Bí quyết chăm sóc làn da trẻ sơ sinh bị chàm đúng cách

(4.24) - 27 đánh giá

Trẻ sơ sinh bị chàm hay còn gọi là viêm da cơ địa là tình trạng các mảng đỏ, thô ráp xuất hiện trên da bé, thường trong vài tháng đầu khi mới sinh. Chàm là phổ biến ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh và việc điều trị có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng.

Làn da trẻ sơ sinh rất ẩm mịn và mềm mại khiến bạn cứ muốn cưng nựng bé mãi. Nhưng rồi đột nhiên da bé trở nên đỏ, thô ráp, bong tróc vảy khiến bé khó chịu, quấy khóc mãi không thôi. Điều này khiến bạn hoang mang không biết bé yêu bị gì và phải xử lý như thế nào? Nguy cơ cao là bé cưng của bạn có thể đã bị chàm. May mắn thay, trẻ sơ sinh bị chàm không quá nguy hiểm, không lây nhiễm và có thể làm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh.

Cùng Chúng tôi tìm hiểu về các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị chàm, bí quyết chăm sóc làn da cho trẻ bị chàm đúng cách và cách giảm nhẹ các triệu chứng.

Chàm ở trẻ sơ sinh

Theo các bác sĩ nhi khoa, có khoảng 20% trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị chàm. Tình trạng này thường bắt đầu khi bé còn khá nhỏ, 65% bệnh nhân phát triển các triệu chứng trong năm đầu đời và 90% phát triển các triệu chứng của bệnh trước 5 tuổi.

Thực tế nhiều người hay nhầm lẫn bệnh chàm (còn gọi là bệnh chàm ở trẻ sơ sinh hoặc viêm da dị ứng) với tình trạng viêm da tiết bã (dân gian còn gọi là cứt trâu). Viêm da tiết bã (cứt trâu) thường ít đỏ, bề mặt da có vảy và thường xuất hiện ở da đầu, hai bên mũi, mí mắt, lông mày và sau tai. Da của trẻ bị viêm da tiết bã thường có mùi chua. Tình trạng này thường tự hết sau khi bé được 8 tháng tuổi.

Các bác sĩ sử dụng thuật ngữ trẻ sơ sinh bị chàm để mô tả hai tình trạng thường bắt đầu xuất hiện khi trẻ được 2 – 4 tháng tuổi:

  • Viêm da dị ứng: Một tình trạng mãn tính điển hình mang tính di truyền phổ biến hơn ở những bé có tiền sử gia đình bị dị ứng, bệnh chàm và hen suyễn.
  • Viêm da tiếp xúc: Phát ban khi da tiếp xúc với chất kích thích là tác nhân gây bệnh. Tình trạng viêm da tiếp xúc của trẻ sơ sinh biến mất khi yếu tố là nguyên nhân gây bệnh được loại bỏ.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị chàm

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị chàm là những mảng da bong tróc, đỏ xuất hiện ở những nơi rất dễ nhìn thấy như má, sau tai, trên da đầu. Nếu không được điều trị, vùng da bị tổn thương có thể lan xuống đến nếp gấp khuỷu tay, phía sau đầu gối và đôi khi là cả khu vực mặc tã. Thậm chí có nhiều bé bị chàm khiến làn da toàn thân bị khô và ngứa. Do đó, các bé sơ sinh thường tìm cách cạ má vào gối, vai hay tay người bế để bớt ngứa, các bé lớn hơn sẽ tìm cách gãi vùng da bị ngứa.

Các triệu chứng bệnh có thể khác nhau ở từng bé nhưng sẽ có các đặc điểm chung như vùng da bị bong tróc ngày càng đỏ hơn, trong khi những nốt mụn có thể chứa đầy dịch lỏng và vỡ ra. Điều này rất dễ dẫn đến nhiễm trùng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu bé gãi có thể khiến da dày hơn, sẫm màu hoặc tạo thành sẹo gây mất thẩm mỹ.

Bác sĩ nhi khoa có thể chẩn đoán bệnh chàm bằng cách kiểm tra da của bé. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn đưa con đi khám ở chuyên khoa da liễu để được hướng dẫn chăm sóc và điều trị đúng cách.

Bạn hãy đọc thêm bài viết Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có 4 loại da, mẹ đã biết chưa? để cập nhật thêm các thông tin hữu ích về làn da của trẻ

Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị chàm

Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị chàm có thể là do cơ địa, do gien. Nếu bạn hoặc chồng bạn bị bệnh chàm, bị suyễn hay viêm mũi dị ứng, bé cưng cũng có nhiều nguy cơ mắc chàm. Ngoài ra, các vấn đề về da như tình trạng thoát hơi ẩm nhanh, bề mặt da bị tổn thương khiến vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập cũng có thể là nguyên nhân làm bùng phát các triệu chứng bệnh chàm.

Bệnh chàm xảy ra khi cơ thể tạo ra quá ít tế bào mỡ gọi là ceramide. Ceramide là một loại mỡ đặc biệt được tìm thấy hầu hết ở màng tế bào. Ceramide chiếm 40 – 50% mỡ ở lớp ngoài cùng của da, còn gọi là lớp sừng. 50 – 60% còn lại là cholesterol và các axit béo tự do. Ceramide có vai trò quan trọng là chất truyền tín hiệu tế bào, đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo khả năng hoạt động của hàng rào bảo vệ da (lớp màng hydrolipid) và duy trì độ ẩm cần thiết của da. Nếu cơ thể không có đủ lượng ceramide, da sẽ mất nước và trở nên rất khô làm gia tăng nguy cơ bị chàm.

Mỗi bé có thể bị chàm vì một nguyên nhân rất riêng nhưng có một số tác nhân gây bệnh chàm phổ biến cần tránh, bao gồm:

  • Da khô: Tình trạng da khô có thể khiến những bé bị chàm cảm thấy ngứa hơn. Độ ẩm thấp, đặc biệt là trong mùa đông và không khí hanh khô, là một nguyên nhân.
  • Các tác nhân kích thích: Đồ len (mũ, áo, khăn), quần áo bằng chất liệu polyester, nước hoa, xà phòng tắm và xà bông giặt đồ… có thể là các tác nhân làm kích hoạt bệnh chàm.
  • Căng thẳng: Trẻ sơ sinh mắc bệnh chàm có thể gặp phải hiện tượng da đỏ ửng mỗi khi rơi vào tình trạng căng thẳng. Điều này có thể dẫn đến ngứa, kích ứng da và vô tình làm gia tăng các triệu chứng của bệnh chàm…
  • Nóng và đổ mồ hôi: Tình trạng này có thể làm cho những cơn ngứa của bệnh chàm ở trẻ sơ sinh trở nên dữ dội hơn.
  • Dị ứng: Tuy chưa có bằng chứng chắc chắn nhưng một số chuyên gia cho rằng việc loại bỏ sữa bò, đậu phộng, trứng, đồ ăn đóng hộp hoặc một số loại trái cây (trái cây có múi) khỏi thực đơn của trẻ em hoặc của bà mẹ cho con bú có thể giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh chàm. Hãy nhớ rằng bé cưng của bạn có thể tiếp xúc với những thực phẩm mà bạn ăn nếu nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu bị dị ứng với sữa bò, bé sẽ khởi phát bệnh từ rất sớm, khoảng 1 – 2 tháng tuổi.

Mời bạn tham khảo bài viết Bí quyết chọn kem dưỡng da cho trẻ có làn da rất nhạy cảm đúng cách.

Cách thức giảm nhẹ các triệu chứng bệnh chàm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Chàm là không thể chữa khỏi và có thể kéo dài trong nhiều năm, song đa số trẻ bị căn bệnh này sẽ giảm khi bước qua tuổi dậy thì, còn một số trẻ có thể bị bệnh này suốt đời. Những trẻ này có thể có một khoảng thời gian, thậm chí nhiều năm bị bệnh mà không có triệu chứng nhưng làn da của chúng có thể rất khô.

Để giảm nhẹ triệu chứng bệnh cho trẻ, bạn có thể thực hiện các điều sau:

  • Kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm có chứa ceramide là lựa chọn tốt nhất. Sản phẩm này được bán theo toa. Ngoài ra, kem dưỡng ẩm loại tốt, kem không mùi hoặc thuốc mỡ như petroleum jelly, dầu dừa… khi được sử dụng nhiều lần mỗi ngày, sẽ giúp làn da của bé giữ được độ ẩm tự nhiên. Hãy thoa ngay sau khi tắm để da bé không bị bốc hơi.
  • Tắm nước ấm: Tắm nước ấm giúp hydrat hóa, làm mát da và cũng có tác dụng giảm ngứa. Hãy chắc chắn rằng nước không quá nóng bằng cách dùng nhiệt kế để đo hoặc nhúng cùi chỏ của bạn vào nước! Lưu ý là bạn chỉ nên tắm cho bé không quá 10 phút. Để làm dịu cơn ngứa, bạn có thể thử thêm bột yến mạch vào thau nước tắm của bé.
  • Sử dụng sữa tắm dạng dịu nhẹ, không mùi và xà phòng giặt đồ dành riêng cho em bé: Xà phòng thơm, chất khử mùi và kháng khuẩn có thể khiến da bé trở nên thô ráp, làm gia tăng các triệu chứng bệnh chàm. Do đó, nếu bé cưng bị chàm, bạn chỉ nên cho con dùng các sản phẩm dịu nhẹ, không mùi. Ngoài ra, quần áo, gối, mền… của bé cần được giặt riêng và sử dụng nước giặt/bột giặt dành riêng cho trẻ nhỏ.
  • Hạn chế sử dụng xà phòng khi vệ sinh cho bé: Bạn chỉ nên sử dụng xà phòng để rửa cho bé nếu bé bị dây bẩn khi đi vệ sinh. Để làm vệ sinh thông thường, bạn chỉ cần cho bé rửa với nước sạch rồi lau khô là được.
  • Lau khô: Bạn nên thấm khô da cho bé bằng khăn lông mềm, tránh chà xát mạnh vì có thể làm tổn thương da bé khiến các triệu chứng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
  • Ăn mặc trang phục thoải mái: Nhằm tránh cho bé không bị quần áo cọ xát vào da gây kích ứng, bạn nên mặc quần áo rộng với chất liệu là cotton.

Ngoài ra, với quần áo mới mua về, bạn phải luôn luôn giặt sạch trước khi cho bé mặc bằng nước giặt hay xà phòng dành riêng cho trẻ nhỏ. Không dùng nước xả vải có mùi thơm để xả quần áo cho bé, chỉ dùng nước xả dành cho da nhạy cảm.

Để bé được thoải mái, bạn không nên quấn bé quá kỹ, khi bé ngủ không đắp chăn dày. Việc này tránh cho bé không bị nóng và ra mồ hôi, nguyên nhân có thể kích phát các triệu chứng bệnh chàm.

Làm gì khi bé yêu bị ngứa vì chàm?

Với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị chàm, bạn hãy cố gắng giữ cho bé không gãi vào vùng da bị ngứa. Việc gãi vào các vùng da bị ngứa có thể khiến tình trạng phát ban trở nên tồi tệ hơn, dẫn đến nhiễm trùng và làm cho da bị kích thích trở nên dày hơn…

Hãy cắt móng tay cho trẻ thường xuyên hoặc cho trẻ đeo bao tay. Nếu bao tay dễ tuột, bạn có thể cho bé dùng vớ dài và lận bên trong tay áo để vớ không tuột.

Một số sản phẩm không kê đơn, chẳng hạn như kem và thuốc mỡ hydrocortison, giúp giảm ngứa và viêm. Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi cho bé sử dụng bất kỳ sản phẩm nào, tham vấn kiến của bác sĩ nhi khoa và không sử dụng chúng quá lâu vì các các sản phẩm này có thể khiến vùng da bị ảnh hưởng mỏng dần.

Nếu bạn đã áp dụng các biện pháp giảm nhẹ tại nhà nhưng triệu chứng chàm của bé không hiệu quả, bác sĩ có thể kê toa thuốc và các sản phẩm chăm sóc da chuyên dụng cho bé dùng. Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn cho bé dùng thuốc kháng histamine đường uống để giảm bớt ngứa ngáy và gây buồn ngủ. Điều này giúp bé bớt khó chịu, có thể ngủ ngon hơn vào ban đêm.

Hiện nay, Mustela có các sản phẩm Stelatopia có công dụng làm dịu cơn ngứa bổ sung lipid cho da rất tốt cho trẻ bị chàm. Các sản phẩm Stelatopia không mùi, giảm ngứa hiệu quả đến 95%, bạn có thể dễ dàng đặt mua sản phẩm qua trang web https://mustelavietnam.com/collections/da-cham-the-trang

Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Hãy đưa trẻ đi tái khám nếu tình trạng bệnh của bé không thuyên giảm sau một tuần điều trị, hoặc khi vùng da bị tổn thương của bé có các vảy màu vàng hoặc nâu nhạt hoặc xuất hiện mụn nước... Đây có thể là các dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn cần phải sử dụng đến kháng sinh.

Ngoài ra, bạn nên giữ bé tránh xa những người bị lở miệng (cold sore) hay mụn giộp sinh dục. Nguyên nhân là việc mắc bệnh chàm khiến bé có nhiều nguy cơ lây nhiễm các mầm bệnh đó.

Mustela® – Chuyên gia chăm sóc da cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và mẹ trong suốt 60 năm

Là chuyên gia da liễu hàng đầu thế giới trong hơn 60 năm qua, Mustela® đã đầu tư hàng thập kỷ cho các chương trình nghiên cứu sinh lý của da để tạo nên những sản phẩm chăm sóc da đột phá dành cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người đang mang thai và sắp làm mẹ. Với 100% thành phần từ thiên nhiên, Mustela® cam kết đem lại cho bạn một làn da khỏe mạnh. Tất cả sản phẩm đều được kiểm nghiệm chặt chẽ, không gây kích ứng, luôn thân thiện với môi trường và không chứa những hợp chất gây hại như: parabens, phthalates hay phenoxyethanol. Sản phẩm của Mustela® có độ dung nạp cao, cho dù được dùng trên vùng da nhạy cảm, đang trong điều kiện đặc biệt như phát ban hoặc sử dụng đơn thuần để duy trì một làn da mạnh khỏe cho trẻ nhỏ. Mustela® mang đến những sản phẩm đã được thử nghiệm và chứng minh lâm sàng nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

Bạn có thể tìm hiểu về các sản phẩm của thương hiệu Mustela®, tham khảo thông tin giá bán, đặt mua sản phẩm trực tuyến rất dễ dàng tại trang web: https://mustelavietnam.com/.

Lan Quan / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh phong có những dạng nào?

(15)
Bệnh phong là một căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Việc xác định rõ các dạng bệnh phong sẽ giúp bạn điều trị bệnh hiệu ... [xem thêm]

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em qua các giai đoạn

(35)
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ chính là một yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng giao tiếp sau này của con bạn. Nhiều bậc ... [xem thêm]

Giúp trẻ bị bệnh tiểu đường không còn sợ xét nghiệm

(90)
Bệnh tiểu đường ở trẻ em là một thử thách đối với cha mẹ. Tuy nhiên, trẻ cũng phải đối mặt với những thử thách không kém khi phải làm quen với ... [xem thêm]

Tác dụng phụ của các loại thuốc kháng virus HIV

(95)
Chu kì sống của virus HIV gồm 7 giai đoạn, dựa trên từng giai đoạn mà bệnh nhân sẽ được áp dụng các cơ chế thuốc kháng HIV khác nhau để điều trị hiệu ... [xem thêm]

5 món ăn sáng nấu bằng lò vi sóng ngon như nhà hàng

(25)
Bạn chỉ dùng lò vi sóng để rã đông hoặc hâm nóng thực phẩm? Nếu chưa từng thử làm các món ăn nấu bằng lò vi sóng, bạn đã bỏ lỡ mất một công dụng ... [xem thêm]

Bạn đã biết gì về cải thiện bệnh quáng gà bằng dinh dưỡng?

(75)
Bệnh quáng gà là vấn đề nhãn khoa tương đối phổ biến, liên quan đến khả năng thị lực hoạt động trong điều kiện ánh sáng không tốt hoặc trong bóng ... [xem thêm]

Mối quan hệ giữa bố mẹ và con theo tử vi 12 con giáp

(35)
Tử vi 12 con giáp không những tiết lộ tính cách và tương lai của con trẻ mà còn cho biết mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái như thế nào.Tính cách của một ... [xem thêm]

Vì sao lại có hiện tượng nôn ra máu sau khi uống rượu?

(71)
Nôn ra máu sau khi uống rượu chính là lời cảnh báo bạn nên từ bỏ việc sử dụng thức uống có cồn ngay. Nguyên nhân gây nôn ra máu có thể xuất phát từ dạ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN