Đau thần kinh tọa

(4.08) - 12 đánh giá

Dây thần kinh tọa bắt đầu từ cuối cột sống, chạy qua hông và mông sau đó phân nhánh ở mỗi bên chân, đi đến tận các ngón chân. Đây là dây thần kinh dài nhất và là một trong những dây thần kinh quan trọng trong cơ thể. Khi dây thần kinh này bị tổn thương sẽ dẫn đến một loạt triệu chứng đau, khó chịu ở mông và lan xuống chân được gọi chung là đau thần kinh tọa.

Vậy đau thần kinh tọa là gì? Đâu là các dấu hiệu và triệu chứng liên quan? Làm sao để điều trị và phòng ngừa vấn đề này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Đau thần kinh tọa là gì?

Đau thần kinh tọa là thuật ngữ mô tả tình trạng xuất hiện một cơn đau lan tỏa dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, từ phía dưới lưng qua hông, mông và xuống mỗi bên chân. Thông thường, tình trạng này chỉ xảy ra ở một bên cơ thể.

Cơn đau này thường do thoát vị đĩa đệm gây ra, khi đó các đốt sống hoặc ống sống bị hẹp gây chèn ép một phần của dây thần kinh tọa. Từ đó, tình trạng viêm, đau xảy ra và gây tê dọc xuống bên chân có dây thần kinh bị ảnh hưởng.

Mặc dù cơn đau này có thể gây khó chịu, đau đớn nhiều nhưng hầu hết trường hợp sẽ tự hết nhờ vào các phương pháp điều trị không phẫu thuật trong vòng vài tuần. Những người bị đau thần kinh tọa nghiêm trọng khiến cho chân yếu đi đáng kể hoặc tạo ra những thay đổi trong ruột/bàng quang có thể cần phải phẫu thuật.

Dấu hiệu và triệu chứng đau thần kinh tọa là gì?

Nhiều người mô tả cơn đau dây thần kinh tọa theo nhiều kiểu khác nhau, tùy vào nguyên nhân gây ra nó. Một vài người cho biết họ cảm thấy đau nhói, đau như bị đâm hoặc đau dữ dội. Nhiều người khác thì mô tả cơn đau giống như điện giật, có cảm giác nóng rát hay châm chích.

Tuy nhiên, triệu chứng điển hình cho tình trạng này là cơn đau bắt đầu từ dưới thắt lưng rồi lan xuống mông, đi dọc xuống mặt sau chân. Người bệnh thường cảm thấy khó chịu ở hầu hết những khu vực mà dây thần kinh tọa đi qua. Thông thường, tình trạng này chỉ xảy ra ở một bên cơ thể. Thực tế, vẫn có trường hợp cơn đau này xuất hiện ở cả hai bên chân, tùy thuộc vào vị trí dây thần kinh bị chèn ép trong cột sống.

Một số người còn gặp phải các triệu chứng khác như:

  • Tê, ngứa ran hoặc yếu cơ ở chân/bàn chân
  • Đau nặng hơn khi di chuyển hoặc mất khả năng chuyển động
  • Mất khả năng kiểm soát ruột và bàng quang (hội chứng chùm đuôi ngựa)

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Trường hợp nhẹ, cơn đau thần kinh tọa có thể tự hết sau một khoảng thời gian. Tuy nhiên, nếu bạn thấy các triệu chứng dưới đây không thuyên giảm sau khi đã áp dụng các biện pháp tự chăm sóc hoặc cơn đau kéo dài hơn 1 tuần, tăng dần mức độ nghiêm trọng, hãy đến cơ sở y tế gần nhất ngay:

  • Cơn đau xảy ra đột ngột, dữ dội ở lưng hoặc chân, gây tê yếu chân
  • Bị đau sau một chấn thương nặng, chẳng hạn như tai nạn giao thông
  • Gặp khó khăn trong việc kiểm soát ruột hay bàng quang

Nguyên nhân đau thần kinh tọa là gì?

Tình trạng này xảy ra khi dây thần kinh tọa bị chèn ép, thường là do thoát vị đĩa đệm ở cột sống hay sự phát triển quá mức của các gai xương trên đốt sống. Một số ít trường hợp, dây thần kinh này có thể bị chèn ép bởi một khối u hoặc bị tổn thương do một bệnh lý khác như bệnh đái tháo đường.

Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị đau thần kinh tọa gồm:

  • Độ tuổi. Những thay đổi trong cột sống theo thời gian, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm và gai cột sống thường gặp ở người cao tuổi. Đó đều là các nguyên nhân chính gây ra đau thần kinh tọa.
  • Béo phì. Những người có cân nặng vượt quá mức bình thường sẽ làm tăng áp lực đè lên cột sống. Điều đó góp phần gây kích ứng dây thần kinh tọa.
  • Nghề nghiệp. Một số công việc khiến bạn phải xoay lưng nhiều, mang vác nặng trên vai hay lái xe đường dài có thể góp phần gây ra đau thần kinh tọa. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng rõ ràng cho mối liên hệ này.
  • Ngồi trong thời gian dài. Những người ngồi nhiều, ít vận động sẽ có nhiều khả năng bị đau thần kinh tọa hơn so với những người năng động.
  • Bệnh đái tháo đường. Căn bệnh này liên quan đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, từ đó làm tăng nguy cơ bị tổn thương thần kinh.

Chẩn đoán đau thần kinh tọa

Trong lúc thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra sức mạnh và phản xạ của cơ bắp bạn. Họ thường yêu cầu bạn thực hiện các động tác như đi nhón chân, đứng dậy từ từ khi đang ngồi xổm hay nhấc hai chân lên cùng lúc khi đang nằm ngửa. Cơn đau liên quan đến dây thần kinh tọa thường sẽ nặng hơn trong lúc thực hiện các động tác trên.

Chẩn đoán hình ảnh

Tình trạng thoát vị đĩa đệm hay gai cột sống thường được phát hiện qua các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh nhưng lại không gây biểu hiện triệu chứng ở người bệnh. Do đó, bác sĩ thường không yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm này trừ khi cơn đau ngày càng nghiêm trọng hoặc không cải thiện trong vài tuần.

  • Chụp X-quang. Phương pháp này có thể cho thấy sự phát triển của các gai xương ở cột sống đang gây ảnh hưởng dây thần kinh tọa.
  • Chụp MRI. Kỹ thuật sẽ tạo ra hình ảnh chi tiết của xương và các mô mềm, từ đó thấy được tình trạng thoát vị đĩa đệm đang xảy ra ở đâu.
  • Chụp CT. Bạn có thể được tiêm thuốc cản quản vào ống sống trước khi chụp để cho ra hình ảnh rõ ràng hơn.
  • Điện cơ ký (EMG). Thử nghiệm này giúp xác định dây thần kinh có đang bị chèn ép do thoát vị đĩa đệm hay hẹp ống sống không.

Các phương pháp điều trị đau thần kinh tọa là gì?

Khi cơn đau không cải thiện sau khi đã thực hiện các biện pháp tự chăm sóc tại nhà, bác sĩ có thể lựa chọn các phương pháp điều trị khác.

Biện pháp tự chăm sóc tại nhà

Hầu hết trường hợp, các triệu chứng đau thần kinh tọa đều giảm bớt sau khi thực hiện các biện pháp tại nhà. Bạn có thể:

  • Chườm mát. Chườm một túi lạnh lên vùng bị đau sẽ giúp xoa dịu triệu chứng trong thời gian đầu. Bạn nên chườm trong tối đa 20 phút mỗi lần và thực hiện vài lần/ngày.
  • Chườm nóng. Sau 2–3 ngày, bạn nên chườm ấm lên vùng bị ảnh hưởng. Nếu cơn đau vẫn tiếp tục kéo dài, hãy thử chườm xen kẽ giữa nóng và lạnh.
  • Thực hiện bài tập giãn cơ. Các bài tập giúp giãn cơ lưng dưới có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn và giảm bớt chèn ép ở dây thần kinh tọa. Tránh cử động đột ngột hay xoay vặn người khi thực hiện bài tập, cố gắng kéo giãn người và giữ nguyên tư thế trong ít nhất 30 giây.

Thuốc

Một số thuốc thường được chỉ định trong điều trị đau thần kinh tọa là:

  • Thuốc kháng viêm
  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc giảm đau gây nghiện, nhóm narcotic
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng
  • Thuốc chống động kinh

Vật lý trị liệu

Khi cơn đau cấp tính đã cải thiện, bác sĩ thường khuyến khích bạn tham gia chương trình vật lý trị liệu để phục hồi chức năng, ngăn ngừa tổn thương tái phát trong tương lai. Các bài tập sẽ giúp bạn điều chỉnh tư thế cột sống, tăng cường sức mạnh các cơ bắp hỗ trợ lưng và cải thiện tính linh hoạt các cơ.

Tiêm corticosteroid

Một số trường hợp, bác sĩ có thể tiêm thuốc corticosteroid vào vị trí xung quanh nơi dây thần kinh tọa bị tổn thương. Cách này giúp giảm đau bằng cách ức chế phản ứng viêm quanh dây thần kinh. Hiệu quả của thuốc sẽ hết trong vòng một vài tháng.

Tuy nhiên, bạn không được sử dụng corticosteroid đường tiêm quá nhiều vì có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng.

Phẫu thuật

Đây là lựa chọn cho trường hợp dây thần kinh tọa bị chèn ép nhiều khiến các cơ yếu đi đáng kể, mất khả năng kiểm soát ruột và bàng quang hoặc cơn đau ngày càng nghiêm trọng mà không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Bác sĩ sẽ loại bỏ nguyên nhân gây chèn ép thần kinh như bỏ gai xương hoặc một phần đĩa đệm bị thoát vị.

Các liệu pháp thay thế

Một số liệu pháp thay thế có khả năng cải thiện triệu chứng đau thắt lưng gồm:

  • Châm cứu
  • Trị liệu thần kinh cột sống (chiropractic)

Phòng ngừa đau thần kinh tọa

Tình trạng này có thể tái phát nhiều lần và không phải lúc nào bạn cũng ngăn ngừa chúng xảy ra. Thế nhưng, một số biện pháp có thể giúp bảo vệ lưng và hạn chế cơn đau xảy ra là:

  • Tập luyện thể dục đều đặn
  • Duy trì tư thế đúng khi đứng, ngồi hay nâng vật nặng.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hội chứng POEMS

(37)
Tìm hiểu chungHội chứng POEMS là bệnh gì?Hội chứng POEMS là một rối loạn nhiều hệ thống hiếm gặp. POEMS là một từ viết tắt của (P) polyneuropathy, bệnh ... [xem thêm]

Xét nghiệm tinh dịch đồ

(79)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm tinh dịch đồBộ phận cơ thể/Mẫu thử: Tinh dịchTìm hiểu chung về xét nghiệm tinh dịch đồXét nghiệm tinh dịch đồ là ... [xem thêm]

Biến dạng ngón chân cái

(13)
Tìm hiểu chungBiến dạng ngón chân cái là bệnh gì?Biến dạng ngón chân cái là một khối xương hình thành ở khớp ngón chân cái. Nó hình thành khi ngón chân cái ... [xem thêm]

Xuất huyết dưới nhện

(59)
Định nghĩaXuất huyết dưới nhện là bệnh gì?Xuất huyết dưới khoang nhện hay còn gọi là xuất huyết dưới nhện. Đây là sự chảy máu đột ngột vào khoang ... [xem thêm]

Viêm não

(72)
Tìm hiểu chungViêm não là bệnh gì?Viêm não là tình trạng viêm (sưng) ở não, thường xảy ra do nhiễm virus. Viêm não là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng và có ... [xem thêm]

Nấm miệng (nấm lưỡi, tưa lưỡi)

(73)
Nấm miệng (nấm lưỡi, tưa lưỡi hoặc nấm Candida miệng) là tình trạng nấm Candida albicans tích tụ trên niêm mạc miệng. Thông thường, trong miệng vẫn có nấm ... [xem thêm]

Cúm A H1N1

(36)
Mùa xuân năm 2009, một chủng virus cúm được phát hiện và đã gây ra đại dịch cúm nghiêm trọng chính là cúm A (H1N1). Virus H1N1 chứa một tổ hợp gene gây cúm ... [xem thêm]

Lympho không Hodgkin

(100)
Tìm hiểu chungLympho không Hodgkin là bệnh gì?Bệnh lympho không Hodgkin, còn được gọi là u lympho không Hodgkin, là tình trạng khối u phát triển từ các tế bào ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN