Tăng sản một bên

(3.66) - 35 đánh giá

Tìm hiểu chung

Tăng sản một bên là bệnh gì?

Bệnh tăng sản một bên là một rối loạn hiếm gặp xảy ra khi một bên cơ thể phát triển bất thường nhiều hơn bên kia. Nguyên nhân là do các tế bào sinh ra ở một bên quá nhiều gây bất đối xứng.

Bình thường cơ thể sẽ có cơ chế tự nhiên điều chỉnh sản sinh các tế bào cân bằng ở hai bên cơ thể. Tuy nhiên, khi bị tăng sản một bên, các tế bào ở một bên không ngừng phát triển. Điều này làm cho (các) vùng cơ thể bị ảnh hưởng tiếp tục phát triển hoặc to ra bất thường. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ có thể ảnh hưởng đến một chi, ngón tay, bàn chân, mặt hoặc toàn bộ nửa cơ thể bao gồm cả nửa não và nội tạng.

Nói chung, tăng sản một bên là tình trạng vô hại mặc dù điều này phụ thuộc vào phần cơ thể bị ảnh hưởng. Nhưng bạn nên thận trọng vì tăng sản một bên có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư. Thông thường, mỗi bộ phận trong cơ thể có một tế bào có chức năng kích hoạt tăng trưởng và thường dừng lại một khi đạt được kích thước nhất định thường ở một độ tuổi nhất định.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tăng sản một bên là gì?

Triệu chứng rõ nhất của tăng sản một bên là xu hướng một bên cơ thể lớn hơn phía bên kia. Một cánh tay hoặc một chân có thể dài hơn hoặc lớn hơn theo vòng chu vi. Trong một số trường hợp, thân hoặc mặt ở một bên lớn hơn. Đôi khi, điều này không được chú ý trừ khi bạn nằm trên giường hoặc một mặt phẳng (gọi là xét nghiệm bằng giường).

Trong các trường hợp khác, sự khác biệt về tư thế và dáng đi cũng có thể là dấu hiệu của bệnh này. Trẻ bị tăng sản một bên có nguy cơ gia tăng khối u, đặc biệt là những trường hợp xảy ra ở bụng. Các khối u là sự tăng trưởng bất thường có thể lành tính (không ung thư) hoặc ác tính (ung thư). Khi mắc bệnh này, các tế bào hình thành khối u thường bị mất khả năng dừng lại hoặc “tắt” cơ chế tăng trưởng và có thể gây ra bướu Wilms, loại ung thư xảy ra ở thận phổ biến nhất.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh tăng sản một bên?

Hiện nay các bác sĩ vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây tăng sản một bên mặc dù tình trạng này được cho là có tính gia đình. Đột biến gen cũng được cho là một nguyên nhân gây ra bệnh tăng sản một bên, đặc biệt là đột biến gen 11. Sự xuất hiện của tăng sản một bên ở một số trẻ có liên quan đến hội chứng di truyền khác như:

  • Hội chứng Beckwith-Weidemann;
  • Klippel- Trenaunay-Weber (KTW);
  • Hội chứng Sturge-Weber (SWS).

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh tăng sản một bên?

Bệnh này rất thường gặp và có thể ảnh hưởng mọi người trong mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng sản một bên?

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh tăng sản một bên?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc:

  • Khám lâm sàn thường được bác sĩ thực hiện để xem xét các triệu chứng liên quan đến các tình trạng khác như hội chứng Beckwith-Wiedemann (BWS), hội chứng Proteus, hội chứng Russell-Silver và hội chứng Sotos;
  • Chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, chụp X-quang…) có thể được yêu cầu để sàng lọc các khối u.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh tăng sản một bên?

Bệnh tăng sản một bên thường không đe dọa đến tính mạng trừ trường hợp có liên quan đến các dạng ung thư khác.

Hiện nay chưa có phương pháp chữa bệnh cho tình trạng quá phát một bên. Việc điều trị tập trung vào việc kiểm tra bệnh nhân để phát hiện khối u và điều trị các khối u. Đối với kích cỡ chân không bình thường, có thể đề nghị điều trị chỉnh hình và mang giày phù hợp.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh tăng sản một bên?

Vì hầu hết các bệnh ung thư xảy ra ở bụng nên bác sĩ sẽ khuyến cáo trẻ bị tăng sản một bên nên siêu âm bụng 3 tháng một lần cho đến 7 tuổi và khám lâm sàng ít nhất là 6 tháng một lần cho đến khi trưởng thành.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sốc giảm thể tích

(86)
Tìm hiểu chungSốc giảm thể tích là tình trạng gì?Sốc giảm thể tích, hay còn gọi là sốc xuất huyết, là tình trạng cơ thể bị mất hơn 20% máu hoặc chất ... [xem thêm]

Viêm ruột thừa

(70)
Tìm hiểu chungViêm ruột thừa là bệnh gì?Viêm ruột thừa hay còn gọi là viêm ruột tịt. Đây là tình trạng ruột thừa bị viêm và nhiễm trùng. Ruột thừa là ... [xem thêm]

Hội chứng chèn ép dây thần kinh

(89)
Tìm hiểu chungHội chứng chèn ép dây thần kinh là gì?Hội chứng chèn ép dây thần kinh xảy ra khi dây thần kinh bị chèn ép hoặc đè nén. Nó thường xảy ra tại ... [xem thêm]

Thay van tim

(92)
Tìm hiểu về phẫu thuật thay van timPhẫu thuật thay van tim là gì?Trong bệnh van tim, ít nhất một trong bốn van tim (có chức năng giữ máu chảy đúng hướng thông ... [xem thêm]

Gãy cổ xương đùi

(95)
Định nghĩaGãy cổ xương đùi là bệnh gì?Gãy cổ xương đùi là tình trạng gãy xương đùi ở gần khớp hông. Khớp hông là một khớp dạng cầu, là điểm giao ... [xem thêm]

Di tinh

(91)
Tìm hiểu chungDi tinh là gì?Di tinh là hiện tượng xuất tinh tự nhiên khi nam giới không có khoái cảm tình dục. Tinh dịch có thể xuất khi dương vật không cương ... [xem thêm]

Hội chứng Muckle-Wells

(44)
Tìm hiểu chungHội chứng Muckle-Wells là gì?Hội chứng Muckle-Wells là một rối loạn đặc trưng bởi những đợt phát ban trên da, sốt và đau khớp. Mất thính lực ... [xem thêm]

U răng

(41)
Tìm hiểu chungU răng là bệnh gì?U răng là một khối u lành tính liên quan đến sự phát triển răng. Cụ thể, đó là một u mô thừa nha khoa, bao gồm các mô răng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN