Ăn dưa leo có tốt cho người bệnh tiểu đường?

(3.77) - 86 đánh giá

Một số công trình nghiên cứu gần đây cho thấy ăn dưa leo có thể hạ đường huyết, nhờ đó mang lại lợi ích sức khỏe cho người bệnh tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Dưa leo là loại thực phẩm được nhiều người bệnh tiểu đường lựa chọn không chỉ bởi giá trị dinh dưỡng mà còn vì một số nghiên cứu cho thấy dưa leo có thể giúp hạ đường huyết. Bạn hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu ăn dưa leo có tốt cho người bệnh tiểu đường không nhé!

Người tiểu đường có thể ăn dưa leo mỗi ngày

Nhiều người bệnh tiểu đường cảm thấy khó khăn trong việc lựa chọn chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Dưa leo là một sự lựa chọn hợp lý trong chế độ ăn của người bệnh nhờ chứa hàm lượng carbohydrate rất thấp, do đó có thể ăn dưa leo hàng ngày mà không lo làm tăng đường huyết.

Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) xếp dưa leo vào nhóm các loại rau không chứa tinh bột. Một nghiên cứu năm 2011 của trường Đại học Newcastle chỉ ra rằng chế độ dinh dưỡng có lượng calo thấp với các loại rau không chứa tinh bột có thể giúp cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh tiểu đường tuýp 2.

Giá trị dinh dưỡng của dưa leo

Dưa leo (hay còn gọi là dưa chuột) là thực vật cùng họ với dưa và bí. Dưa leo trên thị trường được chia thành hai loại, một loại thường dùng để ăn sống và một loại dùng để làm dưa chuột muối. Dưa leo chứa ít calo nhưng lại rất giàu giá trị dinh dưỡng. Một nửa chén dưa leo tươi thái lát có chứa:

  • 8 calo
  • 0,3g chất xơ
  • 0,87g đường
  • 0,34g protein
  • 0,06g chất béo
  • 1,89g carbohydrate

Ngoài ra, dưa leo cũng là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào bao gồm:

  • Kali
  • Magie
  • Biotin
  • Photpho
  • Vitamin B
  • Vitamin C
  • Vitamin K

Dưa leo cũng là nguồn cung cấp các hợp chất có nguồn gốc thực vật giúp bảo vệ và ngăn ngừa bệnh tật như:

  • Flavonoid: Chống oxy hóa mạnh, ngăn ngừa tác nhân gây hại.
  • Lignan: Chống ung thư bằng việc ngăn cản sự phát triển các tế bào khối u.
  • Triterpene: Giúp giảm đau, giảm viêm, giảm cholesterol, ngăn ngừa đông cứng mạch máu.

Chỉ số đường huyết của dưa leo

Chỉ số đường huyết (glycemic index) của thực phẩm ảnh hưởng tới lượng đường trong máu của người bệnh. Việc sử dụng những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao có thể làm bạn bị tăng đường huyết.

Những thực phẩm có chỉ số đường huyết nhỏ hơn 55 được coi là có chỉ số đường huyết thấp. Chỉ số đường huyết của dưa leo là 15, trong khi đó chỉ số đường huyết của các loại hoa quả khác như nho (25), táo (38), chuối (52), dưa hấu (72).

Ăn dưa leo có giúp giảm đường huyết?

Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên chọn chế độ dinh dưỡng chứa nhiều chất xơ và giàu dưỡng chất. Dưa leo có chứa ít carbohydrate và giàu chất xơ, vậy nên đây được coi là thực phẩm phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường. Chất xơ đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe, giúp bạn có cảm giác no, tăng khẩu vị, kiểm soát mức đường huyết hiệu quả và hỗ trợ tiêu hóa.

Các thực phẩm chứa carbohydrate gây ảnh hưởng lớn tới hàm lượng đường trong máu hay còn gọi là đường huyết, vì vậy bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế những thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường. Thay vào đó, bạn nên lựa chọn những thực phẩm như dưa leo với hàm lượng carbohydrate thấp tốt cho sức khỏe.

Sự ảnh hưởng của dưa leo đến mức đường huyết hiện mới chỉ được nghiên cứu ở mô hình động vật:

– Một nghiên cứu năm 2011 trên chuột cho thấy sau 9 ngày ăn chế độ ăn chứa dịch chiết từ dưa leo, lượng đường trong máu của những con chuột bị tiểu đường đã giảm đi.

– Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy các dưỡng chất có trong dưa leo cũng có thể giảm lượng đường trong máu ở những con chuột mắc tiểu đường.

– Một nghiên cứu năm 2014 trên tạp chí nghiên cứu dược liệu (Journal of Medicinal Plant Research) cho thấy bột dưa leo có thể được sử dụng để kiểm soát và điều trị tiểu đường hiệu quả ở chuột.

Các nghiên cứu hiện vẫn chỉ dừng ở mô hình động vật và sử dụng dịch chiết từ dưa leo. Hiện vẫn chưa có nghiên cứu trên người chứng minh cả trái dưa leo hoặc nước ép dưa leo có ảnh hưởng tương tự tới lượng đường trong máu. Vì vậy bạn không nên dùng dưa leo làm phương pháp điều trị chính cho bệnh tiểu đường.

Dưa leo là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng mà người bệnh tiểu đường có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày mà không lo đường huyết bị ảnh hưởng. Bạn hãy hỏi bác sĩ đang điều trị cho bạn về chế độ dinh dưỡng phù hợp và ăn dưa leo hàng ngày để bổ sung các loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nhé!

Hồng Nhung | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da hỗn hợp từ thiên nhiên

(32)
Bạn thường dễ dàng tìm thấy các sản phẩm chăm sóc da dành cho da dầu, da khô hoặc da mụn. Nhưng những người làn da hỗn hợp lại thường bị đánh đồng ... [xem thêm]

Bạn có biết bệnh hen suyễn do dị ứng gây ra?

(75)
Nếu bạn bị dị ứng và bệnh suyễn, có những phương pháp điều trị có thể để giải quyết cả hai. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu thêm về kết nối giữa dị ... [xem thêm]

Hệ cơ hoạt động như thế nào, bạn đã biết?

(68)
Hệ cơ hoạt động như thế nào, bạn đã biết? Những thông tin cần thiết và bổ ích dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể mình để lựa chọn ... [xem thêm]

Tầm quan trọng của thông tin trên bao bì sản phẩm mà bạn cần lưu ý

(45)
Chất béo đóng một phần rất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của bé. Bổ sung chất béo như thế nào để phù hợp với nhu cầu và đảm bảo chế độ ăn ... [xem thêm]

Chăm sóc da đúng cách để không gây hại cho làn da của bạn

(30)
Bạn có thể chọn các nguyên liệu thiên nhiên hay sử dụng mỹ phẩm để có làn da mịn màng và trắng trẻo hơn. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc da đúng cách có ... [xem thêm]

Lợi ích không ngờ khi mẹ bầu đi massage

(75)
Có phải bạn đang có cảm giác không thoải mái khi mang thai? Những chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, những chuyến đi du lịch cùng gia đình hay trò ... [xem thêm]

Hydroquinone có an toàn để trị nám da?

(23)
Hydroquinone (HQ) – tác nhân làm mất sắc tố gây đậm màu trên da và là lựa chọn hàng đầu trong điều trị nám da, tàn nhang. Vậy HQ có thực sự an toàn cho da ... [xem thêm]

Phòng ngừa cảm cúm

(95)
Nhiều người tin rằng Vitamin C có thể chữa bệnh cúm còn cây cúc dại thì có thể ngăn ngừa cảm lạnh. Nhưng liệu có căn cứ khoa học nào cho vấn đề này ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN