Globulin miễn dịch kháng dại

(4.5) - 19 đánh giá

Tên gốc: rabies immune globulin

Tên biệt dược: HyperRAB S/D®, Imogam Rabies-HT®

Phân nhóm thuốc: vắc xin, kháng huyết thanh & thuốc miễn dịch

Tác dụng

Tác dụng của thuốc globulin miễn dịch kháng dại là gì?

Globulin miễn dịch kháng dại thường dùng cùng với vắc xin phòng bệnh dại để ngăn ngừa nhiễm trùng do virus dại gây ra. Globulin cung cấp cho cơ thể các kháng thể cần thiết để chống lại virus bệnh dại. Đây là phương pháp bảo vệ thụ động, kéo dài đủ lâu để bảo vệ cơ thể cho đến khi cơ thể bạn tạo ra các kháng thể riêng của mình chống lại virus bệnh dại.

Globulin miễn dịch kháng dại được dùng cho những người đã bị phơi nhiễm (do bị cắn, cào hoặc liếm) virus từ một con vật được cho là bị bệnh dại. Trường hợp này được gọi là dự phòng sau phơi nhiễm. Globulin miễn dịch kháng dại chỉ được sử dụng cho những người chưa bao giờ được chủng ngừa bệnh dại.

Nhiễm trùng dại là một tình trạng nghiêm trọng và thường gây tử vong. Ở phần lớn các nước trên thế giới, bao gồm châu Mỹ La tinh, châu Phi và châu Á, chó chiếm đa số trường hợp mắc bệnh dại truyền cho người.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc globulin miễn dịch kháng dại cho người lớn như thế nào?

Liều thông thường để dự phòng bệnh dại:

Bác sĩ sẽ dùng 20 đơn vị quốc tế/kg, tiêm xung quanh vết cắn.

Nếu không thể đạt liều đầy đủ, bác sĩ sẽ tiêm bắp ở cơ đùi hoặc đùi bên.

Liều dùng thuốc globulin miễn dịch kháng dại cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng cho trẻ em giống như liều người lớn.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc globulin miễn dịch kháng dại như thế nào?

Bạn sẽ được tiêm globulin miễn dịch kháng dại tại bệnh viện hay trạm xá y tế. Bác sĩ, y tá hoặc chuyên gia y tế sẽ tiêm globulin dưới cánh tay hoặc cơ đùi globulin cho bạn. Globulin cũng có thể được tiêm vào nơi gây ra phơi nhiễm với bệnh dại (ví dụ như chỗ động vật cắn).

Globulin miễn dịch bệnh dại được cho là tốt nhất vào thời điểm tiêm liều vắc xin bệnh dại đầu tiên. Thuốc cũng có thể được tiêm vào ngày thứ bảy sau khi chủng ngừa bệnh dại đầu tiên.

Tiêm thuốc

Do nguy cơ thương tích đối với thần kinh, nên bác sĩ sẽ tránh khu vực trung gian và chỉ tiêm ở góc phần tư, bên ngoài.

Bạn luôn được tiêm globulin cùng với vắc xin bệnh dại (HDCV).

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quá liều khó có thể xảy ra.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quên liều khó có thể xảy ra.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc globulin miễn dịch kháng dại?

Thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Mặc dù không phải tất cả những phản ứng phụ này có thể xảy ra, nhưng nếu bạn mắc các tác dụng phụ, hãy đi cấp cứu ngay.

Báo với bác sĩ ngay nếu bạn có bất kỳ phản ứng phụ nào sau đây:

Tác dụng phụ hiếm khi xảy ra gồm:

  • Nước tiểu có nhiều bọt hoặc có máu;
  • Huyết áp cao;
  • Sưng mặt lớn, mí mắt, môi, lưỡi, cổ họng, tay, chân, bàn chân hoặc các bộ phận sinh dục;
  • Sưng mặt, bàn chân hoặc chân dưới.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra mà thường không cần chăm sóc y tế. Những phản ứng phụ này có thể biến mất trong quá trình điều trị khi cơ thể bạn dung nạp được thuốc. Ngoài ra, bác sĩ sẽ cho bạn biết về những cách để ngăn ngừa hoặc làm giảm những phản ứng phụ này. Bạn cần đi khám bác sĩ nếu bất kỳ phản ứng phụ nào sau đây tiếp tục hoặc làm bạn khó chịu.

Tác dụng phụ ít phổ biến gồm:

  • Sốt;
  • Đau nhức hoặc cứng ở vị trí tiêm;
  • Phát ban da.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc globulin miễn dịch kháng dại, bạn nên lưu ý những gì?

Bạn phải được bác sĩ kiểm tra chặt chẽ để đảm bảo rằng globulin miễn dịch kháng dại hoạt động bình thường. Bạn cần phải được xét nghiệm máu để kiểm tra các tác dụng không mong muốn.

Globulin miễn dịch kháng dại được lấy từ máu người hiến tặng, do đó một số có thể truyền virus cho những người nhận máu, mặc dù nguy cơ thấp. Những người hiến máu và máu hiến tặng đều phải được kiểm tra kỹ lưỡng. Trong khi đang được điều trị với globulin miễn dịch kháng dại, bạn không tùy ý chủng ngừa mà không có sự chấp thuận của bác sĩ. Bạn cần tiêm vắc xin phòng bệnh virus (ví dụ như sởi, quai bị, bại liệt, rubella) trong vòng 3 tháng sau khi tiêm globulin miễn dịch kháng dại.

Khi bạn quyết định sử dụng thuốc nguy cơ phải được cân nhắc so với lợi ích của thuốc. Đây là quyết định mà bạn và bác sĩ sẽ thực hiện. Đối với globulin miễn dịch kháng dại, bạn cần cân nhắc những điều sau:

Dị ứng

Bạn cần báo cho bác sĩ nếu đã từng có phản ứng bất thường hoặc dị ứng với globulin miễn dịch kháng dại hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác. Bạn cũng cần báo bác sĩ nếu bạn có bất kỳ loại dị ứng khác, chẳng hạn như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc động vật. Đối với các sản phẩm không kê toa, bạn hãy đọc kỹ nhãn mác hoặc thành phần thuốc.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc cho những trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Hiện chưa có nghiên cứu đầy đủ về phụ nữ để xác định nguy cơ khi sử dụng globulin miễn dịch trong thời kỳ mang thai hoặc khi cho con bú.

Các nghiên cứu ở phụ nữ gợi ý rằng thuốc này gây nguy cơ tối thiểu cho trẻ sơ sinh khi được sử dụng trong thời kỳ cho con bú.

Tương tác thuốc

Thuốc globulin miễn dịch kháng dại có thể tương tác với thuốc nào?

Thuốc này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thuốc globulin miễn dịch kháng dại có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy thảo luận với bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá. Bạn không nên uống rượu trong thời gian dùng thuốc.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc globulin miễn dịch kháng dại?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Các rối loạn về chảy máu hoặc giảm tiểu cầu (số lượng tiểu cầu thấp) – bạn cần sử dụng cẩn thận;
  • Thiếu globulin miễn dịch bệnh dại (immunoglobulin A) (IgA) có thể gây phản ứng dị ứng.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thuốc globulin miễn dịch kháng dại như thế nào?

Bạn bảo quản thuốc từ 2°C đến 8°C, không bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Bạn cần hủy bỏ ngay phần thuốc không sử dụng. Đối với chế phẩm HyperRAB S/D®: bạn có thể để thuốc tiếp xúc với nhiệt độ phòng trong 7 ngày liên tục.

Dạng bào chế

Thuốc globulin miễn dịch kháng dại có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc globulin miễn dịch kháng dại dạng dung dịch tiêm truyền:

  • 150 đơn vị quốc tế/ml (ống 2ml);
  • 150 đơn vị quốc tế/ml (ống 10ml).

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc Tobrex

(42)
Tên hoạt chất: tobramycin 0,3%Tên thương hiệu: TobrexPhân nhóm: Thuốc kháng khuẩn & khử trùng mắtTác dụng của thuốc TobrexCông dụng của thuốc Tobrex là ... [xem thêm]

Thuốc lidocaine + prilocaine

(23)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc lidocaine + prilocaine là gì?Thuốc lidocaine + prilocaine có chứa 2 loại thuốc gây tê tại chỗ nhóm amide, lidocaine và prilocaine. Bạn ... [xem thêm]

Thuốc Fenbrat 300mg

(68)
Tên hoạt chất: fenofibratePhân nhóm: thuốc trị rối loạn lipid máuTên thương hiệu: Fenbrat 300mgCông dụng thuốc Fenbrat 300mgCông dụng của thuốc Fenbrat 300mg là ... [xem thêm]

Thuốc lanreotide

(39)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc lanreotide là gì?Bạn có thể sử dụng lanreotide để điều trị một tình trạng gọi là bệnh to cực xảy ra khi cơ thể tạo ra ... [xem thêm]

Thuốc Dermovate

(30)
Tên hoạt chất: clobetasol propionateTên thương hiệu: DermovatePhân nhóm: Corticoid dùng tại chỗCông dụng thuốc DermovateCông dụng thuốc Dermovate là gì?Dermovate làm ... [xem thêm]

Auranofin

(29)
Tác dụngTác dụng của auranofin là gì?Auranofin được sử dụng như một phần của một liệu trình điều trị hoàn chỉnh bao gồm các liệu pháp không dùng thuốc ... [xem thêm]

Thuốc Oral Aid® Gel

(74)
Tên gốc: choline salicylate, cetalkonium chlorideTên biệt dược: Oral Aid® GelPhân nhóm: thuốc dùng trong viêm & loét miệngTác dụngTác dụng của thuốc Oral Aid® Gel là ... [xem thêm]

Dienestrol

(27)
Tác dụngTác dụng của dienestrol là gì?Dienestrol được chỉ định trong điều trị viêm teo âm đạo và xơ teo âm hộ.Bạn nên dùng dienestrol như thế nào?Đọc kỹ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN