Viêm tuyến tiền liệt

(3.97) - 61 đánh giá

Viêm tuyến tiền liệt là một tình trạng phổ biến, thường gây đau ở nam giới. Vậy viêm tuyến tiền liệt là gì? Viêm tuyến tiền liệt có nguy hiểm không? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Bệnh viêm tuyến tiền liệt là gì?

Viêm tuyến tiền liệt hay còn gọi viêm tiền liệt tuyến là tình trạng viêm ở tuyến tiền liệt và khu vực xung quanh.

Tuyến tiền liệt có kích thước nhỏ bằng quả óc chó, nằm giữa bàng quang và gốc dương vật. Cơ quan này có chức năng đưa nước tiểu từ bàng quang đến dương vật.

Một số loại nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến tuyến tiền liệt. Ngoài ra, một số người bị viêm tiền liệt tuyến không có bất kỳ triệu chứng nào, nhưng một số khác lại có rất nhiều dấu hiệu, bao gồm cả đau đớn.

Viêm tiền liệt tuyến gồm có 4 loại:

  • Hội chứng đau vùng chậu mãn tính
  • Viêm tuyến tiền liệt nhiễm trùng cấp tính
  • Viêm tuyến tiền liệt nhiễm trùng mạn tính
  • Viêm tiền liệt tuyến không có triệu chứng

Triệu chứng viêm tuyến tiền liệt là gì?

Mỗi dạng viêm tiền liệt tuyến sẽ có các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh khác nhau.

Các dấu hiệu của hội chứng đau vùng chậu mãn tính

Đây là dạng viêm tiền liệt tuyến phổ biến và có nhiều triệu chứng giống với viêm tuyến tiền liệt nhiễm trùng. Điểm khác biệt duy nhất là dạng bệnh này không có sự hiện diện của vi khuẩn.

Biểu hiện chính của bệnh là cơn đau kéo dài hơn 3 tháng ở một trong các bộ phận sau:

  • Dương vật (thường là đầu dương vât)
  • Bìu
  • Khu vực giữa bìu và trực tràng
  • Bụng dưới

Bạn có thể bị đau khi đi tiểu hoặc xuất tinh, tiểu không tự chủ (có thể đi tiểu hơn 8 lần mỗi ngày).

Ngoài ra, dòng nước tiểu yếu cũng là một triệu chứng phổ biến của đau vùng chậu mãn tính.

Dấu hiệu viêm tuyến tiền liệt nhiễm trùng cấp tính

Nếu vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu, nó có thể gây ra nhiễm trùng. Tình trạng này thường xuất hiện nhanh chóng và khiến bạn đột nhiên:

  • Cần phải tiểu gấp nhưng không thể tiểu nhiều
  • Sốt cao
  • Ớn lạnh
  • Khó đi tiểu
  • Đau xung quanh gốc dương vật và phía sau bìu
  • Nước tiểu đục

Thực tế, tình trạng viêm tiền liệt tuyến cấp tính do vi khuẩn là một vấn đề nguy hiểm. Do đó, nếu có các triệu chứng trên đây, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ.

Biểu hiện viêm tuyến tiền liệt nhiễm trùng mãn tính

Tình trạng viêm này thường phổ biến hơn ở nam giới lớn tuổi. Đây là một bệnh nhiễm vi khuẩn nhẹ và có thể kéo dài trong vài tháng.

Các triệu chứng bệnh thường xuất hiện và biến mất sau đó, vì vậy người bệnh có thể không chú ý đến. Các triệu chứng viêm tiền liệt tuyến mãn tính do nhiễm vi khuẩn gồm:

  • Muốn đi tiêu gấp, đặc biệt là vào ban đêm
  • Tiểu đau
  • Đau sau khi xuất tinh
  • Đau thắt lưng
  • Đau trực tràng
  • Cảm giác bìu nặng
  • Tinh dịch có máu
  • Tắc nghẽn đường tiểu (khó đi tiểu hoặc dòng nước tiểu yếu)

Đối với viêm tuyến tiền liệt không có triệu chứng, bạn thường sẽ không phát hiện bệnh do không có bất cứ dấu hiệu nào. Bệnh chỉ được chẩn đoán thông qua làm xét nghiệm máu để kiểm tra sức khỏe tuyến tiền liệt. Viêm tiền liệt tuyến thường không cần điều trị, nhưng trong một số trường hợp, nó có thể gây ra vô sinh.

Nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt là gì?

Hội chứng đau vùng chậu mạn tính

Thực tế các chuyên gia không biết chính xác gây ra bệnh, điều này khiến cho việc chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn hơn.

Ngoài ra, một số yếu tố có thể kích hoạt tình trạng này như:

  • Nước tiểu đi vào tuyến tiền liệt
  • Từng bị nhiễm trùng trong hoặc xung quanh tuyến tiền liệt
  • Có một bệnh nhiễm trùng mà các xét nghiệm không phát hiện ra
  • Dây thần kinh có vấn đề, do đó chúng gửi tín hiệu đau sai đến não ngay cả khi không có vấn đề gì về thể chất
    căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm
  • Các vấn đề với cơ sàn chậu (các cơ hỗ trợ bàng quang và ruột, giúp kiểm soát việc đi tiểu).

Viêm do nhiễm khuẩn cấp tính

Vi khuẩn thường sống trong ruột có thể lây lan đến đầu dương vật và niệu đạo. Từ đây, vi khuẩn có thể di chuyển đến tuyến tiền liệt. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào tuyến tiền liệt từ bàng quang hoặc máu.

Viêm tuyến tiền liệt nhiễm khuẩn cấp tính có thể xảy ra nếu:

  • Bạn bị viêm niệu đạo
  • Đi tiểu lắt nhắt
  • Từng làm sinh thiết tuyến tiền liệt
  • Từng đặt ống thông để dẫn nước tiểu ra khỏi bàng quang.

Viêm do nhiễm khuẩn mạn tính

Tình trạng viêm mãn tính này thường ảnh hưởng đến nam giới từng bị viêm niệu đạo hoặc có niệu đạo bị tổn thương hoặc hẹp.

Bệnh thường được gây ra bởi cùng vi khuẩn gây viêm niệu đạo.

Ngoài ra, nếu kháng sinh không để điều trị viêm do nhiễm khuẩn cấp tính, nó có thể tiến triển thành mạn tính. Điều này có thể là do cơ thể kháng kháng sinh hoặc ngưng điều trị thuốc quá sớm.

Các phương pháp chẩn đoán viêm tuyến tiền liệt là gì?

Việc chẩn đoán bệnh thường liên quan đến việc loại trừ các tình trạng khác gây ra triệu chứng tương tự và xác định loại viêm tuyến tiền liệt. Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử và các triệu chứng của bạn, cũng như một số xét nghiệm, như:

  • Xét nghiệm nước tiểu. Bác sĩ có thể lấy mẫu nước tiểu của bạn để tìm dấu hiệu nhiễm trùng trong nước tiểu
  • Xét nghiệm máu. Bác sĩ có thể kiểm tra các mẫu máu để tìm dấu hiệu nhiễm trùng và các vấn đề về tuyến tiền liệt khác.
  • Xét nghiệm hình ảnh. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu chụp CT đường tiết niệu và tuyến tiền liệt hoặc siêu âm tuyến tiền liệt. Hình ảnh chụp CT cung cấp thông tin chi tiết hơn so với X-quang.

Dựa trên các triệu chứng và kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể xác định loại viêm tiền liệt tuyến.

Viêm tuyến tiền liệt có chữa được không?

Viêm do vi khuẩn

Trong quá trình điều trị viêm tuyến tiền liệt, bác sĩ có thể khuyên bạn nên uống nhiều nước để loại bỏ vi khuẩn. Bạn có thể tình trạng bệnh có cải thiện khi tránh rượu, caffeine và thực phẩm có tính axit hoặc cay trong quá trình chữa bệnh

Đối với viêm do vi khuẩn, bạn sẽ dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống vi trùng trong 6-8 tuần. Nếu bị nhiễm trùng cấp tính nặng, bạn có thể phải nhập viện. Trong thời gian này, bác sĩ sẽ cho bạn uống nước và tiêm kháng sinh tĩnh mạch.

Nhiễm vi khuẩn mãn tính cần ít nhất 6 tháng dùng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng định kỳ. Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc chẹn alpha để giúp cơ bàng quang thư giãn và giảm bớt các triệu chứng.

Bạn có thể cần phẫu thuật nếu có bàng quang bị tắc nghẽn hoặc một số vấn đề giải phẫu khác. Phẫu thuật có thể giúp cải thiện lưu lượng nước tiểu bằng cách loại bỏ mô sẹo.

Đau vùng chậu mãn tính

Việc điều trị viêm tuyến tiền liệt mãn tính phụ thuộc vào triệu chứng của bạn. Bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh ngay từ đầu để loại trừ nhiễm trùng do vi khuẩn. Các loại thuốc khác để giúp giảm bớt sự khó chịu và đau đớn bao gồm:

  • Silodosin
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen và aspirin
  • Glycosaminoglycan
  • Thuốc giãn cơ như cyclobenzaprine và clonazepam
  • Chất dẫn truyền thần kinh

Phương pháp điều trị thay thế

Một số cách có thể giúp kiểm soát tình trạng viêm như:

  • Tắm nước ấm hoặc chườm ấm
  • Bài tập Kegel
  • Bài tập thư giãn, như yoga
  • Châm cứu
  • Phản hồi sinh học

Luôn luôn nói chuyện với bác sĩ trước khi thử các biện pháp trên. Các phương pháp điều trị bổ sung và thảo dược có thể tương tác với các loại thuốc mà bạn đã dùng.

Viêm tuyến tiền liệt có nguy hiểm không?

Trong trường hợp bị nhiễm trùng, viêm do nhiễm khuẩn sẽ khỏi hoàn toàn nếu được điều trị đúng cách. Đau vùng chậu mãn tính có thể cần một số phương pháp điều trị khác nhau.

Biến chứng của viêm tiền liệt tuyến cấp tính bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn huyết
  • Hình thành áp xe
  • Không thể đi tiểu
  • Tử vong (trong một vài trường hợp nghiêm trọng)

Biến chứng của viêm mãn tính có thể bao gồm:

  • Khó tiểu
  • Rối loạn tình dục
  • Đau vùng chậu mãn tính
  • Dau mãn tính khi đi tiểu

(function() { window.mc4wp = window.mc4wp || { listeners: [], forms: { on: function(evt, cb) { window.mc4wp.listeners.push( { event : evt, callback: cb } ); } } } })();
#mc_embed_signup>div{max-width:350px;background:#c9e5ff;border-radius:6px;padding:13px}#mc_embed_signup>div>p{line-height:1.17;font-size:24px;color:#284a75;font-weight:700;margin:0 0 10px 0;letter-spacing:-1.3px}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(1n){color:#284a75;font-size:12px;line-height:1.67}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(2n){margin:10px 0;display:flex;margin-bottom:5px}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(3n){font-size:8px;line-height:1.65;margin-top:10px}#mc_embed_signup>div input[type="email"]{font-size:13px;max-width:240px;flex:1;padding:0 12px;min-height:36px;border:none;box-shadow:none;border:none;outline:none;border-radius:0;min-height:36px;border:1px solid #fff;border-right:none;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;border-top-left-radius:8px;border-bottom-left-radius:8px}#mc_embed_signup>div input[type="submit"]{font-size:11px;letter-spacing:normal;padding:12px 20px;font-weight:600;appearance:none;outline:none;background-color:#284a75;color:#fff;box-shadow:none;border:none;outline:none;border-radius:0;min-height:36px;border-top-right-radius:8px;border-bottom-right-radius:8px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_title,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_description,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_tnc{display:none}.category-template-category--covid-19-php .mc4wp-response{font-size:15px;line-height:26px;letter-spacing:-.07px;color:#284a75}.category-template-category--covid-19-php .myth-busted .mc4wp-response,.category-template-category--covid-19-php .myth-busted #mc_embed_signup>div{margin:0 30px}.category-template-category--covid-19-php .mc4wp-form{margin-bottom:20px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div>.field-submit,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div{max-width:unset;padding:0}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div input[type="email"]{-ms-flex-positive:1;flex-grow:1;border-top-left-radius:8px;border-bottom-left-radius:8px;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;padding:6px 23px 8px;border:none;max-width:500px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div input[type="submit"]{border:none;border-radius:0;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;background:#284a75;box-shadow:none;color:#fff;border-top-right-radius:8px;border-bottom-right-radius:8px;font-size:15px;font-weight:700;text-shadow:none;padding:5px 30px}form.mc4wp-form label{display:none}

Bạn muốn sống khỏe mạnh?

Đăng ký nhận tin tức mới nhất về bệnh Đái tháo đường từ Chúng tôi và Glucerna, đối tác sức khỏe của chúng tôi!
Bằng việc lựa chọn "Đăng ký", bạn tin tưởng và đồng ý cho đối tác của chúng tôi sử dụng thông tin này thông qua chính sách bảo mật của họ. Đồng thời thông qua chính sách bảo mật của Chúng tôi, chúng tôi được phép sử dụng thông tin của bạn cho các dịch vụ như gửi email đến bạn.
Leave this field empty if you’re human:
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hội chứng Cushing

(83)
Định nghĩaHội chứng Cushing (suy tuyến thượng thận thứ phát) là gì?Hội chứng Cushing, còn được gọi là bệnh suy tuyến thượng thận thứ phát là một chứng ... [xem thêm]

Hội chứng Dressler

(42)
Tìm hiểu chungHội chứng Dressler là gì?Hội chứng Dressler là một loại viêm màng ngoài tim, đó là tình trạng viêm túi bao xung quanh tim (màng ngoài tim). Bệnh còn ... [xem thêm]

Hẹp van ba lá

(50)
Định nghĩaHẹp van ba lá là gì?Bệnh hẹp van ba lá xảy ra khi van ở tim mở không đủ rộng (bị hẹp).Van ba lá nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải của ... [xem thêm]

Đau cách hồi (đau từng cơn)

(46)
Tìm hiểu chungĐau cách hồi (đau từng cơn) là bệnh gì?Đau cách hồi hay còn gọi là đau cách hồi ở chân hoặc đau từng cơn. Đây là cơn đau được mô tả với ... [xem thêm]

Tiêu chảy: Cách điều trị và phòng tránh

(54)
Bệnh tiêu chảy là một rối loạn tiêu hóa phổ biến, mỗi người có thể gặp phải tình trạng này ít nhất vài lần mỗi năm. Căn bệnh này có thể lây lan ... [xem thêm]

Xơ gan ứ mật nguyên phát

(97)
Nhiệm vụ của mật là giúp phân giải chất béo trong ruột, đồng thời hỗ trợ hấp thụ các vitamin tan trong chất béo như A, D, E và K. Ở gan có những ống nhỏ ... [xem thêm]

Hội chứng Carcinoid

(58)
Định nghĩaHội chứng Carcinoid là bệnh gì? Hội chứng Carcinoid hay còn gọi là hội chứng Thorson-Bioerck là một hội chứng rối loạn xuất hiện khi các khối u ung ... [xem thêm]

U răng

(41)
Tìm hiểu chungU răng là bệnh gì?U răng là một khối u lành tính liên quan đến sự phát triển răng. Cụ thể, đó là một u mô thừa nha khoa, bao gồm các mô răng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN