5 vấn đề mẹ không nên bỏ qua trong thời gian cho con bú

(3.62) - 67 đánh giá

Bạn đang cho con bú song lại nghiện cà phê hay ưa thích các loại thức uống chứa caffein. Trong trường hợp nếu băn khoăn không biết liệu việc uống cà phê có tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ hay không khi mà bé thường bộc lộ những biểu hiện như: trằn trọc, quấy khóc, khó ngủ … thì bạn nên theo dõi bài viết sau nhé!

Ngày nay, có thể thấy phần lớn phụ nữ cũng rất thích uống cà phê, thậm chí còn nghiện món đồ uống này. Thế nên, rất nhiều người cũng bày tỏ thắc mắc rằng mẹ cho con bú có được uống cà phê hay không và ảnh hưởng của caffein đến chất lượng sữa mẹ là thế nào. Đừng quá lo lắng, sau đây Chúng tôi sẽ giúp bạn gỡ rối những thắc mắc trên.

Giải đáp mẹ uống cà phê khi cho con bú có thực sự tốt không

Trên thực tế, mẹ sau sinh uống cà phê hoặc tiêu thụ sô cô la khi cho con bú thì một lượng nhỏ caffein sẽ đi vào trong máu. Một khi quá trình này diễn ra, khoảng 1% lượng caffein trong số đó sẽ tiếp tục đi vào dòng sữa mẹ. Không những caffein mà một số loại thực phẩm khác cũng có thể đi qua con đường này. Thế nhưng, vấn đề này cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.

Quay lại với thắc mắc ban đầu, liệu caffein trong sữa mẹ có gây hại cho bé? Câu trả lời rằng vẫn chưa có thông tin chắc chắn về tác động của thành phần này với trẻ bú mẹ. Tuy vậy, cơ thể của mỗi bé hoàn toàn có sự khác biệt nên một vài trẻ có thể nhạy cảm với caffein; trong khi số khác lại không.

Một số chuyên gia cho rằng trẻ dưới 4 tháng cơ thể không dễ dàng phân hủy và đào thải quá nhiều caffein. Cơ chế bài trừ chất này ở trẻ nhỏ không hoạt động tốt như người lớn, vì thế lượng caffein có thể tích tụ khiến bé có biểu hiện ít ngủ, bồn chồn và hay cáu kỉnh. Song cũng có ý kiến khác lại cho rằng caffein có thể không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con trẻ.

Mẹ uống cà phê khi cho con bú thế nào thì mới an toàn?

Sau khi sinh khoảng vài tuần hoặc vài tháng, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, đây là điều rất bình thường. Đồng thời khi cho con bú, bạn cũng rất dễ khát nước. Vì vậy bạn có thể không cưỡng lại được việc uống một tách trà hoặc cà phê để cảm thấy đỡ mệt mỏi hơn. Nhưng tốt nhất là không nên tiêu thụ quá nhiều caffein khi đang cho con bú mẹ nhé.

Hầu hết các chuyên gia khuyên phụ nữ không nên dùng nhiều hơn 300mg caffein một ngày, tương đương với khoảng ba ly cà phê hòa tan hoặc sáu tách trà hoặc bảy lon cola. Thật ra nếu mẹ uống nhiều hơn lượng caffein này thì cũng sẽ không gây hại gì nhiều đến em bé. Tuy nhiên, nếu quan sát thấy bé có vẻ bồn chồn hoặc có biểu hiện khó ngủ, bạn hãy cắt giảm lượng caffein hoặc ngưng tiêu thụ caffein để xem có khác biệt gì ở bé không nhé.

Bạn có thể thử uống những loại trà hoặc cà phê đã khử caffein, các loại nước trái cây, sữa hoặc nước khoáng để thay thế. Bạn cũng có thể uống các loại trà thảo mộc. Tuy nhiên, bạn đừng nên uống nhiều hơn hai hoặc ba ly một ngày khi đang cho con bú. Hãy nhớ một số loại trà thảo dược như trà xanh cũng có chứa caffein đấy.

Lượng caffein trong các loại thực phẩm và đồ uống bạn thường dùng là bao nhiêu?

Vừa rồi bạn đã biết việc uống cà phê khi nuôi con bằng sữa mẹ có tốt hay không? Trên thực tế, caffein có rất nhiều trong các loại thực phẩm hằng ngày mà bạn dùng như cà phê, trà và sô-cô-la. Một số loại nước giải khát hay nước tăng lực cùng một số thuốc chữa cảm lạnh và cúm cũng có chứa caffein. Dưới đây là lượng caffein trong một số loại đồ ăn thức uống quen thuộc hằng ngày mà bạn cần lưu ý.

  • Cà phê: Trong 200ml cà phê phin có tới 102 – 200mg caffein. Đối với cà phê hòa tan lượng caffein là 27 – 173mg
  • Trà: Trong 200 ml trà có chứa 30 – 75mg caffein
  • Nước uống có ga: Trong 1 lon coca 330ml có chứa 30 – 56mg caffein
  • Sô-cô-la: Một thanh sô-cô-la 50 g có thể chứa 10 – 50mg caffein
  • Ca cao: Có 4mg caffein trong 142 g ca cao.

Một điều quan trọng nữa mà bạn cần lưu ý là lượng caffein trong trà và cà phê có thể thay đổi tùy theo dung tích của ly hoặc cốc (dung tích ly tiêu chuẩn khoảng 200ml, cốc khoảng 350ml và áp dụng cho bảng tính trên). Trong thực tế, lượng caffein nhiều hay không còn tùy thuộc vào phương pháp pha chế và chất lượng của hạt cà phê hoặc lá trà.

Ví dụ: Lượng caffein trong một tách cà phê hòa tan sẽ khác với một tách cà phê pha phin. Hoặc một ly cappuccino mà bạn tự pha sẽ không có cùng một lượng caffein như món uống này mà bạn mua ngoài quán cà phê.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 cách giúp bạn không còn thèm đồ ngọt

(71)
Không gì có thể khiến cho ý chí giảm cân của bạn suy yếu nhanh chóng hơn cơn thèm khát đồ ăn, từ đồ mặn, đồ ngọt đến đồ béo. Tất nhiên, những loại ... [xem thêm]

Trẻ tập đi bị căng thẳng, bạn tin không?

(35)
Tuy trẻ tập đi bị căng thẳng nghe có vẻ lạ nhưng đây lại là vấn đề khá phổ biến hiện nay khi các con có biểu hiện không bình thường.Tuổi tập đi là ... [xem thêm]

3 bước nhận diện rối loạn nhân cách ranh giới

(45)
Bạn có người thân hay bạn bè bị chứng rối loạn nhân cách ranh giới? Phương pháp WEB bao gồm 3 bước có thể giúp ích trong việc nhận diện người mắc chứng ... [xem thêm]

Tủ quần áo cho bé: Mẹ nên chuẩn bị gì cho bé yêu?

(47)
Ngay từ khi biết tin có bé yêu, mẹ đã háo hức chuẩn bị tủ quần áo với thật nhiều màu sắc và kích cỡ khác nhau. Tuy nhiên, mẹ cũng cần phải tìm hiểu ... [xem thêm]

Bí quyết chăm sóc làn da trẻ sơ sinh bị chàm đúng cách

(27)
Trẻ sơ sinh bị chàm hay còn gọi là viêm da cơ địa là tình trạng các mảng đỏ, thô ráp xuất hiện trên da bé, thường trong vài tháng đầu khi mới sinh. Chàm ... [xem thêm]

Luyện tập đi bộ để giảm cân đúng cách

(56)
Hầu hết mọi người đều tin rằng nếu tập luyện thường xuyên các bộ môn chạy bộ, đạp xe, bơi lội… thì sẽ giảm cân thành công. Nhưng nếu bạn chỉ đi ... [xem thêm]

Khám phá căn bệnh hiếm gặp: Viêm não tự miễn

(64)
Viêm não tự miễn diễn tả chung một nhóm các tình trạng xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào não khỏe mạnh, dẫn đến viêm não. Người ... [xem thêm]

Ăn dưa leo có tốt cho người bệnh tiểu đường?

(86)
Một số công trình nghiên cứu gần đây cho thấy ăn dưa leo có thể hạ đường huyết, nhờ đó mang lại lợi ích sức khỏe cho người bệnh tiểu đường. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN