Xét nghiệm bệnh tiểu đường

(3.61) - 87 đánh giá

Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm tiểu đường (đái tháo đường)

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu

Tìm hiểu chung về xét nghiệm tiểu đường

Xét nghiệm bệnh tiểu đường là gì?

Xét nghiệm tiểu đường thực chất là một xét nghiệm máu dùng để kiểm tra mức độ glucose trong máu (đường huyết) để chẩn đoán bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường hay đái tháo đường thai kỳ. Khi nồng độ đường huyết cao hơn mức bình thường, bạn có khả năng đã mắc bệnh đái tháo đường.

Những ai nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường?

Bất kỳ ai có những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh đái tháo đường đều nên thực hiện xét nghiệm này. Một số người mặc dù không có dấu hiệu bệnh nhưng có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cũng nên thường xuyên kiểm tra đường huyết. Xét nghiệm đái tháo đường giúp cho bác sĩ chẩn đoán bệnh sớm hơn, đồng thời theo dõi, quản lý tình trạng bệnh tốt hơn.

Xét nghiệm tiểu đường cũng giúp phát hiện tình trạng tiền đái tháo đường, từ đó bạn nên thay đổi lối sống để ngăn ngừa bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Đái tháo đường tuýp 1

Thông thường, xét nghiệm tiểu đường cho những người bệnh đái tháo đường tuýp 1 là những người đã có triệu chứng bệnh. Đái tháo đường tuýp 1 thường xuất hiện ở trẻ em và người trưởng thành trẻ tuổi vì loại này có tính di truyền trong gia đình. Vì vậy, nếu gia đình bạn có người bị đái tháo đường, hãy xét nghiệm theo dõi đường huyết thường xuyên ngay cả khi không có triệu chứng gì.

Đái tháo đường tuýp 2

Bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường định kỳ để phòng ngừa đái tháo đường tuýp 2 nếu bạn:

  • Từ 45 tuổi trở lên
  • Ở độ tuổi từ 19–44 và bị thừa cân, béo phì và có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ mắc đái tháo đường khác
  • Là phụ nữ và mắc phải đái tháo đường thai kỳ.

Mặc dù đái tháo đường tuýp 2 thường xảy ra ở người lớn nhưng trẻ nhỏ cũng có khả năng mắc phải loại tiểu đường này. Bác sĩ khuyến khích bạn nên cho trẻ em từ 10–18 tuổi thực hiện xét nghiệm tiểu đường nếu trẻ bị thừa cân, béo phì và có ít nhất hai yếu tố nguy cơ khác để phát triển bệnh.

  • Cân nặng khi sinh thấp
  • Mẹ bị đái tháo đường thai kỳ
  • Bất kỳ yếu tố nguy cơ nào được đề cập trong yếu tố nguy cơ của đái tháo đường tuýp 2.

Các loại xét nghiệm tiểu đường

Những xét nghiệm nào thường dùng để chẩn đoán đái tháo đường và tiền đái tháo đường?

Bác sĩ thường sử dụng xét nghiệm đo đường huyết lúc đói hoặc xét nghiệm HbA1C để chẩn đoán bệnh. Một vài trường hợp, xét nghiệm đo glucose trong huyết tương bất kỳ cũng có thể được sử dụng.

Đo đường huyết lúc đói

Xét nghiệm này sẽ lấy máu và đo nồng độ glucose trong huyết tương tại một thời điểm duy nhất. Để kết quả đáng tin cậy nhất có thể, bạn nên thực hiện xét nghiệm này vào buổi sáng, sau khi đã nhịn ăn trong 8 giờ đồng hồ. Nhịn ăn đồng nghĩa với việc không tiêu thụ bất kỳ loại đồ ăn, thức uống nào ngoại trừ uống nước lọc từng ngụm nhỏ.

Xét nghiệm HbA1C

Xét nghiệm này phản ánh mức đường huyết trung bình của bạn trong vòng 3 tháng gần nhất. Trước khi thực hiện xét nghiệm này, bạn vẫn có thể ăn và uống bình thường. Khi muốn sử dụng xét nghiệm HbA1C, bác sĩ sẽ xem xét các yếu tố như tuổi, tình trạng thiếu máu hay các vấn đề khác liên quan đến máu bởi vì kết quả xét nghiệm HbA1C không chính xác ở những người bị thiếu máu.

Kết quả của xét nghiệm này được thể hiện dưới dạng phần trăm (%), chẳng hạn như mức HbA1C là 7%. Tỷ lệ phần trăm càng cao, mức đường huyết trung bình càng cao. Người bệnh đái tháo đường thường tiến hành xét nghiệm HbA1C để quản lý, theo dõi tình trạng bệnh.

Đo đường huyết bất kỳ

Xét nghiệm đo đường huyết bất kỳ dùng để đo nồng độ glucose trong máu ở bất kỳ thời điểm nào mà bạn không cần phải nhịn ăn trước đó. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm này thường không có độ chính xác cao, chỉ phản ánh mức đường huyết tại một thời điểm ngẫu nhiên.

Những xét nghiệm dùng chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ là gì?

Phụ nữ mang thai có thể thực hiện xét nghiệm thử glucose, xét nghiệm dung nạp glucose đường uống hoặc cả hai.

Xét nghiệm thử glucose

Trong xét nghiệm này, nhân viên y tế sẽ lấy máu của bạn sau khi uống dung dịch glucose 1 giờ đồng hồ và bạn không cần nhịn ăn trước khi thực hiện. Nếu kết quả đường huyết quá cao, từ 135–140 trở lên, bạn có thể cần phải quay lại để kiểm tra dung nạp glucose đường uống trong khi nhịn ăn.

Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống

Đầu tiên, nhân viên y tế sẽ lấy máu sau khi bạn nhịn ăn ít nhất 8 giờ. Tiếp theo, bạn được uống dung dịch glucose theo chỉ định. Để có thể chẩn đoán tình trạng đái tháo đường thai kỳ, bạn sẽ được lấy máu mỗi giờ trong khoảng 2–3 giờ.

Nếu kết quả đường huyết cao trong hai hoặc nhiều lần xét nghiệm máu có nghĩa là bạn đã bị đái tháo đường thai kỳ. Bác sĩ sẽ giải thích chi tiết hơn kết quả xét nghiệm nếu bạn có thắc mắc gì.

Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống cũng được sử dụng để chẩn đoán đái tháo đường tuýp 2 và tiền đái tháo đường ở những người không mang thai.

Quá trình xét nghiệm tiểu đường

Trước khi thực hiện xét nghiệm bệnh tiểu đường, bạn cần lưu ý gì?

Một số quá trình xét nghiệm tiểu đường có thể yêu cầu bạn nhịn ăn trong vòng 8 tiếng trước khi lấy máu xét nghiệm. Bác sĩ sẽ hướng dẫn và lưu ý những gì bạn cần thực hiện để có kết quả thử nghiệm chính xác nhất có thể.

Trong quá trình xét nghiệm, bạn trải qua những gì?

Quá trình lấy máu xét nghiệm tiểu đường nói chung khá đơn giản, nhân viên y tế sẽ lấy mẫu máu của bạn (thường là ở đầu ngón tay) rồi gửi đến phòng thí nghiệm phân tích. Hầu hết không có phản ứng gì nghiêm trọng xảy ra trong quá trình lấy mẫu máu thử nghiệm.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Kết quả xét nghiệm

Kết quả xét nghiệm bệnh tiểu đường của bạn có ý nghĩa như thế nào?

Mỗi xét nghiệm giúp phát hiện đái tháo đường và tiền đái tháo đường sử dụng những cách đo khác nhau. Thông thường, cùng một xét nghiệm tiểu đường phải được lặp lại lần thứ hai để có thể chẩn đoán bệnh chắc chắn. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện thêm một xét nghiệm khác để xác nhận tình trạng bệnh.

Ý nghĩa của kết quả các loại xét nghiệm tiểu đường được thể hiện trong bảng dưới đây:

Tình trạngXét nghiệm HbA1C (%)Đường huyết lúc đói (mg/dL)Dung nạp glucose đường uống (mg/dL)Đường huyết bất kỳ (mg/dL)
Bình thường< 5,7%≤ 99≤ 139
Tiền đái tháo đường5,7–6,4%100–125140–199
Đái tháo đường≥ 6,5%≥ 126≥ 200≥ 200

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về kết quả xét nghiệm tiểu đường, hãy hỏi bác sĩ để được giải thích chi tiết và tư vấn các phương pháp theo dõi sức khỏe thích hợp.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dày màng xương

(66)
Tìm hiểu chungDày màng xương là bệnh gì?Bệnh dày màng xương là một tình trạng bệnh lý rất hiếm, đặc trưng bởi các ngón tay và ngón chân khoèo; da mặt dày; ... [xem thêm]

Sa tạng vùng chậu

(90)
Tìm hiểu chungSa tạng vùng chậu là bệnh gì?Sa tạng vùng chậu xảy ra khi các cơ và dây chằng hỗ trợ nâng đỡ các cơ quan vùng chậu bị suy yếu. Điều này ... [xem thêm]

U lympho không Hodgkin (ung thư hạch không Hodgkin)

(77)
Định nghĩaBệnh u lympho không Hodgkin (ung thư hạch không Hodgkin) là gì?U lympho không Hodgkin hay còn gọi là ung thư hạch không Hodgkin, u lympho ác tính không Hodgkin. ... [xem thêm]

Suy hô hấp cấp (ARDS)

(15)
Tìm hiểu chungHội chứng suy hô hấp cấp (ARDS) là gì?Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS) là tình trạng đe dọa tính mạng do viêm các phế nang trong phổi. Bệnh dẫn ... [xem thêm]

Chấn thương cổ

(32)
Tìm hiểu chungChấn thương cổ là bệnh gì?Chấn thương cổ là khi cổ cử động mạnh và bất ngờ, dây chằng, cơ, xương và đĩa đệm ở cổ sẽ bị chấn ... [xem thêm]

Thoái hóa điểm vàng AMD

(58)
Tìm hiểu chungThoái hóa điểm vàng AMD là bệnh gì?Thoái hóa điểm vàng hay còn gọi là thoái hóa hoàng điểm (AMD), là một bệnh rối loạn về mắt gây ảnh ... [xem thêm]

Chụp mạch vành

(38)
Tìm hiểu chungChụp mạch vành là gì?Chụp mạch vành là thủ thuật sử dụng hình ảnh tia X để quan sát mạch máu của tim.Trong chụp động mạch vành, bác sĩ sẽ ... [xem thêm]

Hẹp ống sống

(71)
Tìm hiểu về hẹp cột sốngBệnh hẹp ống sống là gì?Hẹp ống sống là tình trạng cột sống bị hẹp gây ra áp lực cho tủy sống hoặc các dây thân kinh đi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN