Mối đe dọa khả năng sinh sản nam giới từ bệnh tiểu đường

(3.67) - 74 đánh giá

Triệu chứng bệnh tiểu đường ở phụ nữ có gì khác so với nam giới? Chúng tôi chia sẻ với bạn ngay dưới đây!

Theo một nghiên cứu của tạp chí Annals of Internal Medicine, trong khoảng năm 1971 đến năm 2000, tỷ lệ tử vong của người bị bệnh tiểu đường (đái tháo đường) đã giảm. Đây là một bước ngoặt lớn, phản ánh nhiều tiến bộ trong điều trị bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, tin không vui lại là tỷ lệ tử vong ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường vẫn ở mức báo động. Ngoài ra, sự khác biệt về tỷ lệ tử vong giữa phụ nữ mắc bệnh tiểu đường và không mắc bệnh tiểu đường nhiều hơn gấp đôi.

Sở dĩ có sự khác biệt giữa nam và nữ mắc bệnh tiểu đường là vì:

  • Phụ nữ thường được điều trị các yếu tố nguy cơ tim mạch và các rối loạn liên quan đến bệnh tiểu đường ít tích cực hơn.
  • Các biến chứng của bệnh tiểu đường ở phụ nữ khó chẩn đoán hơn.
  • Phụ nữ thường bị nhiều loại bệnh tim khác nhau hơn so với nam giới.
  • Hormone và viêm nhiễm cũng biểu hiện rất khác ở phụ nữ.

Những phát hiện này nhấn mạnh bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến phụ nữ và nam giới rất khác nhau. Nếu bạn là nữ giới mắc bệnh tiểu đường, chuyện gì sẽ xảy ra với bạn?

Các triệu chứng bệnh tiểu đường ở phụ nữ

Nếu bạn là nữ giới và bị tiểu đường, bạn cũng sẽ có nhiều triệu chứng giống như ở nam giới. Tuy nhiên, có một vài triệu chứng chỉ đặc trưng cho nữ giới. Hiểu được cả hai loại triệu chứng này sẽ giúp bạn xác định bệnh tiểu đường và sớm tiến hành điều trị.

Các triệu chứng bệnh tiểu đường ở phụ nữ chỉ duy nhất có bao gồm:

  • Nhiễm nấm ở miệng và vùng âm đạo; bệnh nấm candida âm đạo
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Rối loạn chức năng tình dục nữ
  • Hội chứng buồng trứng đa nang

Các triệu chứng có ở cả nữ giới và nam giới:

  • Tăng cảm giác khát nước và đói
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Giảm cân hoặc tăng mà không rõ nguyên nhân
  • Mệt mỏi
  • Mắt mờ
  • Vết thương lâu lành
  • Buồn nôn
  • Nhiễm trùng da
  • Mảng da sẫm màu ở các vùng cơ thể có nếp nhăn
  • Cáu kỉnh
  • Hơi thở có mùi thơm, mùi men hoặc mùi aceton
  • Giảm cảm giác ở bàn tay hoặc bàn chân

Lưu ý: Nhiều người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 không có các triệu chứng rõ ràng như trên.

Tiểu đường khi đang mang thai

Tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2

Nếu bị tiểu đường và đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai, bạn phải nhận thức được những nguy cơ để đảm bảo sức khỏe cho bạn và con. Bạn cần theo dõi đường huyết và sức khỏe tổng quát trước và trong khi mang thai.

Khi bạn mang thai, đường trong máu và xeton đi qua nhau thai truyền qua em bé. Trẻ em cũng cần năng lượng từ glucose giống như bạn. Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh nếu lượng đường huyết của bạn quá cao.

Bệnh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ chiếm khoảng 1/20 các trường hợp mang thai. Các hormone trong thai kỳ gây trở ngại đến hoạt động của insulin. Tình trạng này kích thích cơ thể sản xuất nhiều insulin hơn bình thường. Tuy nhiên, đối với một số phụ nữ, như vậy vẫn không đủ lượng insulin, và họ phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ.

Đối với hầu hết chị em, bệnh tiểu đường thai kỳ biến mất sau sinh. Tuy nhiên, nếu bạn đã bị tiểu đường thai kỳ, bạn có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường tuýp 2.

(function() { window.mc4wp = window.mc4wp || { listeners: [], forms: { on: function(evt, cb) { window.mc4wp.listeners.push( { event : evt, callback: cb } ); } } } })();
#mc_embed_signup>div{max-width:350px;background:#c9e5ff;border-radius:6px;padding:13px}#mc_embed_signup>div>p{line-height:1.17;font-size:24px;color:#284a75;font-weight:700;margin:0 0 10px 0;letter-spacing:-1.3px}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(1n){color:#284a75;font-size:12px;line-height:1.67}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(2n){margin:10px 0;display:flex;margin-bottom:5px}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(3n){font-size:8px;line-height:1.65;margin-top:10px}#mc_embed_signup>div input[type="email"]{font-size:13px;max-width:240px;flex:1;padding:0 12px;min-height:36px;border:none;box-shadow:none;border:none;outline:none;border-radius:0;min-height:36px;border:1px solid #fff;border-right:none;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;border-top-left-radius:8px;border-bottom-left-radius:8px}#mc_embed_signup>div input[type="submit"]{font-size:11px;letter-spacing:normal;padding:12px 20px;font-weight:600;appearance:none;outline:none;background-color:#284a75;color:#fff;box-shadow:none;border:none;outline:none;border-radius:0;min-height:36px;border-top-right-radius:8px;border-bottom-right-radius:8px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_title,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_description,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_tnc{display:none}.category-template-category--covid-19-php .mc4wp-response{font-size:15px;line-height:26px;letter-spacing:-.07px;color:#284a75}.category-template-category--covid-19-php .myth-busted .mc4wp-response,.category-template-category--covid-19-php .myth-busted #mc_embed_signup>div{margin:0 30px}.category-template-category--covid-19-php .mc4wp-form{margin-bottom:20px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div>.field-submit,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div{max-width:unset;padding:0}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div input[type="email"]{-ms-flex-positive:1;flex-grow:1;border-top-left-radius:8px;border-bottom-left-radius:8px;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;padding:6px 23px 8px;border:none;max-width:500px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div input[type="submit"]{border:none;border-radius:0;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;background:#284a75;box-shadow:none;color:#fff;border-top-right-radius:8px;border-bottom-right-radius:8px;font-size:15px;font-weight:700;text-shadow:none;padding:5px 30px}form.mc4wp-form label{display:none}

Bạn muốn sống khỏe mạnh?

Đăng ký nhận tin tức mới nhất về bệnh Đái tháo đường từ Chúng tôi và Glucerna, đối tác sức khỏe của chúng tôi!
Bằng việc lựa chọn "Đăng ký", bạn tin tưởng và đồng ý cho đối tác của chúng tôi sử dụng thông tin này thông qua chính sách bảo mật của họ. Đồng thời thông qua chính sách bảo mật của Chúng tôi, chúng tôi được phép sử dụng thông tin của bạn cho các dịch vụ như gửi email đến bạn.
Leave this field empty if you’re human:

Các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường

Theo Cơ quan Sức khỏe Phụ nữ, Cục Y tế và Dịch vụ con người Hoa Kỳ, bạn có nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu:

  • Trên 45 tuổi
  • Đang thừa cân hoặc béo phì
  • Có tiền sử gia đình bị bệnh tiểu đường (cha mẹ hoặc anh chị em ruột)
  • Con sinh ra nặng hơn 4 kg
  • Đã từng bị tiểu đường thai kỳ
  • Có huyết áp cao
  • Có lượng cholesterol cao
  • Tập thể dục ít hơn ba lần một tuần
  • Có các tình trạng sức khỏe khác liên quan đến các vấn đề sử dụng insulin, chẳng hạn như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  • Có tiền sử bệnh tim hoặc đột quỵ.

Làm gì để kiểm soát bệnh tiểu đường?

Ở tất cả các lứa tuổi, cơ thể phụ nữ đều gặp phải khó khăn trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường và lượng đường huyết. Bạn có thể phải đối mặt với nhiều khó khăn do:

  • Các hormone thay đổi liên quan đến việc chu kỳ kinh nguyệt, sự sinh đẻ và thời kỳ mãn kinh gây khó khăn để duy trì nồng độ đường huyết thích hợp.
  • Một số thuốc tránh thai có thể làm tăng đường huyết.
  • Glucose trong cơ thể của bạn có thể gây nhiễm nấm.

May mắn thay, bạn có thể áp dụng một số cách để ngăn chặn hoặc trì hoãn bệnh, tránh các biến chứng và kiểm soát các triệu chứng của tiểu đường.

Giảm cân và tập thể dục

Bạn không cần phải giảm cân cấp tốc. Một nghiên cứu của Chương trình Phòng chống bệnh tiểu đường phát hiện ra rằng bạn có thể trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách chỉ cần giảm 5–7% trọng lượng cơ thể. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách ăn các loại thực phẩm lành mạnh hơn và tập thể dục 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần.

Không hút thuốc

Hút thuốc tăng nguy cơ gây ra các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường, chẳng hạn như bệnh thận và tổn thương các dây thần kinh, đặc biệt là ở bàn chân.

Điều trị tiểu đường

Hãy làm theo các đề xuất của bác sĩ và nhân viên y tế trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn. Phấn đấu kiểm soát lượng đường trong máu, duy trì huyết áp và nồng độ cholesterol.

Tìm hiểu các dấu hiệu của biến chứng

Trao đổi với bác sĩ về các dấu hiệu của biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường, bao gồm đau tim, đột quỵ, và nhiễm toan xeton do tiểu đường.

Nắm bắt được các triệu chứng

Cuối cùng, bạn phải nắm bắt được những triệu chứng của bệnh tiểu đường, cả các triệu chứng duy nhất chỉ có ở phụ nữ và có ở cả phụ nữ và nam giới. Mặc dù ở phụ nữ tỷ lệ tử vong liên quan đến bệnh tiểu đường không giảm nhiều bằng nam giới, nhưng sự hiểu biết và kiểm soát các triệu chứng cũng như biến chứng có thể giúp bạn có được một cuộc sống lành mạnh.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tác dụng của collagen đối với làn da của bạn

(14)
Ngày nay, với sự tiến bộ của nghiên cứu khoa học, người ta đã phát hiện ra nhiều tác dụng của collagen trong việc cải thiện sức khoẻ làn da. Collagen là ... [xem thêm]

Ngủ ngáy là bệnh gì và tác động như thế nào đến sức khỏe?

(73)
Nhiều người vẫn chưa hiểu rõ được ngủ ngáy là bệnh gì cũng như những nguy cơ kèm theo khi ngủ ngáy. Thực chất, ngủ ngáy đôi khi là dấu hiệu của tình ... [xem thêm]

Dư thừa vitamin C làm trẻ mắc bệnh nguy hiểm

(14)
Vitamin C là một loại vitamin khá quen thuộc, thường có nhiều trong các trái cây họ cam quýt và một số thực phẩm như cà chua, khoai tây hay các loại rau ăn lá. ... [xem thêm]

Bạn biết gì về công nghệ gen để tạo ra đứa bé hoàn hảo?

(27)
Bạn muốn sinh ra một đứa bé hoàn hảo, có được tất cả mặt tốt về di truyền từ bạn và bạn đời? Công nghệ gen sẽ là một gợi ý cho bạn.Công nghệ ... [xem thêm]

Thực phẩm giúp phòng ngừa ung thư da

(95)
Ung thư da là một trong những loại ung thư phổ biến nhất. Mỗi năm, số lượng người được chuẩn đoán bị ung thư da thường cao hơn ung thư vú, tuyến tiền ... [xem thêm]

Làm thế nào để tuổi teen sống khỏe với đột quỵ?

(16)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Bạn có nguy cơ mắc bệnh nếu người thân bị ung thư?

(75)
Khi người thân yêu của bạn nhận được kết quả chẩn đoán ung thư, có lẽ tất cả mọi thứ sẽ đều thay đổi chỉ trong một đêm. Vậy nên, một trong ... [xem thêm]

Tìm hiểu chung về rối loạn Cơ Xương Khớp

(34)
Định nghĩaBệnh rối loạn cơ xương khớp là gì?Rối loạn về cơ xương khớp là một tình trạng suy yếu chức năng của các khớp, dây chằng, cơ bắp, thần ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN