Viêm đại tràng do nhiễm trùng

(4.07) - 19 đánh giá

Tìm hiểu chung

Viêm đại tràng do nhiễm trùng là bệnh gì?

Viêm đại tràng do nhiễm trùng là tình trạng viêm ở đại tràng (phần chính của ruột già) gây ra bởi nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, sinh vật đơn bào hoặc nấm. Bệnh thường diễn ra đột ngột với đau hoặc co thắt bụng dưới và tiêu chảy. Viêm đại tràng do nhiễm trùng, đặc biệt trong ngộ độc thực phẩm, thường đi kèm với nhiễm trùng dạ dày và ruột non (viêm dạ dày ruột) và/hoặc nhiễm trùng trực tràng (viêm trực tràng).

Phần lớn viêm đại tràng do nhiễm trùng là cấp tính. Các triệu chứng bệnh thường nghiêm trọng nhưng hết một cách nhanh chóng mà không cần điều trị hoặc điều trị ít. Bạn cũng có thể bị mất nước khi mắc bệnh. Tuy nhiên, một số loại tiêu chảy do nhiễm trùng rất nghiêm trọng và dẫn đến tiêu chảy ra máu dữ dội, có thể gây tử vong trong thời gian ngắn.

Mức độ phổ biến của viêm đại tràng do nhiễm trùng

Viêm đại tràng do nhiễm trùng là một tình trạng phổ biến. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm đại tràng do nhiễm trùng là gì?

Các triệu chứng phổ biến của viêm đại tràng do nhiễm trùng là:

  • Tiêu chảy 3 lần trở lên trong một ngày
  • Đi tiêu ra máu hoặc chất nhầy
  • Nhức đầu hoặc cơ thể đau nhức
  • Sốt nhẹ (dưới 38ºC)
  • Đau bụng, đầy hơi, co thắt bụng

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây:

  • Bạn đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không đi tiểu.
  • Bạn bị đau đầu, chóng mặt hay nhầm lẫn.
  • Bạn thở nhanh hoặc thở không đều, nhịp tim nhanh hay đập thình thịch.
  • Bạn đột nhiên giảm cân không chủ ý.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra viêm đại tràng do nhiễm trùng?

Virus, vi khuẩn và sinh vật đơn bào là những nguyên nhân chính gây viêm đại tràng do nhiễm trùng. Trong các trường hợp hiếm hoi, bệnh có thể do nhiễm một số loại nấm gây ra.

Các tác nhân gây bệnh dưới đây có thể trực tiếp làm tổn thương niêm mạc và các mô nằm sâu hơn trong thành đại tràng hoặc có thể gián tiếp làm tổn thương các mô thông qua hoạt động của các chất độc được tiết ra. Những tác nhân này có thể lây lan qua nhiều cách khác nhau, thường qua thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm.

Viêm đại tràng nhiễm khuẩn do ngộ độc thực phẩm

Tiêu chảy bùng nổ đột ngột 12–72 giờ sau khi ăn phải thức ăn bị nhiễm vi khuẩn, như E.coli, Shigella, Salmonella, Yersinia hoặc Campylobacter spp, là triệu chứng đặc trưng của nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn. Đây là loại viêm đại tràng phổ biến. E coli là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh tiêu chảy du lịch. Vi khuẩn Shigella ở các nước phát triển thường gây ra bệnh nhẹ (bệnh lỵ), nhưng ở các khu vực nghèo nó có thể gây ra nhiễm trùng chết người nghiêm trọng (lỵ trực trùng).

Vi khuẩn Cholerae Vibrio gây bệnh tả có thể gây tiêu chảy nước dữ dội. Thông thường, tiêu chảy có màu trắng đục tương tự như nước vo gạo. Bệnh tả là một dạng viêm đại tràng phổ biến do nhiễm trùng có khả năng gây tử vong, đặc biệt khi tình trạng mất nước không được điều trị và quản lý đúng cách.

Ký sinh đại tràng do sinh vật đơn bào

Tiêu chảy phát triển chậm, âm thầm với chất nhầy và bụng đầy hơi bắt đầu vài ngày hoặc vài tuần sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm với sinh vật đơn bào. Đây là đặc trưng của viêm đại tràng do ký sinh trùng. Nguyên nhân thường gặp nhất của viêm đại tràng do ký sinh trùng là đơn bào ký sinh Entameba hystolytica, chủ yếu lây truyền qua nước bị ô nhiễm và dẫn đến nhiễm trùng nhẹ hoặc nặng, thậm chí chết người, gọi là kiết lỵ do amip.

Viêm đại tràng giả mạc – C. difficile – phát triển quá mức sau khi dùng kháng sinh. Vi khuẩn Clostridium difficile thường có mặt trong ruột như một phần của hệ vi sinh vật bình thường trong đường ruột, nhưng sự tăng trưởng của nó bị hạn chế bởi sự tăng trưởng của các vi khuẩn “lành mạnh” khác. Khi những vi khuẩn khỏe mạnh bị phá hủy bởi thuốc kháng sinh (như amoxicillin và clindamycin), Clostridium difficile có thể phát triển quá mức và bài tiết ra độc tố gây viêm đại tràng được gọi là viêm đại tràng giả mạc. Tiêu chảy nước, đau bụng dưới bên trái hoặc đầy hơi, hơi và phân có mùi khó chịu, sốt là các triệu chứng chính của bệnh.

Viêm đại tràng do virus

Viêm đại tràng có thể gây ra do cùng một số loại virus lây nhiễm ruột non và thậm chí dạ dày.

Cytomegalovirus (CMV) có thể gây viêm đại tràng ở những người có khả năng miễn dịch kém (do hóa trị liệu, HIV/AIDS…). Viêm đại tràng do virus Herpes simplex (HSV) chủ yếu xảy ra ở nam giới đồng tính và thường mắc phải do quan hệ qua đường hậu môn.

Viêm đại tràng do nấm

Viêm đại tràng do nấm, như Candida albicans hoặc các loại nấm khác, rất hiếm gặp. Nó chủ yếu xảy ra ở những người có khả năng miễn dịch kém, đặc biệt là bị HIV/AIDS.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm đại tràng nhiễm?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây viêm đại tràng do nhiễm trùng như:

  • Bạn sống hoặc làm việc ở trung tâm điều dưỡng
  • Bạn làm việc ở trung tâm giữ trẻ hoặc con bạn gửi nhà trẻ
  • Bạn không rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc trước khi chế biến thức ăn
  • Bạn ăn uống thức ăn hay nước bị ô nhiễm
  • Bạn uống kháng sinh gần đây
  • Bạn có hệ thống miễn dịch yếu

Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm đại tràng do nhiễm trùng?

Chẩn đoán viêm đại tràng do nhiễm trùng có thể dựa vào bệnh sử tiêu chảy máu đột ngột, xuất hiện vài giờ sau một bữa ăn, đặc biệt nếu có người khác cũng ăn các thực phẩm này và bị ảnh hưởng.

Các xét nghiệm:

  • Vi khuẩn có thể được phát hiện bằng cách cấy phân.
  • Ký sinh trùng có thể được phát hiện bởi xét nghiệm “trứng và ký sinh trùng” (O & P) trong phân, thường cho kết quả âm tính giả, do vậy đôi khi cần lặp lại xét nghiệm nếu bác sĩ vẫn nghi ngờ ký sinh trùng.
  • Xét nghiệm máu. Tế bào bạch cầu cao trong máu cho biết sự hiện diện viêm ở bất cứ nơi nào trong cơ thể nhưng không xác định nhiễm trùng ruột kết. Bạch cầu ái toan (một loại bạch cầu đặc biệt) và kháng thể IgE thường tăng trong nhiễm ký sinh trùng. Vi khuẩn xuất hiện trong máu (nhiễm trùng huyết) ở bệnh nhân đi cầu ra máu, là dấu hiệu của viêm đại tràng xâm lấn.

Các nguyên nhân khác gây đau vùng bụng trái (đặc biệt là viêm ruột thừa) hoặc đau bụng bên phải (giống như bùng phát viêm đại tràng Crohn), các nguyên nhân gây ra máu trong phân và tiêu chảy cấp tính cần được xem xét.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm đại tràng do nhiễm trùng?

Viêm đại tràng do nhiễm trùng được điều trị bằng kháng sinh hoặc thuốc chống ký sinh trùng, toa kê dựa trên kết quả xét nghiệm phân. Nhiễm virus thường không cần điều trị cụ thể để loại bỏ nhiễm trùng và bệnh sẽ tự hết theo thời gian. Bạn có thể cần dung dịch bù nước để thay thế nước và khoáng chất bị mất. Thuốc giảm đau và thuốc hạ sốt cao có thể cần thiết trong nhiễm trùng nghiêm trọng. Nếu chảy máu nặng hoặc kéo dài, bạn có thể dùng thêm sắt.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý viêm đại tràng do nhiễm trùng?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với viêm đại tràng do nhiễm trùng:

  • Nên uống nhiều nước để ngăn ngừa mất nước. Hỏi bác sĩ lượng chất lỏng cần uống mỗi ngày và loại chất lỏng nào là tốt nhất. Bạn có thể cần uống dung dịch bù nước chứa nước, muối và đường cân bằng để thay thế dịch cơ thể bị mất trong quá trình tiêu chảy.
  • Đừng uống thuốc để ngăn chặn tiêu chảy vì những loại thuốc này có thể làm cho các triệu chứng kéo dài hơn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Xuất huyết não

(65)
Người bệnh xuất huyết não khi không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những thương tổn vĩnh viễn, thậm chí ảnh hưởng đến tính ... [xem thêm]

Viêm nội mạc tử cung

(31)
Tìm hiểu chungViêm nội mạc tử cung là tình trạng viêm niêm mạc tử cung, thường do nhiễm trùng gây ra. Bệnh thường không đe dọa tính mạng, nhưng điều quan ... [xem thêm]

Chứng thả bàn chân

(47)
Tìm hiểu chung Chứng thả bàn chân là tình trạng gì?Thả chân, đôi khi được gọi là “rũ chân”, là tình trạng không có khả năng để nâng phần phía trước ... [xem thêm]

Gãy xương chày

(63)
Bạn được chẩn đoán gãy xương chày nhưng chưa biết bao lâu thì lành? Bạn đang tìm kiếm cách đẩy nhanh tốc độ bình phục chấn thương? Hãy để HelloBacsi ... [xem thêm]

Rối loạn máy cơ mặt (TIC)

(59)
Tìm hiểu về rối loạn máy cơ mặt (TIC)Rối loạn máy cơ mặt (TIC) là gì?Rối loạn máy cơ mặt hay còn gọi là hội chứng Tic, là tình trạng co thắt không kiểm ... [xem thêm]

Hội chứng Ganser

(96)
Tìm hiểu chungHội chứng Ganser là gì?Hội chứng Ganser là một loại rối loạn giả tạo – đây là một bệnh tâm thần xảy ra khi người bệnh cố tình và chủ ... [xem thêm]

Viêm màng não do Streptococcus suis

(31)
Tìm hiểu chungViêm màng não do Streptococcus suis là bệnh gì?Streptococcus suis là một loại vi khuẩn gram dương hình hạt đậu và là một tác nhân gây bệnh quan trọng ... [xem thêm]

Herpangina

(70)
Tìm hiểu chungHerpangina là bệnh gì?Bệnh Herpangina do một loại virus gây ra và khá phổ biến ở trẻ em. Khi bị bệnh, bạn có thể thấy một số vết loét nhỏ, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN