Khám phá căn bệnh hiếm gặp: Viêm não tự miễn

(3.96) - 64 đánh giá

Viêm não tự miễn diễn tả chung một nhóm các tình trạng xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào não khỏe mạnh, dẫn đến viêm não. Người bệnh có thể có các triệu chứng về thần kinh và tâm thần khác nhau.

Viêm não tự miễn là một bệnh mới xuất hiện nên nhiều bác sĩ có thể chưa chú ý đến tình trạng này và thường đưa ra chẩn đoán nhầm là rối loạn tâm thần hay thần kinh. Thế nhưng, việc chẩn đoán đúng và điều trị sớm rất quan trọng trong việc giúp giảm thiểu các biến chứng ngắn và dài hạn của bệnh này.

Để hiểu rõ hơn về căn bệnh viêm não tự miễn cũng như tìm hiểu thêm về các cách điều trị, Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết qua bài viết sau đây.

Viêm não tự miễn là gì?

Viêm não tự miễn là một dạng viêm não, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động bất thường và tấn công nhầm vào tế bào và mô khỏe mạnh ở não hay tủy sống. Đây là một căn bệnh khá hiếm gặp, diễn biến phức tạp và có khả năng gây ra nhiều thay đổi nhanh chóng về cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

Bệnh có thể liên quan đến kháng thể gắn với protein trên bề mặt hoặc bên trong tế bào thần kinh. Một số protein có liên quan trong quá trình truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh. Trong một số trường hợp, bệnh xảy ra có liên quan đến ung thư (hội chứng cận ung thư – paraneoplastic syndorme). Những nghiên cứu về lý do tại sao một số kháng thể nhất định lại tấn công vào tế bào khỏe mạnh trong cơ thể vẫn đang được tiến hành. Các khảo sát cho thấy rối loạn tự miễn này thường xảy ra ngẫu nhiên, ở những người không có tiền sử gia đình mắc phải căn bệnh này.

Các triệu chứng của viêm não tự miễn

Quá trình viêm xảy ra trong não bộ có khả năng gây ra một loạt những triệu chứng, bao gồm cả vấn đề về thần kinh và tâm thần. Mỗi bệnh nhân thường biểu hiện những triệu chứng khác nhau.

Các triệu chứng liên quan đến thần kinh bao gồm:

  • Suy giảm trí nhớ và nhận thức
  • Có những cử động bất thường
  • Co giật
  • Gặp vấn đề khi giữ thăng bằng, nói chuyện hoặc thị lực bị ảnh hưởng
  • Tay, chấn yếu dần đi
  • Khó ngủ

Những triệu chứng tâm thần có thể thấy là:

  • Rối loạn tâm thần
  • Thích gây hấn
  • Có hành vi tình dục bất thường
  • Xuất hiện các cơn hoảng loạn
  • Có hành vi cưỡng chế
  • Hưng phấn hoặc sợ hãi quá mức
  • Áo giác, ảo tưởng
  • Hội chứng catatonia

Các triệu chứng thường tiến triển sau vài ngày đến vài tuần. Bệnh có thể tiến triển dẫn đến mất ý thức, thậm chí là hôn mê. Lưu ý, các vấn đề về tâm thần lâu dài (trong nhiều tháng hoặc nhiều năm) không phải là dấu hiệu của viêm não tự miễn.

Chẩn đoán viêm não tự miễn

Để chẩn đoán được viêm não tự miễn chính xác sẽ cần đến sự phối hợp của các bác sĩ xương khớp, bác sĩ thần kinh, bác sĩ tâm thần và các chuyên gia khác. Họ sẽ xem xét kỹ lưỡng về tiền sử bệnh của bạn và tiến hành thăm khám thực thể cùng với các xét nghiệm sinh hóa hoặc hình ảnh. Nếu có nghi ngờ về bệnh viêm não, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm xét nghiệm chọc dò tủy sống để tìm kháng thể, bao gồm cả kháng thể NMDA. Siêu âm bụng cũng được thực hiện để loại trừ khả năng có một khối u liên quan.

Xét nghiệm chẩn đoán còn bao gồm chụp MRI não và đo điện não đồ (EEG) giúp đo sóng não. Các nguyên nhân khác có khả năng gây ra viêm não như nhiễm trùng phải được loại trừ trước khi đưa ra chẩn đoán viêm não tự miễn.

Tiến hành chụp MRI não có thể giúp chẩn đoán bệnh viêm não tự miễn

Điều trị viêm não tự miễn

Các phương pháp điều trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Corticosteroid và các thuốc ức chế miễn dịch khác thường được sử dụng để kiểm soát tình trạng viêm não. Ngoài ra, người bệnh cũng có khi cần dùng đến thuốc điều trị co giật hoặc các triệu chứng tâm thần.

Nếu một khối u buồng trứng hay khối u nào khác được tìm thấy, thực hiện phẫu thuật loại bỏ cũng giúp cải thiện đáng kể cho người bị viêm não tự miễn. Một khi kiểm soát được vấn đề viêm não tiềm ẩn, tiến hành phục hồi chức năng lâu dài như trị trị liệu về thể chất, ngôn ngữ (giao tiếp)… có thể giúp người bệnh lấy lại được các chức năng ban đầu.

Hầu hết trẻ em và những người trẻ tuổi có khả năng phục hồi thần kinh khá tốt. Quá trình này có thể mất đến một vài tháng. Các triệu chứng có xu hướng cải thiện đầu tiên là những vấn đề liên quan đến vận động, co giật và nhận thức.

Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát, khoảng 1/5 trẻ em mắc bệnh có xuất hiện các đợt tiếp theo. Bạn có thể phòng ngừa viêm não tự miễn tái phát ở một mức độ nhất định nhờ vào các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài như azathioprine, mycophenolate mofetil và theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mách bạn cách làm các món ăn và thức uống từ chuối

(82)
Bạn đã quen ăn chuối như một loại trái cây tráng miệng nhưng lại cảm thấy rất dễ ngán? Hãy học cách làm bánh chuối, kem chuối, sinh tố chuối và rượu ... [xem thêm]

Phân biệt thoái hóa khớp và thoát vị đĩa đệm

(19)
Thoái hóa khớp và thoát vị đĩa đệm đều là những bệnh lý liên quan đến xương khớp có thể gây ra những cơn đau khiến bạn cảm thấy khó khăn khi vận ... [xem thêm]

10 thói quen có hại cho da khiến bạn già đi 10 tuổi!

(44)
Có những thói quen hàng ngày mà bạn tưởng bình thường, tuy nhiên lại là thói quen có hại cho da, thậm chí khiến da bạn già đi tận 10 tuổi!Chìa khóa để luôn ... [xem thêm]

Các tư thế asana trong yoga tốt cho phụ nữ

(87)
Luyện tập yoga thường xuyên và đúng cách sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe một cách đáng kể. Các tư thế asana trong yoga được cho là có hiệu quả tích cực ... [xem thêm]

10 cách chăm sóc “cậu bé” các đấng mày râu nên biết

(12)
Khi chăm sóc “cậu bé” đúng cách, bạn không những sung mãn khi bước vào cuộc yêu mà còn đảm bảo sức khỏe cho bản thân nữa đấy!“Cậu bé” (dương ... [xem thêm]

11 nguyên nhân rối loạn cương dương khiến cả hai mất hứng

(67)
Chuyện chăn gối như một cuộc chơi nóng bỏng mà chỉ cần “cậu bé” ỉu xìu là cả hai… mạnh ai nấy đắp chăn đi ngủ! Vậy nguyên nhân rối loạn cương ... [xem thêm]

Phòng tránh đầu bẹt ở trẻ sơ sinh để bé có đầu tròn và đẹp

(85)
Bạn đã từng nghe hội chứng đầu bẹt chưa? Bẹt đầu, méo đầu rất dễ xảy ra ở trẻ sơ sinh nếu cha mẹ không đặt bé nằm ngủ đúng cách. Hãy trang bị ... [xem thêm]

Những điều lưu ý khi sử dụng thuốc Buscopan

(79)
Thuốc Buscopan được chỉ định dùng cho co thắt dạ dày − ruột, co thắt và nghẹt đường mật, co thắt đường niệu − sinh dục, cơn đau quặn mật và thận, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN