Sự thật bất ngờ về sâu răng ở trẻ và cách phòng ngừa hiệu quả

(4.08) - 39 đánh giá

Sâu răng ở trẻ tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày của bé. Thói quen và chế độ ăn uống là hai yếu tố hàng đầu khiến trẻ bị sâu răng.

Ông bà ta đã dạy: “Cái răng, cái tóc là góc con người”. Một hàm răng khỏe đẹp cũng cho thấy bé yêu đã được bạn chăm sóc răng miệng và có chế độ ăn uống hợp lý. Bài viết sau sẽ giải đáp cho bạn những sự thật lý thú đằng sau câu chuyện mang tên “sâu răng ở trẻ”.

Sâu răng ở trẻ, bé nào có nguy cơ?

Bi là một cậu nhóc rất thích ăn ngọt. Một hôm, khi đưa cậu đi khám răng, mẹ cậu cảm thấy bị sốc khi nha sĩ nói rằng cậu bé bị sâu ăn một lỗ lớn trên răng hàm. Không những vậy, sau đó, nha sĩ còn tìm thấy thêm 3 cái răng bị sâu khác. Lỗ sâu quá to, răng hỏng nhiều nên cuối cùng nha sĩ phải nhổ bỏ cả 4 cái răng.

Cha mẹ cho rằng trẻ nhỏ thường dễ bị sâu răng do chúng không đánh răng kỹ và ít khi dùng chỉ nha khoa. Điều này đúng ở một mức độ nào đó, nhưng ít người biết rằng nguyên nhân gây sâu răng là do một loại vi khuẩn đặc biệt, thường dễ lây trong gia đình và đi theo bé đến suốt đời.

Ngày nay, trẻ dễ bị sâu răng hơn bởi ngay từ nhỏ, bé đã tiếp xúc với một chế độ ăn có nhiều đường. Ngoài ra, sự phổ biến của nước đóng chai không chứa fluor cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Sâu răng ở trẻ thường bắt nguồn từ một nhóm vi khuẩn gọi là mutans streptococcus. Vi khuẩn này lên men carbohydrate tạo ra axit làm mất canxi ở các mô cứng của răng. Ngoài ra, vi khuẩn này còn tạo ra mảng bám (một màng nhầy màu vàng trên răng) chứa nhiều axit ăn mòn men răng, khiến răng bị hư hỏng và hình thành lỗ sâu.

Thông thường, khi mới chào đời, trong miệng bé sẽ không có bất cứ vi khuẩn có hại nào. Tuy nhiên, sau đó, bé sẽ bị lây thông qua người chăm sóc, thường là cha mẹ. Vi khuẩn này thường được truyền qua nước bọt, chẳng hạn khi bạn dùng chung muỗng với bé hoặc cho bé dùng chung bàn chải đánh răng của mình. Nếu bạn thường xuyên bị sâu răng, nguy cơ sâu răng ở trẻ do lây nhiễm cũng rất cao.

Nếu bạn thường gặp các vấn đề về răng miệng, bạn nên chú ý đến sức khỏe răng miệng của bé. Thuốc kháng sinh không có tác dụng đối với vi khuẩn gây sâu răng. Đó là lý do tại sao các bác sĩ nhi khoa thường hỏi bạn về các vấn đề răng miệng của bản thân khi bé được 6 tháng và khuyên bạn nên chăm sóc bé cẩn thận nếu bé có nguy cơ bị sâu răng cao.

Khi nào nên đưa bé đến nha sĩ?

Bạn nên đưa con đi khám răng khi bé được 1 tuổi. Nếu bạn đợi đến khi bé lớn hơn một chút mới đưa bé đi khám thì nhiều khả năng lúc đó bé đã bị sâu răng rồi.

Tuy nhiên, đa số các bậc cha mẹ đều không để ý đến việc đưa bé đi khám răng. Theo thống kê, chỉ có 10% trẻ 1 tuổi và 24% trẻ 2 tuổi đã từng đến nha sĩ. Việc đưa bé đi khám răng có thể khiến bạn gặp khó khăn vì bé không chịu ngồi yên và mở miệng. Tuy nhiên, đừng quá lo, việc này sẽ không tốn quá nhiều thời gian bởi các mảng bám tích tụ trên nướu của bé rất dễ phát hiện.

Phòng ngừa sâu răng ở trẻ

Tất cả mọi trẻ đều có thể bị sâu răng, tuy nhiên có một số bé sẽ có nguy cơ cao hơn. Vì vậy, bạn nên tuân theo một số hướng dẫn sau để chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé:

  • Hạn chế ăn đồ ngọt: Vi khuẩn cần đường để sống sót, do đó hạn chế ăn đường là cách tốt nhất để ngăn ngừa sâu răng. Thế nhưng, bạn nên chú ý đến mức độ thường xuyên của việc ăn ngọt chứ không phải tổng lượng đường mà bé ăn, chẳng hạn ăn 1 thanh socola lớn 1 lần sẽ ít gây hại hơn là mỗi lần chỉ cắn 1 miếng nhỏ và ăn nhiều lần. Bởi điều này sẽ khiến nước bọt không thể làm sạch răng được.
  • Chú ý đến các loại thức uống chứa đường: Nước ép trái cây (thậm chí pha loãng), sữa mẹ và sữa công thức đều có chứa đường. Trên thực tế, nha sĩ thường gọi tình trạng sâu răng ở trẻ sơ sinh là “sâu răng sữa” do bé thường bị sâu răng do uống sữa hoặc nước trái cây vào ban đêm. Do đó, bạn nên cai sữa cho bé khi bé được 14 tháng tuổi để tránh sâu răng ở trẻ.
  • Chú ý đến lượng fluor mà bé tiêu thụ: Nếu nước ở khu vực bạn sống không chứa fluor hoặc bé chỉ uống nước đóng chai không chứa fluor thì bạn nên hỏi bác sĩ về việc bổ sung fluor cho bé. Tuy nhiên, nếu hấp thụ quá nhiều fluor thì có thể dẫn đến chứng nhiễm fluor, gây các đốm trắng trên răng. Đó là lý do tại sao trẻ dưới 2–3 tuổi không nên sử dụng kem đánh răng có chất fluor vì bé sẽ nuốt thay vì nhổ ra.
  • Chăm sóc răng miệng của bạn: Nếu bạn có tiền sử mắc phải các bệnh lý nha khoa, hãy tránh dùng chung dụng cụ hoặc bàn chải đánh răng với bé. Tuy nhiên, bạn có thể nhờ nha sĩ kê một số loại thuốc để loại bỏ vi khuẩn trong miệng, hạn chế truyền cho bé. Chế độ dinh dưỡng tốt trong thai kỳ cũng có thể làm tăng men răng của bé. Bạn nên đánh răng và đi khám nha sĩ thường xuyên. Đây cũng là cách để giúp bé hiểu được tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe răng miệng.

Cách chăm sóc răng miệng cho bé

Trẻ sơ sinh

  • Làm sạch nướu ngay cả khi bé chưa mọc răng. Dùng khăn ẩm lau sạch nướu mỗi khi cho bé bú xong.
  • Tập cho bé đánh răng ngay khi bé bắt đầu mọc răng. Làm ướt bàn chải và nhẹ nhàng chải lên bề mặt răng và dọc theo đường nướu răng. Nếu bạn sử dụng kem đánh răng, hãy chọn loại không chứa fluor.

Trẻ mới biết đi

  • Đánh răng cho trẻ ít nhất 30 giây (tốt nhất là một phút) sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ. Nghiêng đầu bé vào lòng bạn và đặt bàn chải ở vị trí 45 độ so với răng.
  • Bắt đầu cho bé dùng một lượng nhỏ kem đánh răng có chứa fluor khi bé được 2–3 tuổi.

Trẻ mẫu giáo

  • Cho bé đánh răng chung với bạn và nói cho trẻ biết lợi ích của việc đánh răng.
  • Bạn có thể cho bé dùng bàn chải tay hoặc bàn chải điện. Cả 2 loại đều tốt như nhau nhưng bàn chải điện tương đối dễ sử dụng hơn.

Trẻ ở độ tuổi đi học

  • Bạn hãy để bé tự chải răng và súc miệng khi bé lên 7. Nếu bé có thể tự buộc dây giày thì bé cũng có thể tự đánh răng được. Bé nên chải răng khoảng 2 phút.
  • Kiểm tra xem trẻ đã chải sạch thức ăn và mảng bám ở vùng đường viền nướu răng chưa. Bạn cũng có thể cho bé nhai kẹo cao su để làm sạch răng.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cách dạy trẻ đánh răng qua bài viết “5 bí quyết dạy bé chải răng đúng cách” này.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Giải pháp tốt cho trẻ có thân hình quá khổ

(13)
Khi con bị thừa cân, bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống, tăng cường sinh hoạt vận động và nhất là không được tạo áp lực hay chê bai ngoại hình ... [xem thêm]

Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để tốt cho sức khỏe mẹ và bé?

(50)
Phụ nữ mang thai cần đảm bảo chế độ ăn uống của mình cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng để cho em bé phát triển đầy đủ và đúng cách. ... [xem thêm]

Vitamin nào tốt nhất cho sức khỏe phụ nữ?

(100)
Cơ thể phụ nữ có nhu cầu về việc hấp thu vitamin đa dạng hơn nam giới. Các loại vitamin rất cần thiết cho sức khỏe tổng quát của phái đẹp. Do đó, bạn ... [xem thêm]

Những sự thật về long não nhất định bạn phải biết

(84)
Hẳn ai cũng biết băng phiến long não dùng để xua đuổi chuột và côn trùng, nhưng ít ai biết những công dụng thần kỳ khác cũng như những hiểm họa mà loại ... [xem thêm]

9 điều mà cha mẹ khôn ngoan không nên cấm trẻ làm

(87)
Các nhà tâm lý học cho rằng việc đặt ra những giới hạn sẽ khiến trẻ cảm thấy an toàn và bình tĩnh hơn trong mọi việc. Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra ... [xem thêm]

Bệnh cái ghẻ ở bộ phận sinh dục nam: Chủ quan sẽ lây lan mạnh!

(71)
Nếu cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và nổi mụn nước ở dương vật, có thể bạn đã bị bệnh cái ghẻ (hay còn gọi là ghẻ sinh dục). Bệnh không quá nguy ... [xem thêm]

Nấm đầu khỉ: Vị thuốc quý cho nhiều tình trạng sức khỏe

(86)
Nấm đầu khỉ là một vị thuốc quý, có nhiều lợi ích đối với sức khỏe chẳng hạn như hỗ trợ cân bằng mức đường huyết, giảm nguy cơ mắc bệnh ... [xem thêm]

13 kỹ năng sống cực kỳ cần thiết cho bạn

(78)
Hello Bacsi đã thu thập được 13 kỹ năng sơ cứu và sinh tồn cực kỳ hiệu quả và cần thiết cho bạn. Dù không mong bạn gặp phải trường hợp cần dùng đến ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN