Vì sao magiê được gọi là khoáng chất giúp bạn thư giãn?

(4.36) - 48 đánh giá

Bạn thấy cơ thể dạo này thường xuyên uể oải và mệt mỏi? Hãy bổ sung khoáng chất magie vào bữa ăn để giúp bạn lấy lại sự căng tràn năng lượng!

Kết quả của một nghiên cứu cho biết thiếu hụt magiê, một khoáng chất rất quan trọng đối với cơ thể, có thể khiến khả năng tử vong của bạn gia tăng gần gấp đôi so với người bình thường. Thiếu hụt magiê còn là nguyên nhân của nhiều chứng bệnh có thể được chữa trị bằng cách bổ sung magiê.

Lợi ích của magiê đối với sức khỏe

Magiê là khoáng chất thiết yếu, tham gia hơn 300 loại phản ứng enzyme và được tìm thấy trong tất cả các mô của cơ thể bạn, nhưng chủ yếu là trong xương, cơ và não bộ. Bạn cần magiê để tế bào tạo năng lượng, ổn định màng tế bào và giúp cơ thư giãn.

Bất cứ bộ phận nào của cơ thể bạn hay chính tâm trạng của bạn khi có biểu hiện kích thích, căng thẳng, đau thắt và co cứng, đều là báo động của tình trạng thiếu hụt magiê. Có hơn 3.500 biểu hiện bệnh có liên quan đến thiếu hụt magiê. Mặc dù vậy, magiê thường hay bị bỏ qua vì khoáng chất này không phải là thuốc, cho dù trong nhiều trường hợp, magiê còn tốt hơn thuốc rất nhiều. Điển hình là các bác sĩ sẽ sử dụng magiê cho các trường hợp cấp cứu, đe dọa tính mạng bệnh nhân như cơn co giật và suy tim.

Đặc biệt, magiê là một khoáng chất chống lại sự căng thẳng, giúp bạn thư giãn và cải thiện giấc ngủ. Tại phòng cấp cứu, magiê được sử dụng như một phương thuốc có tính quyết định. Nếu có bệnh nhân đang bị đe dọa tính mạng vì rối loạn nhịp tim, bác sĩ sẽ sử dụng magiê đường tĩnh mạch. Nếu bệnh nhân bị táo bón hoặc cần được chuẩn bị trước khi nội soi đại tràng, bác sĩ sẽ chỉ định các loại dung dịch chứa magiê citrate, giúp loại bỏ chất thải trong ruột. Khi sản phụ sinh non, tăng huyết áp hay tiền sản giật, bác sĩ sẽ sử dụng magiê liều cao đường tĩnh mạch để phòng tránh các biến chứng xảy ra.

Biểu hiện của tình trạng thiếu magiê

Cơ thể bạn có thể thiếu magiê nếu như bạn có các biểu hiện sau:

  • Mất ngủ
  • Kích động
  • Hen
  • Sỏi thận
  • Béo phì
  • Loãng xương
  • Tăng huyết áp
  • Trào ngược, nuốt khó
  • Chuột rút hay co rút cơ
  • Lo âu, tự kỷ, giảm chú ý
  • Táo bón, co thắt hậu môn
  • Hồi hộp, đánh trống ngực
  • Nhạy cảm với tiếng ồn
  • Đau thắt ngực
  • Đau xơ cơ
  • Đái tháo đường
  • Mệt mỏi kéo dài
  • Đau đầu, đau nửa đầu migraine
  • Đau bụng kinh, hội chứng tiền mãn kinh
  • Bàng quang kích thích, hội chứng ruột kích thích

Sự thiếu hụt magiê còn liên quan đến cơ chế viêm trong cơ thể và gây tăng nồng độ CRP (C-Reactive Protein). Có khoảng 65% bệnh nhân nhập ICU và khoảng 15% dân số chung có tình trạng thiếu hụt magiê dựa trên việc xét nghiệm máu. Tuy nhiên, con số trên vẫn chưa chính xác, vì đo nồng độ magiê máu là một phương pháp ít nhạy nhất để phát hiện sự thiếu hụt magie trong cơ thể. Vì thế, thực tế tỷ lệ thiếu hụt magiê có thể cao hơn nhiều.

Nguyên nhân khiến bạn bị thiếu magiê

Bạn có chế độ ăn hầu như không có magiê gồm các thực phẩm chế biến sẵn hay đã qua tinh chế như bột mỳ, thịt, sữa. Lối sống hiện đại của bạn tiềm tàng nhiều nguy cơ giảm nồng độ magiê như uống nhiều bia rượu, sử dụng quá nhiều muối, cà phê, axit photphoric trong cola, đổ nhiều mồ hôi, căng thẳng kéo dài, tiêu chảy mạn tính, cường kinh, thuốc lợi tiểu, kháng sinh và nhiều thuốc khác, thậm chí cả ký sinh trùng trong ruột.

Một nghiên cứu ở Kosovo cho thấy những người chịu căng thẳng do chiến tranh trong thời gian dài mất một lượng lớn magiê qua nước tiểu của họ. Một thực tế phức tạp nữa là magiê thường rất khó hấp thu mà lại dễ mất đi trong cơ thể. Để hấp thu có hiệu quả, bạn cần cung cấp một lượng lớn magiê cũng như đủ các chất như vitamin B6, vitamin D và selen trong chế độ ăn.

Nếu bạn có triệu chứng như đã kể ở trên, hãy thay đổi thói quen hằng ngày để cung cấp lượng magiê cần thiết như hạn chế cà phê, muối, đường và bia rượu; học cách thư giãn tích cực và hỏi ý kiến bác sĩ về thuốc bạn đang dùng liệu có giảm magiê không, có nhiều thuốc tăng huyết áp hay lợi tiểu gây giảm magiê.

Làm sao để bổ sung magiê cho cơ thể?

  • Các loại thực phẩm giàu magiê: Bạn cần cung cấp cho cơ thể những thực phẩm giàu magiê như tảo bẹ, cám lúa mì, mầm lúa mì, quả hạnh, hạt điều, kiều mạch, hạt hạch Brazil, tảo đun, hạt phỉ, hạt kê, quả hồ đào, quả óc chó, lúa mạch đen, đậu phụ, đậu nành, gạo lứt, quả vả, quả chà là, rau cải xanh, tôm, bơ, mùi tây, các loại đậu, lúa mạch, bồ công anh Trung Quốc (dandelion green) và tỏi.
  • Thuốc bổ sung khoáng chất: Bạn cũng có thể bổ sung magiê bằng các loại thuốc bổ sung khoáng chất. Lượng magiê cần thiết hàng ngày tối thiểu là khoảng 300 mg. Một vài trường hợp có thể cần lượng magiê cao hơn. Và bạn sẽ có nhiều lợi ích khi cung cấp lượng magiê từ 400 đến 1.000 mg mỗi ngày. Dạng dễ hấp thu nhất là magiê citrat, glycinat taurat hay aspartat. Bạn nên tránh dùng dạng magiê cacbonat, sunfat, gluconat và oxit vì khó hấp thu nhưng các dạng trên lại chiếm đa số và rẻ nhất.
  • Muối epsom: Tắm nước ấm và thêm muối epsom (magiê sunfat) là một cách hiệu quả để hấp thu tốt magiê. Tác dụng phụ khi sử dụng magiê quá nhiều là tiêu chảy, bạn có thể phòng tránh bằng cách sử dụng magiê glycinat. Nên sử dụng dạng kết hợp magiê với nhiều khoáng chất khác.

Đối với người mắc bệnh thận hay bệnh tim nặng thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung magiê. Vì magiê là một chất khoáng thiết yếu đối với cơ thể và cần thiết cho một cuộc sống khỏe mạnh lâu dài, do đó bạn nên thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống để duy trì nguồn chất khoáng quan trọng trên nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những thực phẩm tốt và không tốt cho gan bạn cần biết

(72)
Bảo vệ gan khỏi những tổn hại do rượu bia là điều thiết yếu, đặc biệt đối với nam giới uống rượu bia thường xuyên. Thế nhưng, làm sao để duy trì ... [xem thêm]

Cách lấy dằm ra khỏi chân trẻ nhỏ mà mẹ nên biết

(31)
Nếu đang trong độ tuổi tập đi thì việc bé thích đi chân trần để rồi bị thương là khá cao, bạn nên biết cách lấy dằm ra khỏi chân trẻ an toàn nhé.Nhìn ... [xem thêm]

Viêm loét dạ dày khi mang thai gây khó chịu cho mẹ bầu

(95)
Mẹ bầu nên tìm hiểu về cách viêm loét dạ dày khi mang thai để cảm thấy thoải mái hơn và không lo lắng về căn bệnh này quá mức.Trong thai kỳ, nếu thường ... [xem thêm]

Kiệt sức do nóng, làm gì để phòng tránh?

(48)
Tìm hiểu chungKiệt sức do nhiệt là bệnh gì?Kiệt sức do nhiệt là tình trạng bệnh liên quan đến nhiệt có thể xảy ra sau khi tiếp xúc với nhiệt độ cao và ... [xem thêm]

Thoa kem chống nắng đúng cách để bạn tự tin dưới nắng hè gay gắt

(75)
Với cái nắng gay gắt của trưa hè, nhiều bạn nữ không thể tự tin diện cho mình những trang phục yêu thích vì e ngại nắng sẽ làm đen da. Hầu hết các bạn ... [xem thêm]

Mách nhỏ giữ vệ sinh răng miệng cho mẹ đang mang thai

(63)
Nếu bạn hiện là phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, đừng bỏ qua bài viết này nhé bởi vì Hello Bacsi sẽ tiết lộ cho bạn cách để giữ vệ sinh răng miệng ... [xem thêm]

Mẹo hay giúp điều trị viêm amidan tại nhà dành cho trẻ

(57)
Bạn cũng nên biết các mẹo nhỏ giúp điều trị viêm amidan tại nhà bên cạnh việc cho bé uống thuốc để con yêu mau chóng khỏi bệnh.Thời tiết trở lạnh cũng ... [xem thêm]

Kê đơn dinh dưỡng

(16)
Giới thiệu Tên bệnh nhân:……………………… Ngày:……………………… 1: Nhóm thực phẩm Lượng đề nghị hằng ngày Lượng ăn hàng ngày Lượng cần ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN