Hội chứng thắt lưng hông

(3.92) - 10 đánh giá

Tìm hiểu chung

Hội chứng thắt lưng hông (Rễ thần kinh thắt lưng cùng) là bệnh gì?

Bệnh rễ thần kinh thắt lưng cùng, hay còn gọi là hội chứng thắt lưng hông, là một bệnh lý liên quan đến các dây thần kinh tủy sống và rễ thần kinh ở thắt lưng và ở đoạn cuối tủy sống (tủy cùng).

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của Hội chứng thắt lưng hông (Rễ thần kinh thắt lưng cùng) là gì?

Các triệu chứng của hội chứng thắt lưng hông bao gồm đau và tê ở cánh tay, chân và yếu cơ. Triệu chứng phổ biến nhất là đau thần kinh tọa (là cơn đau chạy dọc theo dây thần kinh tọa). Đây là dây thần kinh dài nhất của cơ thể chạy từ mông xuống dưới chân (phía sau đùi và cẳng chân). Đau thần kinh tọa là một triệu chứng của một số bệnh như thoát vị đĩa đệm. Các triệu chứng khác là tê, nhói và mất kiểm soát sự tiểu tiện và đại tiện.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Trong trường hợp bạn đang trong quá trình điều trị bệnh, nếu bạn không thấy khá hơn, hãy hỏi bác sĩ về việc bắt đầu chương trình điều trị đặc biệt.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra Hội chứng thắt lưng hông (Rễ thần kinh thắt lưng cùng)?

Nguyên nhân gây ra hội chứng thắt lưng hông là do áp lực từ thoát vị (sự gẫy hoặc trượt) đĩa đệm dẫn đến tình trạng kích ứng và viêm nhiễm (sưng) các rễ thần kinh.

Nguyên nhân khác là do đĩa đệm bị thoái hóa. Đĩa đệm là những miếng sụn nằm chêm giữa xương (đốt sống) trong cột sống. Những đệm này đóng vai trò giảm sốc khi đốt sống di chuyển. Theo thời gian, bao xơ ngoài đĩa có thể rách. Một chất dịch giống như thạch từ trung tâm đĩa có thể chảy ra ngoài (thoát vị) tạo áp lực lên rễ thần kinh và gây ra các triệu chứng.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như hẹp đốt sống, u, nhiễm trùng và chấn thương.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải Hội chứng thắt lưng hông (Rễ thần kinh thắt lưng cùng)?

Bệnh ảnh hưởng từ 3% đến 5% dân số, tỷ lệ mắc bệnh như nhau ở nam và nữ giới. Nam giới ở độ tuổi 40 và nữ giới từ 50 đến 60 tuổi thường mắc bệnh này hơn. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc Hội chứng thắt lưng hông (Rễ thần kinh thắt lưng cùng)?

Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc Hội chứng thắt lưng hông:

  • Độ tuổi: người cao tuổi càng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn;
  • Vận động mạnh;
  • Mắc các bệnh lý khác liên quan đến cột sống, đau lưng.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán Hội chứng thắt lưng hông (Rễ thần kinh thắt lưng cùng)?

Bác sĩ có thể chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh lí và khám thực thể, đặc biệt là tủy sống và chân; kiểm tra sức cơ và phản xạ của cơ. Hầu hết các bệnh nhân cải thiện tình trạng sức khỏe khi được nghỉ ngơi, chăm sóc hoặc dùng thuốc nên đôi khi bác sĩ sẽ không cần đến các xét nghiệm hình ảnh. Đối với các cơn đau dai dẳng, bác sĩ sẽ thực hiện chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), tủy đồ hoặc khảo sát chẩn đoán điện cũng (dẫn truyền thần kinh).

Những phương pháp nào dùng để điều trị Hội chứng thắt lưng hông (Rễ thần kinh thắt lưng cùng)?

Hầu hết các bệnh nhân không cần điều trị hoặc cơn đau tự biến mất với những phương pháp tự chăm sóc tại nhà. Những cách này bao gồm dán miếng dán nóng hoặc lạnh, giãn cơ, tập thể dục và dùng các loại thuốc giảm đau không kê toa. Bạn nên tập vận động trở lại sớm nhất có thể. Sự phục hồi chức năng có thể ngăn ngừa những chấn thương mới.

Đối với những cơn đau mãn tính và không thể kiểm soát, bạn nên thay đổi các thói quen trong lối sống kèm theo giảm cân và tham gia câu lạc bộ sức khỏe để các triệu chứng được cải thiện. Các bài tập thể dục sẽ giúp bạn chỉnh lại tư thế, làm cơ lưng khỏe mạnh và cải thiện độ dẻo dai.

Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc làm giãn cơ, thuốc giảm đau và thuốc tiêm steroid có thể được chỉ định. Nếu những phương pháp điều trị này không hiệu quả hoặc đối với những triệu chứng nhất định, bạn cần phải được phẫu thuật.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của Hội chứng thắt lưng hông (Rễ thần kinh thắt lưng cùng)?

Hội chứng thắt lưng hông (Rễ thần kinh thắt lưng cùng) có thể được hạn chế nếu bạn áp dụng những thói quen sinh hoạt sau:

  • Tập thể dục thường xuyên. Yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây tái phát về sau là những đợt đau trước đây. Bạn nên chú ý đặc biệt đến các cơ ở trục – cơ bụng và cơ thắt lưng vì đây những cơ cần thiết để có một tư thế và cột sống thẳng;
  • Luyện tập để có một cơ thể khỏe và tư thế đúng khi ngồi, đứng, cũng như nâng và mang vác vật nặng đúng cách;
  • Biết rõ tình trạng bệnh của bản thân để giúp kiểm soát cơn đau.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Viêm niệu đạo

(91)
Tìm hiểu chungViêm niệu đạo là bệnh gì?Viêm niệu đạo là bệnh nhiễm trùng đường tiểu do vi khuẩn độc lực cao gây ra hoặc hệ miễn dịch suy yếu.Mặc dù ... [xem thêm]

Mụn trứng cá

(25)
Mụn trứng cá (còn gọi là mụn) là vấn đề rất thường gặp ở nam và nữ tuổi trẻ và tuổi dậy thì. Mụn có thể từ mức độ nhẹ chỉ là mụn đầu đen ... [xem thêm]

Bong võng mạc

(90)
Tìm hiểu chungBệnh bong võng mạc là gì?Bong võng mạc là tình trạng võng mạc của mắt bị bong ra, có thể dẫn đến mất thị lực một phần hoặc toàn bộ, tùy ... [xem thêm]

Ung thư tinh hoàn

(14)
Định nghĩaUng thư tinh hoàn là bệnh gì?Ung thư tinh hoàn là một dạng ung thư phát triển ở tinh hoàn của nam giới. Tinh hoàn là bộ phận của tuyến sinh dục nam ... [xem thêm]

U nhọt

(81)
Mụn nhọt không phải là một vấn đề hiếm gặp. Đây là một tình trạng nhiễm khuẩn trên da gây ra các nốt mụn có chứa mủ bên trọng. Đa số trường hợp ... [xem thêm]

Rối loạn cương dương

(80)
Tìm hiểu chung về rối loạn cương dươngBệnh rối loạn cương dương là bệnh gì?Rối loạn cương dương (liệt dương) là tình trạng dương vật không đủ khả ... [xem thêm]

Nhiễm Trichomonas

(89)
Định nghĩaNhiễm Trichomonas là bệnh gì?Nhiễm Trichomonas, là bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh dục lây lan qua tiếp xúc tình dục. Đây là một trong những bệnh lây qua ... [xem thêm]

Viêm đại tràng do nhiễm trùng

(19)
Tìm hiểu chungViêm đại tràng do nhiễm trùng là bệnh gì?Viêm đại tràng do nhiễm trùng là tình trạng viêm ở đại tràng (phần chính của ruột già) gây ra bởi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN