chiếc răng đầu tiên của bé thường mọc khi bé 6–12 tháng tuổi

Thời điểm chiếc răng đầu tiên của bé nhú lên có nhiều khác biệt tùy từng bé. Khoảng 3 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu khám phá thế giới vị giác, có nhiều nước bọt hơn và bắt đầu cho tay vào miệng để mút. Do đó nhiều bậc cha mẹ tò mò không biết điều đó có nghĩa là bé đang mọc răng hay không, tuy nhiên, chiếc răng đầu tiên của bé thường nhú lên khi bé 6 tháng tuổi.

Đa số trường hợp chiếc răng đầu tiên của bé là chiếc răng cửa hàm dưới và bộ răng sữa của bé sẽ mọc hoàn thiện khi bé 3 tuổi. Tuy nhiên, cũng có một số bé mọc răng muộn, thậm chí có bé chưa có bất kỳ chiếc răng nào đến lúc 1 tuổi. Một số bé lại mọc răng sớm hơn từ khi mới 4 tháng tuổi.

2. Bổ sung fluor cho bé 6 tháng tuổi

Fluor là một chất khoáng giúp bảo vệ men răng, ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Ngày nay, fluor thường được bổ sung vào nước máy, bạn nên tìm hiểu thông tin về nguồn nước máy gia đình của bạn đang sử dụng có được bổ sung fluor hay không.

Khi bé 6 tháng tuổi, bạn nên cho bé uống một ít nước khi cho bé ăn dặm. Bạn nên trao đổi với bác sĩ nhi khoa về tình trạng con bạn có cần bổ sung thêm fluor không. Bạn nên lưu ý nước đóng chai thường không có chứa fluor.

3. Xử lý khi bé bị đau nướu

Thông thường mọc răng không gây ra quá nhiều vấn đề nghiêm trọng. Cha mẹ thường có thể nhận biết khi bé mọc răng qua một số dấu hiệu như bé khó chịu ở nơi răng sắp nhú lên, nướu quanh răng có thể bị sưng và mềm. Khi sắp mọc răng và mọc răng, bé có thể bị chảy dãi nhiều hơn bình thường.

Nếu bé mọc răng kèm theo triệu chứng đau và khó chịu, cha mẹ có thể giúp bé giảm đau bằng cách dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhỏ sạch quấn vào đầu ngón tay, nhúng vào nước ấm, vắt khô và nhẹ nhàng mát xa vùng nướu cho bé.

Cha mẹ cũng có thể chọn cho bé sản phẩm gặm nướu an toàn và phù hợp giúp làm giảm khó chịu ở nướu. Trong thời điểm này, bé thường đưa ngón tay vào miệng để gặm nên cha mẹ cần lưu ý vệ sinh tay cho bé thật kỹ để tránh nhiễm trùng.

Thân nhiệt của bé cũng có thể tăng lên khi mọc răng. Tuy nhiên, nếu thân nhiệt của bé trên 38 độ C thì đó không phải là sốt do mọc răng mà là do tình trạng bệnh lý hoặc nhiễm trùng khác. Nếu bé mệt mỏi và khó chịu, bạn nên đưa bé tới gặp bác sĩ và xác định liều dùng thuốc phù hợp với độ tuổi, cân nặng của bé.

Cha mẹ cần lưu ý, đa số trẻ em mọc chiếc răng đầu tiên và trải qua thời kì mọc răng là một quá trình sinh lý bình thường. Chỉ một số trường hợp bé mọc răng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mới cần được khám và uống thuốc.

4. Không nên sử dụng thuốc mọc răng

Cha mẹ bé nên tránh xa các loại thuốc mọc răng có chứa chất độc belladonna có nguồn gốc từ thực vật và các loại gel có chứa chất benzocaine.

Belladonna và benzocaine được quảng cáo trên thị trường có tác dụng giúp bé giảm đau, nhưng FDA đã đưa ra cảnh báo đối với các tác dụng phụ nguy hiểm khó kiểm soát của các loại sản phẩm có chứa 2 chất này. Vì vậy, tốt nhất là cha mẹ không nên cho bé sử dụng.

5. Dùng kem đánh răng chứa fluor cho bé

Khi chiếc răng đầu tiên của bé nhú lên, cha mẹ cần vệ sinh răng miệng cho bé ngày 2 lần bằng kem đánh răng có chứa fluor. Cha mẹ nên vệ sinh răng cho bé nhẹ nhàng sau lần cuối cùng bé bú sữa, ăn và lưu ý không cho bé bú bình khi đi ngủ để tránh bị sâu răng.

Khi bé 3 tuổi, hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo dùng kem đánh răng chứa fluor cho bé. Cha mẹ nên hướng dẫn bé nhổ kem đánh răng ra ngoài khi đánh răng. Cha mẹ cần luôn hỗ trợ và theo dõi bé đánh răng cho tới khi bé 7–8 tuổi.

6. Cho bé sử dụng fluoride varnish

Fluoride varnish là một sản phẩm được chế biến từ fluor dùng để điều trị nha khoa. Sản phẩm này có thể giúp ngăn ngừa và làm chậm tiến triển sâu răng.

Khi bé đã mọc răng, bạn hãy đưa bé đến phòng khám nha khoa để bác sĩ kiểm tra và sử dụng Fluoride varnish để giúp ngăn ngừa sâu răng. Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ khuyến cáo, việc sử dụng nên được thực hiện 2–4 lần mỗi năm. Số lần điều trị phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của bé.

7. Đưa bé đi khám nha sĩ định kỳ

Hiện nay, rất nhiều trẻ em Việt Nam bị sâu răng hoặc gặp các vấn đề như viêm nướu ngay từ khi còn nhỏ. Cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ nha khoa sớm khi bé mọc chiếc răng đầu tiên hoặc khi bé 1 tuổi. Bác sĩ có thể kiểm tra để đảm bảo răng của bé mọc bình thường và không bị viêm nướu hay sâu răng và hướng dẫn cách chăm sóc răng cho bé một cách khoa học nhất.

Bạn cần đặc biệt lưu ý chăm sóc răng miệng cho bé, tránh cho bé ăn đồ ăn quá cứng, lạnh, nóng hoặc cay. Hãy đưa bé đi khám bác sĩ nha khoa ngay nếu bé có dấu hiệu đau hoặc sâu răng, viêm nướu nhé!

Hồng Nhung | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hậu quả để lại cho bệnh nhân khi bị nhiễm trùng máu

(29)
Nhiễm trùng máu là căn bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Khi bạn bị nhiễm trùng máu, lưu thông máu trong cơ thể sẽ kém đi, lượng máu cung cấp đến các ... [xem thêm]

Hiện tượng ra đốm máu ở chị em phụ nữ

(32)
Tình trạng ra đốm máu khi chưa tới kỳ kinh nguyệt có đáng lo ngại? Nó là dấu hiệu của chứng bệnh nào hay không?Bài viết dưới đây sẽ trang bị ... [xem thêm]

Men vi sinh Enterogermina – Những điều bạn cần biết

(34)
Enterogermina là một loại men vi sinh dễ sử dụng, đặc biệt đối với trẻ từ 0−10 tuổi. Men còn có dạng nước và mang nhiều tính năng ưu việt hơn các loại ... [xem thêm]

Mẹo vặt hay giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và cao huyết áp

(84)
Việc kiểm soát bệnh tiểu đường và cao huyết áp ngày nay khá được chú trọng. Bởi lẽ, theo các nghiên cứu cho thấy, 2 trong số 3 người bị mắc bệnh đái ... [xem thêm]

Tác hại từ son môi khiến bạn giật mình

(11)
Son môi là công cụ làm đẹp không thể thiếu của chị em phụ nữ. Một đôi môi ngọt ngào cùng một màu son thích hợp sẽ giúp phái nữ trông xinh đẹp và ... [xem thêm]

9 biện pháp kéo dài thời gian quan hệ tình dục

(91)
Quan hệ tình dục là một trong những nhu cầu bức thiết mang lại lợi ích cho con người. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta dường như quên mất cách chăm sóc bản thân ... [xem thêm]

10 cách trị sẹo mụn tại nhà bằng thành phần thiên nhiên

(34)
Sẹo mụn gây ảnh hưởng đến diện mạo và khiến chúng ta mất tự tin. Vì lý do đó, chúng chưa bao giờ là “vị khách” được chào đón. Nếu muốn thoát ... [xem thêm]

Trị ung thư vú hiệu quả hơn nhờ ăn và tập luyện

(87)
Dù bạn đang sử dụng phương pháp điều trị ung thư vú nào đi chăng nữa, thì một trong những điều quan trọng nhất để trị ung thư vú hiệu quả vẫn là ăn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN